Người Ấn Độ điên cuồng săn lùng thuốc trị Covid-19
Manish Aggarwal thở phào khi chạm tay vào 2 liều remdesivir vừa tìm được cho bố đang nguy kịch vì Covid-19, nhưng nhiều người Ấn không may mắn như vậy.
Để mua được loại thuốc điều trị Covid-19 đang quý như vàng tại Ấn Độ, Aggarwal đã phải chờ trước một hiệu thuốc nhỏ ở phía nam New Delhi suốt 8 tiếng.
“Cuối cùng cũng chiến thắng”, Aggarwall reo mừng, dù theo chỉ định, anh phải mua đến 6 liều remdesivir cho bố.
Dù nhiều bác sĩ khẳng định việc điều trị Covid-19 không bắt buộc cần đến remdesivir, các bệnh viện ở Ấn Độ vẫn kê toa loại thuốc đặc biệt này cho người nhiễm nCoV. Trong tình trạng bệnh viện thiếu nguồn cung, người thân của họ buộc phải lùng tìm thuốc ngoài thị trường.
Không ít trường hợp đã tìm đến chợ đen để cứu sống người thân. Thuốc remdesivir bán trôi nổi có mức giá 300-1.350 USD/liều, trong khi mức giá bình thường chỉ là 12-75 USD/liều. Aggarwall từng hỏi mua 6 liều thuốc trên chợ đen, nhưng người bán đòi anh trả đến 800 USD/liều.
Video đang HOT
Bệnh nhân được cho thở oxy nằm trong xe cấp cứu chờ nhập viện ở Ahmedabad, Ấn Độ vào ngày 25/4. Ảnh: Reuters.
Trong hơn 100 người chờ đợi cùng Aggarwall ngày hôm đó, chỉ 30 người mua được thuốc. Cứ vài phút lại xảy ra một vụ ẩu đả vì có người chen hàng. Chính quyền địa phương còn điều động ba cảnh sát vũ trang đến kiểm soát tình hình.
Hàng nghìn người trên khắp đất nước không may mắn như Aggarwall và 29 người còn lại. Dù là nước sản xuất thuốc generic (thuốc tương đương thay thế biệt dược) lớn nhất toàn cầu, Ấn Độ vẫn không đủ sức đáp ứng nhu cầu thuốc kháng virus cho số bệnh nhân Covid-19 đang tăng vọt trong nước.
Không chỉ redemsivir, quốc gia Nam Á còn đang thiếu hụt nghiêm trọng vật tư y tế. Bệnh viện và cơ sở hỏa táng quá tải vì làn sóng Covid-19 thứ hai.
“Chính phủ đã khiến chúng tôi quá thất vọng. Những trường hợp đáng lẽ được cứu sống cũng không cứu được”, Vinoid Kumar, người đứng chờ mua oxy y tế cho người thân từ sáng sớm đến chiều tối, chia sẻ.
Nhật Bản là đối tác quan trọng bậc nhất của Australia
Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật Bản vào thời điểm dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn đã cho thấy mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrsion.
Ngày mai (17/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản 2 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song phương cũng như bàn cách phối hợp hành động trong các vấn đề khu vực và trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, chuyến thăm cho thấy dịch bệnh không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo của hai nước nỗ lực nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định.
Tối nay (16/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ lên đường thăm Nhật Bản. Nguồn: AAP
Dịch Covid-19 đã làm các nhà lãnh đạo thế giới dừng mọi chuyến công du nước ngoài để có thời gian xử lý tình hình trong nước và bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và những đòi hỏi cấp bách của tình hình đã thúc đẩy Thủ tướng Australia Scott Morrison tới thăm Nhật Bản trong ngày 17-18/11 và cách ly 14 ngày sau khi trở về. Với chuyến đi này, Thủ tướng Scott Morrison trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp mặt Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9/2020. Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật vào thời điểm này đã thấy được mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến đi của Thủ tướng Scott Morrsion.
Nhật Bản và Australia có mối quan hệ gần gũi và lâu đời ở khu vực Châu Á. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai và cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia. Về đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là nơi cung cấp vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ ba cho Australia. Nếu như quan hệ kinh tế chặt chẽ giúp hai nước xích lại gần nhau thì việc có cùng chung lợi ích chiến lược, cùng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, và tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách tiếp cận đối với an ninh quốc tế đã làm hai nước tin tưởng nhau hơn và chọn nhau làm đối tác đồng hành trong các vấn đề khu vực.
Thời gian gần đây khi cả Australia và Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức giống nhau ở khu vực trong khi Mỹ, đồng minh của hai nước lại giảm bớt sự can dự tại khu vực cũng như mức độ cam kết đối với hai nước. Thực tế này đã làm cho Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau để gia tăng sức mạnh và phối hợp hành động hiệu quả.
Trong bối cảnh tại Mỹ sắp có chính quyền mới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ đại dịch cũng như giai đoạn sau đại dịch, Australia và Nhật Bản cũng mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn để thuyết phục Mỹ quan tâm nhiều hơn tới khu vực và cùng chung hay với hai nước ứng phó với những thách thức lớn đang đặt ra. Mặc dù nước Mỹ đang đối mặt với sự chia rẽ vô cùng lớn song nhưng những vấn đề mà thế giới và khu vực đang phải đối mặt cũng không nhỏ và cần có sự tham gia của Mỹ. Vì vậy cả Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đó là cùng tìm cách để thuyết phục chính quyền mới tại Mỹ chấp nhận lời đề nghị mà hai nước này đưa ra.
Australia và Nhật Bản đang bắt tay nhau để xây dựng tầm nhìn chung cho khu vực mà ở đó, hai nước là những cường quốc tầm trung sẽ đóng vai trò dẫn dắt nhằm đảm bảo khu vực hòa bình, ổn định. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison là cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước bàn cách chung tay ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện chính sách ngoại giao vaccine tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như ứng phó với môi trường kinh tế toàn cầu.
Ngoài các vấn đề khu vực, không gian hợp tác giữa Australia và Nhật Bản cũng vẫn còn nhiều cơ hội để hai nước có thể thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương như thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Nếu như quan hệ kinh tế thương mại đã đưa Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau thì bối cảnh khu vực và thế giới đang làm cho mối quan hệ này khăng khít hơn, đưa hai nước trở thành những đối tác quan trọng bậc nhất của nhau vào thời điểm hiện tại. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày mai sẽ là một minh chứng rõ nét cho điều này./.
Lễ hội ánh sáng Diwali khác lạ trong đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ Lễ hội ánh sáng (Diwali) được coi lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ. Khác với không khí nhộn nhịp của những bữa tiệc và những màn pháo hoa rực rỡ mọi năm, qui mô của lễ hội năm nay buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những người tị nạn Hindu ở...