Người Ấn Độ ở Trung Quốc đối mặt thù địch từ quê nhà

Theo dõi VGT trên

Khi căng thẳng nổ ra ở biên giới, những người Ấn Độ đang ở Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu công kích của chủ nghĩa dân tộc trên mạng xã hội.

Hàng nghìn chuyên gia phần mềm, nhà xuất khẩu hàng may mặc và doanh nhân đã sinh sống nhiều năm qua ở các thành phố của Trung Quốc như Đại Liên, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu bất ngờ bị kéo vào cuộc khủng hoảng biên giới và bị chỉ trích là những người phản bội đất nước.

Người Ấn Độ ở Trung Quốc đối mặt thù địch từ quê nhà - Hình 1

Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối Trung Quốc ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, hôm 19/6. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ nhiều lần trong những tháng qua trên khu vực Ladakh, dọc theo LAC, đường biên giới chưa được phân định rõ ràng giữa hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau vượt qua biên giới và làm bùng phát giao tranh tại khu vực cao hàng nghìn mét ở phía tây dãy Himalaya.

Đỉnh điểm hôm 15/6, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ suốt nhiều giờ tại thung lũng Galwan ở Ladakh, dùng đá và gậy để đánh nhau, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và ít nhất 76 người bị thương. Trung Quốc không công bố thương vong từ phía nước này và gọi thông tin của Ấn Độ nói 40 lính Trung Quốc thiệt mạng là “tin giả”.

Đây là cuộc đụng độ đẫm máu nhất ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc trong 45 năm qua. Hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau nhưng đồng thời cũng đưa ra những phát ngôn làm dịu tình hình.

Trong bối cảnh đó, những người Ấn Độ ở Trung Quốc, trong đó có một số người kết hôn với phụ nữ địa phương, đang phải chịu đựng cảm giác tội lỗi, bị mỉa mai vì từ chối quay về nước. Nhưng ngay cả khi họ mắc kẹt giữa các chiến dịch từ khóa như #Indiansunitedagainstchina (Người Ấn Độ đoàn kết chống Trung Quốc) hay #Indianswillcrushchina (Ấn Độ sẽ đè nát Trung Quốc), hầu hết người Ấn Độ vẫn có lý do chính đáng để tiếp tục ở lại Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc không còn đáng lo ngại. Chỉ 490 người Ấn Độ bị mất việc ở Trung Quốc lên chuyến bay về nước hôm 20 và 29/6 tới. Không giống như nhiều quốc gia khác nơi hàng nghìn người Ấn mong được hồi hương, tại thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc, Shashi Shiraguppi cùng vợ anh, Li Lan, và hai con, cảm thấy cuộc sống vẫn diễn ra bình thường.

“Không có sự hoảng loạn. Chúng tôi hoàn toàn tự do và không có vấn đề gì với chính quyền địa phương. Hàng xóm rất thân thiện và quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi. Tại sao chúng tôi lại muốn quay về Ấn Độ?”, Shashi, người quê ở thành phố Bengaluru, nói.

Shashi đến thành phố miền nam Trung Quốc 17 năm trước, thành lập kênh YouTube “Shashi4x”. Với gia đình anh, bất kể người Trung Quốc hay người Ấn Độ thắng hay thua trong cuộc xung đột biên giới thì cũng không ai được gì.

“Hãy giữ hòa bình trong thời gian đại dịch”, Li Lan, người vợ Trung Quốc của Shashi, nói.

Người Ấn Độ ở Trung Quốc đối mặt thù địch từ quê nhà - Hình 2

Video đang HOT

Shashi Shiraguppi cùng vợ con tại thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc. Ảnh: Times of India

Theo điều tra dân số năm 2010 tại Trung Quốc, có 600.000 người nước ngoài sinh sống ở nước này, trong đó người Ấn Độ chiếm 3%. Ngoại trừ căng thẳng biên giới, A Kumar, một chuyên gia phần mềm, cho hay “98% cuộc sống bình thường” đã trở lại thành phố cảng Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh.

“Chúng tôi đang theo dõi các kênh tin tức ở đây về cuộc giao tranh tại biên giới. Sau khi xung đột nổ ra, tôi không thể đọc được tờ báo Ấn Độ mình hay đọc nữa”, Kumar nói.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc lại đổ lỗi cho Ấn Độ về “cuộc tấn công vô cớ” ở biên giới.

“Thông tin ở đây hoàn toàn khác. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đang cố biện minh cho hành động của mình”, Kumar, người lớn lên ở New Delhi và đến Đại Liên làm việc năm 2008, nói.

Về cuộc sống của người Ấn Độ ở Trung Quốc, Kumar cho biết chợ vẫn mở cửa, hệ thống giao thông công cộng đã hoạt động trở lại và đại dịch đã được kiểm soát. “Với chúng tôi, ở Trung Quốc là an toàn nhất khi Covid-19 đang lây lan khắp toàn cầu”, anh nói thêm.

Trung tâm công nghệ thông tin của Đại Liên có tới 15.000 chuyên gia phần mềm Ấn Độ.

“Đó là sự cường điệu không cần thiết trên phương tiện truyền thông xã hội. Người dân địa phương rất thân thiện và họ rất tôn trọng người Ấn Độ”, V Vijay, làm việc cho một công ty phần mềm của Mỹ tại Đại Liên, cho hay.

S A Oviya, người đang theo học tại đại học Y khoa Đại Liên, đã trở về quê nhà Tirupur ở Ấn Độ từ tháng 12/2019. Cha cô, trợ lý nhãn khoa tại một trung tâm y tế công cộng, rất muốn con gái quay lại Đại Liên để hoàn thành khóa học trước khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp.

Cô khẳng định việc háo hức được làm việc ở Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ leo thang không làm cô trở thành một người phản bội đất nước.

“Điều đó không khiến cho tình yêu nước của chúng tôi giảm đi”, Vijay nói.

Đụng độ biên giới đẫm máu: Động cơ thực sự của Ấn - Trung là gì?

Những cuộc gặp ngoại giao cấp cao không giúp Ấn-Trung hài lòng về hiện trạng ở biên giới. Chiến tranh liệu có xảy ra và có phải là giải pháp cuối cùng?

Cuộc đụng độ "gây sốc và bất ngờ"

Cuộc đụng độ biên giới Trung Quốc - Ấn Độ là sự kiện nghiêm trọng và gây thương vong lớn nhất cho 2 nước trong hơn 40 năm qua. Xung đột Ấn - Trung xảy ra ở Thung lũng sông Galwan nằm ở vùng núi xa xôi Ladakh trong khu vực dãy Himalaya. Ít nhất 20 binh lính Ấn Độ đã tử vong và nhiều người khác bị thương. Con số thương vong của 2 bên có thể cao hơn bởi chỉ New Delhi công bố số liệu chính thức còn Bắc Kinh hiện vẫn từ chối cung cấp thông tin về số người chết và số người bị thương.

Đụng độ biên giới đẫm máu: Động cơ thực sự của Ấn - Trung là gì? - Hình 1
Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ đứng canh gác một con đường dẫn tới Leh, tiếp giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: AFP

Cuộc đụng độ chết chóc trong tháng này giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc chứa đựng cả yếu tố gây sốc và yếu tố bất ngờ. Sự kiện trên gây sốc là bởi mức độ bạo lực nghiêm trọng và tổng số thương vong đáng kể bất chấp việc 2 bên không dùng súng ống hay đạn dược. Trong khi đó, việc binh lính 2 nước xảy ra xung đột như vậy cũng gây không ít bất ngờ bởi quan hệ Trung - Ấn vốn tương đối ổn định.

Trong những năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với nhau, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ song phương, cũng như nỗ lực hợp tác để giải quyết khác biệt, trong đó bao gồm những tranh cãi phức tạp về lãnh thổ trong một thời gian dài. Hai nhà lãnh đạo dường như còn đạt được sự hiểu biết chung về việc làm thế nào để củng cố mối quan hệ song phương sau khi Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Modi được tổ chức ở Vũ Hán hồi tháng 5/2018 và theo sau là một cuộc gặp không chính thức vào 17 tháng sau đó khi ông Modi tiếp đón ông Tập tại Mamallapuram.

Dù vậy, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thiếu các cuộc đàm phán thực sự nhằm giải quyết tranh chấp về lãnh thổ cũng như không tạo ra bất kỳ tiến triển nào về việc phân chia rõ ràng hơn ranh giới về cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Bên cạnh đó, nhiều vòng đàm phán được tổ chức từ những năm 1980 vẫn chưa tạo được bước ngoặt hay đột phá đáng kể.

Trong khi đó, cả hai nước đều không hài lòng về tình trạng hiện tại và muốn chủ động tăng cường nắm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp mà mỗi bên kiểm soát. Trung Quốc và Ấn Độ đã tích cực tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng và nâng cấp các con đường ở khu vực biên giới của mỗi bên nhằm cải thiện khả năng tiếp cận quân sự.

Động cơ phía sau của Ấn Độ và Trung Quốc

Theo Gareth Price, học giả cấp cao tại Chatham House - một tổ chức nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở London nhận định, ông Narendra Modi muốn một Ấn Độ dưới thời ông là Thủ tướng phải được công nhận về sức mạnh và bình đẳng về mối quan hệ.

"Ấn Độ muốn được nhìn nhận bình đẳng với Trung Quốc và muốn thảo luận về một châu Á đa cực nhưng sau đó nước này đã nhận thấy Trung Quốc muốn chiếm ưu thế hoàn toàn ở châu Á".

Dù vậy, Price không cho rằng Ấn Độ muốn khiêu khích Trung Quốc để dẫn tới một cuộc chiến tranh, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch hoành hành như hiện nay.

Về phía Trung Quốc, chuyên gia này nhận định Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán hơn. Các nhà phân tích cho rằng tình trạng hiện nay trong quan hệ Trung - Ấn là hệ quả của việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới những năm gần đây.

"Tôi tin là Trung Quốc lo ngại con đường Ấn Độ xây dựng dọc theo LAC, đặc biệt là con đường được hoàn thành vào năm ngoái, vốn có vai trò quan trọng trong việc kết nối Leh - thủ phủ Ladakh với Karakoram", Michael Kugelman - Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson nhận định.

Con đường Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldie (DSDBO) dài 255 km được Ấn Độ khánh thành vào năm ngoái, chạy gần như song song với khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời kết nối với Daulat Beg Oldie - một căn cứ quân sự của Ấn Độ và là nơi hạ cánh của các máy bay thuộc Lực lượng Không quân nước này.

Trong khi đó, hành lang kinh tế của Trung Quốc tới Pakistan và Trung Á đi qua Karakoram, gần với Thung lũng Galwan. Khu vực tranh chấp này còn gần với cao nguyên Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát nhưng Ấn Độ cũng khẳng định chủ quyền.

"Ladakh và đông Ladakh là những khu vực quan trọng để Trung Quốc tiếp cận Trung Á và dự án CPEC với Pakistan mà nước này đã đầu tư hàng tỷ USD. Trung Quốc lo ngại về cơ sở hạ tầng quân sự biên giới của Ấn Độ bởi việc này đe dọa đến nhiều lợi ích của Trung Quốc ở khu vực đó", Happymon Jacob, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi nhận định.

Chuyên gia Kugelman cho rằng các nhân tố địa chính trị đóng vai trò nhất định trong những leo thang gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó phải kể đến tam giác Mỹ - Ấn - Trung.

"Trong khi quan hệ Mỹ - Trung đang lao dốc thì quan hệ Mỹ - Ấn lại phát triển nhanh chóng. Tôi nghĩ Trung Quốc hiểu điều đó. Thông điệp của nước này với Ấn Độ là: "Nếu bạn muốn thân thiết hơn với kẻ thù của tôi thì hãy nhìn xem chúng tôi có thể đáp lại với bạn như thế nào", Kugelman giải thích, đồng thời đánh giá sự ủng hộ của Mỹ với Ấn Độ "ngày càng công khai và mạnh mẽ" trong thời gian này.

Quan hệ Trung - Ấn sẽ đi về đâu?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không muốn quan hệ 2 nước lao dốc bởi cả hai bên một mặt tìm cách duy trì tình hình biên giới ổn định, một mặt tiếp tục hưởng lợi qua quan hệ về kinh tế giữ hai nước với nhau.

Sau sự việc vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng các vấn đề Đối ngoại Ấn Độ S. Jaishankar đã có các cuộc điện đàm với nhau trong 48h hai bên giao tranh. Mặc dù cả hai đều kêu gọi bình tĩnh nhưng mỗi bên vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau. Ông S. Jaishankar cáo buộc hành động của Trung Quốc là "có dự tính và lên kế hoạch từ trước" trong khi Bắc Kinh ban hành một tuyên bố cáo buộc Ấn Độ làm leo thang căng thẳng "một cách có chủ đích".

Mối quan hệ Trung - Ấn dường như vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai nhưng cả hai sẽ hợp tác với nhau để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Trên thực tế, cả ông Tập và ông Modi đều phải đối mặt với những thách thức khó khăn khác ở trong nước, trong đó có cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và việc giải quyết các vấn đề lớn về kinh tế.

Tuy nhiên, những cuộc ẩu đả ở khu vực dãy Himalaya là không thể tránh khỏi bởi mỗi bên sẽ tiếp tục thúc đẩy các lợi ích lãnh thổ của mình trong khi từ chối đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào với phía đối phương. Việc những chỉ huy và quân đội ở địa phương tự giải quyết như thế nào sẽ quyết định mức độ và quy mô các cuộc xung đột trên tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng vẫn nằm ở các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh và New Delhi.

Ngoài ra, việc chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng trở thành câu hỏi cấp bách của Ấn Độ. Rõ ràng, bất chấp những cuộc gặp nồng ấm giữa ông Modi và Tổng thống Trump, quan hệ 2 nước vẫn còn rất nhiều trắc trở. Tuy nhiên, giữa bối cảnh Trung Quốc ngày càng cứng rắn và quyết đoán hơn về các tranh chấp lãnh thổ, một số quan chức Ấn Độ lo ngại nước này hầu như có rất ít lựa chọn ngoại trừ ngả về phương Tây.

Trong một bài bình luận đầu tuần này, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Gokhale đã nhận định rằng các quốc gia không thể phớt lờ hành động của Trung Quốc, cũng như phải đưa ra chọn lựa đứng về phía Washington hay Bắc Kinh.

"Trong kỷ nguyên hậu Covid-19, việc tận dụng những lợi thế từ mối quan hệ với cả 2 nước này sẽ không còn là một sự lựa chọn nữa", ông Gokhale khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi'Nhà tiên tri' khủng hoảng 2008 cảnh báo điều tồi tệ hơn suy thoái đang chờ đợi
15:05:02 14/04/2025
Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?
18:07:30 15/04/2025
Tổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DCTổng thống Trump ký lệnh mở đường di dời các cơ quan chính phủ ra khỏi Washington DC
13:18:18 16/04/2025
Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hộiTổng thống Donald Trump đưa vấn đề kết thúc quy ước giờ mùa hè ra Quốc hội
21:17:33 15/04/2025
Tổng thống Trump sẽ ban hành 'loại thuế quan tập trung đặc biệt' với sản phẩm điện tửTổng thống Trump sẽ ban hành 'loại thuế quan tập trung đặc biệt' với sản phẩm điện tử
18:58:31 14/04/2025
An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏAn ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ
09:26:48 16/04/2025
Nổ súng tại trường học Mỹ làm 4 học sinh bị thươngNổ súng tại trường học Mỹ làm 4 học sinh bị thương
11:24:48 16/04/2025
Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El SalvadorTranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
15:25:53 15/04/2025

Tin đang nóng

Nữ ca sĩ mang hàm Thượng uý lấy chồng đẹp trai hát nhạc tình rất ngọt là ai?Nữ ca sĩ mang hàm Thượng uý lấy chồng đẹp trai hát nhạc tình rất ngọt là ai?
08:57:18 16/04/2025
Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long AnNhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An
12:52:58 16/04/2025
Phát hoảng thân hình da bọc xương 34 kg của tuyệt sắc giai nhân đáng thương nhất showbizPhát hoảng thân hình da bọc xương 34 kg của tuyệt sắc giai nhân đáng thương nhất showbiz
09:11:41 16/04/2025
Shipper bị khách đánh nhập viện khi giao đơn hàng gần 7 triệu đồng ở Quảng Ninh: Hé lộ nguồn cơnShipper bị khách đánh nhập viện khi giao đơn hàng gần 7 triệu đồng ở Quảng Ninh: Hé lộ nguồn cơn
11:02:50 16/04/2025
HOT: Tóm dính nam ca sĩ hạng A hẹn hò vũ công xinh đẹp nhất showbiz, công khai ôm từ đằng sauHOT: Tóm dính nam ca sĩ hạng A hẹn hò vũ công xinh đẹp nhất showbiz, công khai ôm từ đằng sau
13:35:47 16/04/2025
Học sinh lớp 7 ra khỏi nhà rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngàyHọc sinh lớp 7 ra khỏi nhà rồi mất liên lạc với gia đình nhiều ngày
09:47:05 16/04/2025
Là mẹ của 4 người con, diễn viên Nguyệt Hằng vẫn được chồng chiều 'hết nấc'Là mẹ của 4 người con, diễn viên Nguyệt Hằng vẫn được chồng chiều 'hết nấc'
09:02:58 16/04/2025
Vô tình gặp lại mẹ chồng cũ sau 5 năm, nhìn bụng bầu nhô ra của tôi mà bà loạng choạng muốn té ngã, còn tôi hả hê vui sướngVô tình gặp lại mẹ chồng cũ sau 5 năm, nhìn bụng bầu nhô ra của tôi mà bà loạng choạng muốn té ngã, còn tôi hả hê vui sướng
09:21:10 16/04/2025

Tin mới nhất

Quan chức cấp cao Mỹ tới Pháp đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại

Quan chức cấp cao Mỹ tới Pháp đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại

14:01:15 16/04/2025
Cuộc gặp giữa ông Macron và ông Witkoff diễn ra chỉ vài ngày sau khi đặc phái viên Mỹ đến Moskva hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tìm kiếm một bước tiến mới trong nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine.
Nhà Trắng điều chỉnh quy định tiếp cận báo chí sau phán quyết của tòa án liên bang Mỹ

Nhà Trắng điều chỉnh quy định tiếp cận báo chí sau phán quyết của tòa án liên bang Mỹ

14:00:55 16/04/2025
Việc loại bỏ vị trí ưu tiên của ba hãng thông tấn lớn trong nhóm chung đồng nghĩa với việc AP, Reuters và Bloomberg có thể sẽ bị hạn chế hơn trong việc tiếp cận Tổng thống và các sự kiện quan trọng.
Những kịch bản trong bầu cử tổng thống Romania khiến EU lo ngại

Những kịch bản trong bầu cử tổng thống Romania khiến EU lo ngại

14:00:37 16/04/2025
Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Curs công bố gần đây cho thấy ông Simion nhận được 54% ủng hộ, cao hơn ông Dan tám điểm phần trăm trong trường hợp hai người bước vào vòng quyết định.
USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới

USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới

13:46:46 16/04/2025
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tỷ giá thực tế của đồng rúp (so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Nga, đã điều chỉnh theo lạm phát) trong tháng 3 đã tăng 7,1% so với tháng trước.
Tổng thống D. Trump ký lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc

Tổng thống D. Trump ký lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc

13:44:02 16/04/2025
Phát biểu với báo giới, một quan chức Nhà Trắng cho biết sắc lệnh này sẽ mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho người cao tuổi và những người có thu nhập thấp phụ thuộc vào thuốc điều trị bệnh tiểu đường (insulin) và nhiều loại thuốc thiết yếu ...
Ngành thiết bị chip Mỹ chuẩn bị gánh thêm chi phí tỉ đô vì thuế quan của Tổng thống Trump

Ngành thiết bị chip Mỹ chuẩn bị gánh thêm chi phí tỉ đô vì thuế quan của Tổng thống Trump

13:42:00 16/04/2025
Các nhà sản xuất thiết bị chip đã mất hàng tỉ USD doanh thu kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế chuyển giao thiết bị sản xuất bán dẫn tiên tiến cho các công ty Trung Quốc.
Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

13:36:44 16/04/2025
Nhờ tình trạng miễn thuế, trường Harvard hầu như không phải trả thuế, mặc dù dự luật thuế năm 2017 của ông Trump đã áp dụng thuế đối với các khoản tài trợ lớn của trường đại học mà đảng Cộng hòa hiện muốn tăng đáng kể.
Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

13:33:55 16/04/2025
Các quan chức chính phủ Anh xác nhận họ đang tích cực đàm phán để đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ, dù phạm vi và nội dung cụ thể của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng.
Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

13:26:07 16/04/2025
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ các chuyên gia năng lượng Ukraine và tới nay, theo một báo cáo từ Forbes Bulgaria, khi Ukraine đã hoàn tất thủ tục pháp lý thì phía Bulgaria đã chặn lại việc chuyển giao...
Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

13:15:58 16/04/2025
Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã áp đặt lệnh trừng phạt trên vào tháng 1 như một "đòn tấn công" cuối cùng nhằm vào chính quyền Thủ tướng Orban.
Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế

Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế

12:44:35 16/04/2025
Theo chuyên gia từng có nhiều năm làm việc cho WTO, thương chiến nếu leo thang sẽ tác động không nhỏ tới những quốc gia kém phát triển.
Tổng thống Trump gia tăng áp lực, hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán

Tổng thống Trump gia tăng áp lực, hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán

12:42:02 16/04/2025
"Còn rất nhiều việc phải làm. Chúng tôi rất hiểu điều đó, nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể sớm công bố một số thỏa thuận", Thư ký báo chí Nhà Trắng nói thêm song không tiết lộ quốc gia nào đang tiến gần tới việc đạt được thỏa t...

Có thể bạn quan tâm

Ở tuổi tuổi 40, tôi bỏ thói quen mua đồ sale rẻ tiền để tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng cho ước mơ du lịch châu Âu

Ở tuổi tuổi 40, tôi bỏ thói quen mua đồ sale rẻ tiền để tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng cho ước mơ du lịch châu Âu

Sáng tạo

14:30:59 16/04/2025
Đây là hành trình từ mua sắm vô tội vạ vì đồ sale rẻ đến chọn đồ chất lượng của tôi, để tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng, hiện thực hóa giấc mơ du lịch châu Âu.
Chuyện thật như đùa: VĐV mai đi thi tối còn cày phim, cái kết ngủ quên đến mức áo cũng phải đi mượn

Chuyện thật như đùa: VĐV mai đi thi tối còn cày phim, cái kết ngủ quên đến mức áo cũng phải đi mượn

Netizen

14:30:37 16/04/2025
Trong lịch sử Olympic, hiếm có câu chuyện nào vừa hài hước vừa kịch tính như pha ngủ quên của Red Gerard tại PyeongChang 2018.
Từ nay đến cuối tháng 4 dương lịch, 3 con giáp đắc tài đắc lộc, vận trình lên như diều gặp gió, tiền của gấp bội, điềm lành gõ cửa, giàu sang bất ngờ

Từ nay đến cuối tháng 4 dương lịch, 3 con giáp đắc tài đắc lộc, vận trình lên như diều gặp gió, tiền của gấp bội, điềm lành gõ cửa, giàu sang bất ngờ

Trắc nghiệm

14:05:10 16/04/2025
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp đắc tài đắc lộc, vận trình lên như diều gặp gió, tiền của gấp bội, điềm lành gõ cửa, giàu sang bất ngờ từ nay đến cuối tháng 4 dương lịch này nhé!
Ronaldo sắp gia hạn với Al Nassr

Ronaldo sắp gia hạn với Al Nassr

Sao thể thao

13:58:58 16/04/2025
Theo Marca, bản hợp đồng mới của Ronaldo kéo dài đến hè 2027. Tuy nhiên, việc Ronaldo có tiếp tục thi đấu ở mùa 2026/27 hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của tiền đạo người Bồ Đào Nha.
Clip nóng: "Ngọc nữ showbiz" cúi gập người xin lỗi trong ngày được thả, lộ biểu cảm lạ nghi mắc bệnh tâm thần

Clip nóng: "Ngọc nữ showbiz" cúi gập người xin lỗi trong ngày được thả, lộ biểu cảm lạ nghi mắc bệnh tâm thần

Sao châu á

13:52:21 16/04/2025
Sáng nay (16/4), Hirosue Ryoko chính thức rời đồn cảnh sát Hamamatsu Nishi sau khi hoàn thành các thủ tục có liên quan.
3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi

3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi

Sao việt

13:48:30 16/04/2025
Ba nghệ sĩ với ba câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một lựa chọn: Rời xa phố thị để tìm về cuộc sống an yên, gần gũi với thiên nhiên.
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm

'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm

Phim việt

12:53:34 16/04/2025
Phim kinh dị siêu nhiên Dưới đáy hồ tung trailer và poster hé lộ lý do giật mình về bí mật hồ tử thần trong phim: khi bản sao tà ác trồi lên từ hồ tử thần, cuộc đối đầu song trùng chính thức bắt đầu!
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Tin nổi bật

12:49:04 16/04/2025
Thông tin về việc hãng hàng không Việt bán cả giấy sớ, đồ lễ với giá từ 450.000 đồng tới 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đang thu hút sự quan tâm.
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus

Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus

Đồ 2-tek

12:45:48 16/04/2025
Máy tính bảng Android đang dần khẳng định vị thế để cạnh tranh với iPad về giá bán và Xiaomi Pad 7 được xem là một trong những ví dụ tiêu biểu.
Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu

Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu

Du lịch

12:38:22 16/04/2025
Malta, tên chính thức là Cộng hòa Malta, là một quốc đảo ở Nam Âu, nằm cách Ý 80km về phía nam và cách Tunisia 280km về phía đông.
'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang

'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang

Phim âu mỹ

12:31:19 16/04/2025
Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ (tên tiếng Anh: Bloat) vừa công bố trailer chính thức, hé mở bí mật kinh hoàng về loài thủy quái Nhật Bản mang tên Kappa.