Người Ai Cập cổ đại phát minh ra robot đầu tiên cách đây 4.000 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 4.000 năm trước người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra những robot đầu tiên trên thế giới là những bức tượng bắt chước hành động của con người, nhờ sử dụng hệ thống điều khiển cơ học.
Báo Al Masry Al-Youm ngày 21/9 trích dẫn nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học từ Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của Mỹ cho biết các robot này hoạt động dựa trên việc sử dụng các cỗ máy tự vận hành và điều khiển vận động nhờ một hệ thống cơ học đơn giản.
Trước đó, các bức tượng gỗ từ thời Ai Cập cổ đại được trưng bày trong Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan trong nhiều năm mà không ai để ý, cho đến khi các chuyên gia Ai Cập học chụp X-quang và tình cờ phát hiện những hệ thống vận hành cơ học bên trong các bức tượng.
Video đang HOT
Hệ thống này hoạt động theo một trục giống như ròng rọc. Nó được gắn với hai vai của một bức tượng người phụ nữ Ai Cập và được xoay bởi hệ thống điều khiển dùng một sợi dây luồn xuống chân trái và ẩn bên trong thân tượng. Khi người điều khiển kéo dây bên dưới chân bức tượng, nó tạo ra các chuyển động cơ học lặp đi lặp lại giúp nâng cao hoặc hạ thấp cánh tay của bức tượng.
Các nhà khoa học từ Bảo tàng Metropolitan đã đặt tên cho bức tượng được sáng tạo mô phỏng cho những hành động của con người này là “ Hathor”, nói thêm rằng nó được chế tạo cách đây hơn 3.000 năm để bắt chước biểu tượng của nữ thần Hathor thời Ai Cập cổ đại đại diện cho niềm vui, âm nhạc, tình yêu, nữ tính và tình mẫu tử.
Theo các nhà khoa học Bảo tàng Metropolitan, các mô hình cơ khí cổ nhất được phát hiện có từ thời kỳ Trung Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại khoảng 4.000 năm trước đây. Đó là hệ thống gồm ba bức tượng vũ công người lùn được đặt trên cùng một trụ, vận hành bằng hệ thống con lăn và dây đan vào nhau để thực hiện các động tác múa.
Các tài liệu Ai Cập có từ năm 1.100 trước Công nguyên cũng đã mô tả chi tiết về những bức tượng tự chuyển động được chế tạo bằng công nghệ cơ khí của thời Ai Cập cổ đại.
Nguyễn Tùng (TTXVN)
Nga treo thưởng lớn để săn lùng robot THeMIS của Estonia ở Ukraine
Nga đã đưa ra phần thưởng cho những ai có thể cung cấp nền tảng robot THeMIS của Estonia ở Ukraine.
Một chiếc THeMIS được trang bị hỏa lực. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) ngày 4/9 đưa tin, Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) của Nga đã cam kết thưởng một triệu rúp (hơn 16.000 USD) cho bất kỳ ai có thể cung cấp nền tảng robot THeMIS của Estonia ở Ukraine để chuyển giao nó cho Bộ Quốc phòng Nga.
Theo thông tin của CAST, vào tháng 8, Kiev đã nhận được bản sao đầu tiên của THeMIS, xe quân sự chuyên dụng không người lái. Dự kiến, một số chiếc nữa sẽ sớm được chuyển giao cho Ukraine. Chúng được lên kế hoạch sử dụng chủ yếu cho việc sơ tán những người bị thương và vận chuyển đạn dược.
"Do thực tế là thiết bị này rất được quan tâm về mặt kỹ thuật, CAST tuyên bố phần thưởng trị giá một triệu rúp cho bất kỳ quân nhân hoặc nhân viên thực thi pháp luật nào hay những người nắm bắt được nền tảng THeMIS ở Ukraine trong tình trạng một phần hoặc toàn bộ. Robot phải được bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nga trong tình trạng ít nhiều còn nguyên vẹn", trung tâm trên cho biết trong một tuyên bố.
Theo Giám đốc CAST Ruslan Pukhov, giải thưởng được đưa ra vì một số lý do. Trước hết, đây là sự tưởng nhớ đến người sáng lập CAST, Konstantin Makienko, người đã qua đời vào tháng 5/2021. Thứ hai, nghiên cứu về THeMIS sẽ rất hữu ích cho việc phát triển các hệ thống robot trên bộ của Nga.
"Trong tất cả các thiết bị quân sự được cung cấp cho Ukraine, rất ít hệ thống có thể được gọi là thực sự hiện đại, sáng tạo. Nền tảng này thực sự mới, đây là điều chúng ta cần chú ý - nó là một sự đổi mới thực sự, là tương lai của chiến tranh", ông Pukhov giải thích.
THeMIS là sản phẩm do công ty Milrem Robotics của Estonia phát triển. Ngoài Ukraine, lực lượng vũ trang của 11 quốc gia khác, trong đó của 7 nước thành viên NATO (Estonia, Đức, Pháp, Hà Lan, Na Uy, Anh và Mỹ) được trang bị phương tiện này. Được biết, THeMIS cũng đã được sử dụng trong chiến dịch quân sự của EU tại Mali.
THeMIS là một phương tiện vận hành bằng bánh xích đa năng, có thể được trang bị các công nghệ chiến đấu khác như vũ khí, máy bay không người lái, thiết bị phát hiện IED (vật liệu nổ tự chế)... Nó có thể mang trọng tải lên tới 1200kg, di chuyển 20 km/giờ. THeMIS có thể được vận hành từ xa thông qua hệ thống điều khiển.
Những xu hướng lớn trên thế giới sẽ định hình 20 năm tới Trong một báo cáo công bố ngày 26/7, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) - cơ quan khoa học thuộc Chính phủ Australia - đã đưa ra một danh sách các xu hướng lớn trên toàn cầu sẽ định hình 20 năm tới. Robot tích hợp AI có thể tự mình sản xuất tin tức....