Người 9 lần nhận tội “giết người” được chánh án cúi đầu tạ lỗi
Một nông dân Trung Quốc bị điều tra viên đánh đập, tra tấn đến nỗi phải 9 lần nhận tội “giết người”. Gần 10 năm sau, “nạn nhân” đột ngột trở về.
Chánh án Tòa án tỉnh Hà Nam cúi đầu tạ lỗi với ông Triệu Tác Hải
Vụ án “xác không đầu”
Câu chuyện của người nông dân nghèo Triệu Tác Hải ở huyện Chá Thành, thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc tưởng chừng như chỉ có ở thời Trung cổ. Thế nhưng nó lại xảy ra ngay trong xã hội văn minh cuối thế kỷ 20.
Mọi việc bắt đầu vào tháng 10/1997. Do khúc mắc trong chuyện vay nợ và ghen tuông vì một người phụ nữ nên giữa ông Triệu Tác Hải và người hàng xóm Triệu Chấn Thường đã xảy ra một cuộc cãi vã kịch liệt dẫn tới xô xát. Ngay sau đó, Triệu Chấn Thường đột ngột biến mất.
Tháng 5/1999, người dân địa phương phát hiện một xác chết không đầu đã phân hủy dưới giếng. Cảnh sát đã lập tức bắt giữ Triệu Tác Hải và ngày 5/12/2002 ông bị kết tội giết hại Triệu Chấn Thường với mức án tử hình được hoãn thi hành 2 năm, sau đó được giảm xuống thành 29 năm tù giam.
Tuy nhiên, ngày 30/4/2010, “nạn nhân” Triệu Chấn Thường mà ai cũng nghĩ là cái xác không đầu đã mồ yên mả đẹp, bỗng nhiên trở về. Dân làng hoang mang, sửng sốt. Điều tra viên “chết đứng”. Quan tòa sững sờ.
Qua lời Triệu Chấn Thường, mọi người mới vỡ lẽ, hóa ra trong cuộc xô xát hơn 10 năm trước, chính ông ta là thủ phạm, còn người đang ngồi trong tù là nạn nhân. Khi đó, Triệu Chấn Thường đã đánh khá mạnh vào đầu Triệu Tác Hải. Tưởng rằng đối thủ đã chết nên ông ta sợ hãi bỏ trốn khỏi địa phương.
Sau này, vì bệnh tật không xoay đâu được tiền chữa trị nên Triệu Chấn Thường buộc phải trở về làng để lấy tiền trợ cấp.
Sau khi xác định được người trở về là Triệu Chấn Thường, toà án nhân dân tỉnh Hà Nam đã tiến hành các thủ tục minh oan và trả tự do cho Triệu Tác Hải vào ngày 13/5/2010.
Video đang HOT
Người tù khốn khổ Triệu Tác Hải
Nếu Triệu Chấn Thường không rơi vào cảnh túng bấn, bệnh tật mà phải trở về thì có lẽ Triệu Tác Hải sẽ còn phải tiếp tục mòn mỏi trong tù cho đến khi ngoài 70 tuổi.
33 ngày trong địa ngục
Sau khi được trả tự do, Triệu Tác Hải đã lên tiếng cáo buộc cảnh sát sử dụng các biện pháp tra tấn dã man khiến ông phải nhận một tội danh mà bản thân không hề gây ra.
Triệu Tác Hải nói rằng trong suốt 33 ngày lấy cung, ông thường xuyên bị các điều tra viên dùng các nhục hình khủng khiếp “bị đánh đập bằng gậy, nhét súng vào miệng, bị buộc phải uống nước hòa với ớt cay, bị bắn pháo sáng sượt qua sát đỉnh đầu” và hoàn toàn không được ngủ.
“Lúc đó, tôi nghĩ thôi thì cứ nhận tội. Sống mà bị hành hạ thế thì thà chết đi còn hơn”, Triệu Tác Hải kể lại với truyền thông địa phương.
Từ năm 1999 đến năm 2001, qua các phiên xử, Triệu Tác Hải đã phải nhận tội giết người đến 9 lần.”Họ đã dạy tôi cách nhận tội như thế nào. Họ bắt tôi học thuộc những gì họ nói và tôi đã phải làm đúng như thế nếu không tôi sẽ bị đánh đập”.
Chưa hết, lúc Triệu Tác Hải bị bắt, vợ ông cũng bị cảnh sát giam giữ và đánh đập khoảng 1 tháng ròng để buộc phải làm nhân chứng cho vụ án “xác không đầu”. “Cảnh sát liên tục tra hỏi tôi có biết Triệu Tác Hải giết người đàn ông đó không. Tôi nói không biết. Thế là họ đánh tôi”, người phụ nữ này kể với tờ Tin tức Bắc Kinh.
Ông Triệu Tác Hải bật khóc trong ngày được tự do
Gây oan sai, cảnh sát vào tù
Được trả tự do, Triệu Tác Hải lại phải đối diện với một bất hạnh mới. Lúc bị kết án, Triệu Tác Hải có 1 vợ và 4 con nhưng khi ra tù gia đình ông đã tan nát. Người vợ khốn khổ của ông đã đi bước nữa và mang theo 2 đứa con. Hai đứa còn lại phải gửi gia đình khác nuôi giúp.
Đớn đau là thế, nhưng so với nhiều nạn nhân của các vụ án oan sai ở Trung Quốc, Triệu Tác Hải còn được xem là có chút may mắn, khi những lời tố cáo của ông về các hành vi tra tấn, ép cung của cảnh sát đã được ghi nhận.
Sau khi ông được thả, 5 sỹ quan cảnh sát từng gây ra vụ án oan sai trước đây đã bị bắt giữ, xét xử và nhận mức án từ 1 đến 2 năm tù. Trước đó, những kẻ này đã từng được tuyên dương, thăng chức vì “có công” phá nhanh vụ án “Triệu Tác Hải giết người”. Chánh án Tòa án tỉnh Hà Nam cũng đến tận nhà Triệu Tác Hải để tạ lỗi.
Người cựu tù khốn khổ này còn nhận được khoản tiền đền bù thiệt hại là 650.000 Nhân dân tệ (96.000 USD) cộng với 120.000 Nhân dân tệ (17.572 USD) để điều trị bệnh thần kinh.
Theo Xahoi
Từ hợp đồng làm sòng bạc... giả đến việc tố ngược chủ nợ "rửa tiền"
Vụ tranh chấp khách sạn Wooshu Plaza (Đồng Nai), bên "thua kiện" hết gửi đơn tới Chủ tịch nước tố bên "thắng kiện" mang 10 triệu USD đi kinh doanh sòng bạc lại tố cáo với Chánh án TAND tối cao là "ân nhân" có dấu hiệu rửa tiền vào Việt Nam...
Như Dân trí đã đưa tin, TAND tối cao khi phân xử vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng khách sạn Wooshu Plaza (Đồng Nai) giữa Công ty Vĩnh Tường và chủ nợ (Công ty Orient) đã ra phán quyết buộc Vĩnh Tường phải giao khách sạn cho Vĩnh Thiện Đồng Nai để đối trừ khoản nợ gốc và lãi hơn 10 triệu USD.
Bản án có hiệu lực pháp luật nhưng Vĩnh Tường gửi đơn đến Chủ tịch nước phủ nhận việc vay tiền, "tố" Vĩnh Thiện Đồng Nai dùng khoản tiền 10 triệu USD này để "hợp tác kinh doanh sòng bạc".
Hợp đồng "hợp tác kinh doanh sòng bạc" này đã được tòa xác định là... giả, công ty Vĩnh Tường cũng như khách sạn Wooshu Plaza chưa bao giờ được cấp phép kinh doanh trò chơi đánh bạc.
Khách sạn Wooshu Plaza đã được tòa án giao cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai.
Ngoài ra, công ty Vĩnh Tường cũng có đơn gửi Chủ tịch nước tố cáo chị Nguyễn Thị Bích Hạnh - người đã đứng ra vay tiền giúp Công ty Vĩnh Tường và thanh toán toàn bộ khoản nợ hơn 188 tỷ đồng mà Công ty Vĩnh Tường nợ ngân hàng Nam Á.
Trong đơn gửi Chủ tịch nước ngày 3/8/2013 và đơn gửi CQĐT - Bộ Công an ngày 12/9/2013, lãnh đạo công ty Vĩnh Tường cho rằng, công ty có ủy quyền cho chị Hạnh đứng ra vay tiền và quản lý tài sản để đảm bảo trả nợ vay nhưng thực tế, Công ty không nhận tiền 10 triệu USD từ hợp đồng vay tiền mà chị Hạnh ký. Công ty "tố" chị Hạnh đã ký khống hợp đồng vay tiền 10 triệu USD.
Thậm chí, bà Linda Tan Woo, Chủ tịch Công ty Vĩnh Tường cho rằng, chị Hạnh đã "mua" công chứng viên để được công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với giá 228 tỷ đồng và tố cả thẩm phán tòa sơ thẩm đã bị mua chuộc.
Tuy nhiên, những tố cáo này không kèm bằng chứng.
Luật sư Lê Văn Đài (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích, việc xem xét giải quyết vụ án sau khi đã có bản án phúc thẩm phải căn cứ các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám đốc thẩm bản án. Theo đó, đơn yêu cầu xem xét giám đốc thẩm phải nêu rõ bằng chứng chứng minh cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc áp dụng không đúng pháp luật dẫn đến làm thay đổi bản chất vụ việc. Cả 2 cấp tòa sau khi xét xử đều thống nhất nhận định, đủ chứng cứ, cơ sở kết luận công ty Vĩnh Tường vay vốn của Công ty Orient (khoản nợ này được Orient dùng làm vốn góp vào công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai) chứ không phải là nhận tiền theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngay đầu lá đơn gửi Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao xin được giám đốc thẩm vụ án, 4 luật sư bảo vệ cho Công ty Vĩnh Tường tại phiên phúc thẩm nêu lý do là "có dấu hiệu rửa tiền vào Việt Nam".
Đây cũng không phải là lần đầu tiên các luật sư của Công ty Vĩnh Tường nêu ra vấn đề này. Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 14/10/2013, các luật sư của Công ty Vĩnh Tường cũng đưa ra, tranh luận về vấn đề này nhưng bị HĐXX bác bỏ vì nội dung không liên quan đến vụ án.
Chủ tọa phiên tòa khi đó đã giải thích, phiên tòa xem xét việc Công ty Vĩnh Tường có vay tiền của Công ty Orient hay không chứ không xem xét việc "rửa tiền". Nếu đủ cơ sở xác định Công ty Vĩnh Tường vay tiền thì người vay phải giao tài sản để trả nợ quá hạn theo đúng thỏa thuận khi vay.
Ngoài ra, nếu việc công ty Orient cho Công ty Vĩnh Tường vay 10 triệu USD là "rửa tiền" thì những người tiêu khoản tiền khổng lồ này cũng phải gánh trách nhiệm vì việc đã giúp "rửa", sử dụng hết số tiền này.
Còn theo Luật Phòng chống rửa tiền, "rửa tiền" là hành vi của tổ chức, cá nhân thông qua các nghiệp vụ tài chính, tín dụng để hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có; trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Không có bằng chứng cụ thể mà tố chủ nợ là "rửa tiền", người tố cáo sẽ gặp rắc rối nếu chủ nợ yêu cầu xử lý vì bị vu khống.
P.Thảo
Theo Dantri
Còn bao nhiêu "thỏ" bị tuyên là "gấu" như ông Chấn? Biến "thỏ" thành "gấu" trong tự nhiên là điều bất khả thi, thế nhưng trong tố tụng hình sự thì nó lại hoàn toàn có thể. Và cái sự có thể này đang làm cho nhiều vị đại biểu Quốc hội phải băn khoăn, lo lắng. Trong phiên chất vấn ngày 21/11/2013, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền đã đặt thẳng vấn...