Người 3 lần được gặp Bác Hồ
Trong căn nhà nhỏ ở Bình Thủy (Cần Thơ), có một người phụ nữ ngồi nhớ lại ký ức những ngày ở Hà Nội, lúc còn đang theo học Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Đó là bà Dương Mỹ Hạnh (nay đã 78 tuổi, hiện cư ngụ tại phường An Thới), người có 3 lần được gặp Bác Hồ.
Bà Hạnh và tấm ảnh lúc khai giảng năm học đầu tiên trên đất Bắc, khi được chọn là đại biểu học sinh miền Nam phát biểu cảm tưởng
Trò chuyện với chúng tôi, bà Dương Mỹ Hạnh rất xúc động, bà nhớ lại những lần được gặp Bác Hồ, lúc bà vừa ra Bắc học tập. Bà Hạnh kể: Lúc đó, nhà có 2 chị em, ba muốn cho 2 chị em ra Bắc học tập theo chủ trương “Gieo những hạt giống đỏ miền Nam trên đất Bắc”. Mục đích là chuẩn bị cho một thế hệ sau này khi tổng tuyển cử thống nhất đất nước, lực lượng học sinh miền Nam nòng cốt sẽ quay trở về xây dựng quê hương.
Nhưng vì không muốn xa gia đình, lúc đầu bà Hạnh không chịu đi. Bà nhớ lúc đó ba mẹ năn nỉ mãi, nhưng nhớ nhất là câu khuyên bảo của ba: “Đi học đi. Đi ra đó học, được gặp Cụ Hồ”. Khi nghe ba nói vậy là bà đồng ý ngay, 2 chị em chuẩn bị khăn gói lên đường cùng ba ra Bắc. Sáng hôm ấy, bà chỉ nhớ 2 chiếc tàu của Liên Xô và Ba Lan đã chờ sẵn. Nhưng không may, chuyến đi đó gặp bão nên mọi người phải lênh đênh trên biển 7 ngày mới tới nơi. Bà Hạnh cùng các học sinh khác đã mệt nhoài, lúc này những chú bộ đội, mỗi người nhấc 2 đứa học sinh hai bên lên bờ…
Có lẽ sợ rằng mình kể sai từng chi tiết, nên bà kể thật chậm. Bà nói, học sinh miền Nam lúc bấy giờ được học tập trung tại Hải Phòng. Bà học tại Trường học sinh miền Nam số 4. Đây là những trường học dành cho nữ. Lễ khai giảng đầu tiên trên đất Bắc, niên học 1955-1956, bà vinh dự được chọn làm đại biểu cho học sinh miền Nam phát biểu cảm tưởng.
Lúc đó, bà cảm thấy vinh dự, tự hào lắm vì không phải học sinh miền Nam là được ra Bắc học tập, mà phải đủ tiêu chuẩn, giờ lại được chọn làm đại biểu cho học sinh miền Nam phát biểu nữa chứ! Vừa nói vừa cười, rồi bà mày mò tìm một vật trong bao thư được bà gói cẩn thận. Đó là tấm hình của bà, một cô nữ sinh lớp 2 đang nghiêm nghị phát biểu trước toàn thể học sinh miền Nam.
Niềm xúc động khi gặp Bác
Bà tiếp tục câu chuyện của mình. Những hoạt động thời đó, bà không tài nào nhớ hết, nhưng mốc lịch sử trong cuộc đời khi qua học tại khu học xá Trung ương ở Nam Ninh (Trung Quốc) thì bà không thể nào quên, vì sau 2 năm học tại Hải Phòng, đó là dịp may đầu tiên trong đời bà được gặp Bác Hồ. “Lần đó, Bác đi thăm 9 nước xã hội chủ nghĩa rồi về mới ghé ngang khu học xá, ân cần thăm hỏi sức khỏe, tình hình học tập, sinh hoạt của chúng tôi. Khi nghe Bác đến, học sinh chúng tôi xếp thành 2 hàng dài. Tôi mừng dữ lắm! Bởi từ khi ra Bắc học tập tới giờ, đây là lần tôi được tiếp xúc gần với Bác Hồ. Bác đi qua vẫy tay chào chúng tôi, rồi đi thẳng lên bục phát biểu. Chúng tôi vui mừng gọi tên Bác.
Trong suy nghĩ của mọi người, Bác mặc đồ giản dị, mang đôi dép râu, nhưng lúc đó Bác đi thăm 9 nước xã hội chủ nghĩa nên mặc đồ đẹp lắm! Bước lên bục, Bác hỏi: Các cháu có ngoan không? Có biết nghe lời thầy cô không? Lứa tuổi học trò mà, lí lắc, hóm hỉnh lắm! Bác biết hết rồi đó. Rồi Bác dạy dỗ, dặn dò là không được nghịch, phải ngoan ngoãn, chăm học để thành tài về xây dựng quê hương. Sau lần đó, tôi học được 2 năm thì về nước”.
Video đang HOT
Sau này, có dịp nghỉ hè, ba bà Hạnh đón bà về Hà Nội ở trong một doanh trại quân đội. Nơi này có Câu lạc bộ (CLB) Thống Nhất. CLB này là nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ của học sinh miền Nam. “Buổi tối, CLB đang sinh hoạt thì nghe mọi người bảo là Bác đến. Không khí lúc đó càng nhộn nhịp hơn. Mọi người chạy về hướng Bác đang đi tới, tôi cũng chạy theo.
Bác lên bục nói chuyện, chúc Tết Trung thu, rồi phát kẹo cho học sinh, tôi cũng được Bác cho kẹo. Tôi mừng quá trời luôn! Lúc đó, tôi cảm nhận sự thân thiện, gần gũi của Bác, sự thân tình, ấm áp của một người cha đối với đứa con thân yêu của mình. Hạnh phúc lắm! Lần thứ 3 được gặp Bác là khi tôi đã lớn và học tại Hải Phòng. Đến thăm chúng tôi, Bác đi cùng ông Wilhelm Pieck, Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Đức, đến thăm học sinh miền Nam”.
Bà Hạnh nói, những lần được gặp Bác như cảm xúc vỡ òa. Bởi đâu có ai được cơ hội gặp Bác trong một trường hợp tình cờ như vậy! “Dù chưa lần nào được ôm Bác, nhưng với tôi như vậy là vinh dự, vui sướng lắm rồi”, bà tâm sự.
Sau khi học xong, bà Hạnh về làm việc ở Đài điện báo Trung ương. Sau này về miền Nam, bà làm việc tại Ban liên lạc Khu Tây Nam bộ. Buổi trò chuyện giữa chúng tôi với bà Hạnh bỗng trầm xuống, lắng lại. Khóe mắt của bà ứa lệ nhớ lại ngày Bác mất. “Bỗng dưng tôi cảm thấy trong cuộc đời của mình mất mát một thứ gì đó lớn lao, không gì có thể bù đắp được”, bà Hạnh kể.
Giờ đây, dù ở tuổi 78 nhưng ký ức về những lần gặp Bác vẫn in đậm trong trí nhớ của bà Dương Mỹ Hạnh. Mỗi khi có dịp ra Bắc, điều đầu tiên bà làm là đến lăng viếng Bác, để tưởng nhớ công ơn của vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước.
Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước xưa và nay
Từ bến cảng này, cách đây 109 năm trước, anh Ba Nguyễn Tất Thành mới ở độ tuổi ngoài 20 đã rời Việt Nam bôn ba châu Âu, châu Mỹ...
TP. Hồ Chí Minh phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông dọc theo sông Sài Gòn đã tạo nên nét độc đáo của đô thị phát triển nhất cả nước
Từ nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Những năm 1860, với tên gọi thương cảng Sài Gòn, cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn gồm 5 khu vực: Hàm Nghi, Nhà Rồng, Khánh Hội và Chợ Cá. Bây giờ dọc theo sông, ngoài cảng Sài Gòn, còn có một hệ thống các cảng biển, bao gồm các cảng: Tân Cảng, Bến Nghé, Hiệp Phước và Cát Lái. Nhưng cụm cảng Sài Gòn vẫn đóng vai trò là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam, trong đó bao gồm cả khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong tất cả các bến cảng Sài Gòn từ xưa cho đến nay, nổi tiếng vẫn là bến cảng Nhà Rồng. Đứng từ cột cờ Thủ Ngữ cao vút, lá cờ Tổ quốc tung bay, bóng soi tới tận dòng sông, chênh chếch phía bên phải là đại lộ Đông - Tây và cầu Khánh Hội mới đồ sộ, sẽ thấy khá rõ tòa nhà 2 tầng được xây theo lối kiến trúc Pháp, bây giờ là Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cột cờ này được xây dựng sau một năm thành lập bến cảng Nhà Rồng và sau 2 năm tòa Nhà Rồng được xây dựng.
"
Sự đổi thay của vùng đất Sài Gòn xưa, bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ là những tòa nhà chọc trời với những trung tâm tài chính, thương mại, những công trình cầu đường, những cơ sở công nghiệp, những bến cảng hiện đại hay những khu chung cư cao tầng... Điều lớn nhất, đó chính là theo chiều dài lịch sử, từ làng chài hoang sơ, tới thành phố thuộc địa và một đô thị hiện đại lớn nhất ngày nay, TP. Hồ Chí Minh đã và đang được xây dựng để xứng đáng là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và đầu mối giao thương quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
"
Bến tàu có tên gọi là Nhà Rồng khởi đầu là một bến cảng lớn của Thương cảng trên sông Sài Gòn, mà sau này gọi là cảng Sài Gòn. Bến cảng này được xây dựng từ 1864, do gần sát với trụ sở công ty vận tải đường biển của Pháp mà dân vẫn gọi là nhà Rồng nên bến cảng cũng có tên là bến cảng Nhà Rồng.
Chính từ bến cảng này, cách đây 109 năm trước, vào ngày 5/6/1911, anh Ba Nguyễn Tất Thành mới ở độ tuổi ngoài 20 đã rời Việt Nam bôn ba châu Âu, châu Mỹ trên con tàu buôn của Pháp, nơi anh làm phụ bếp, để đi tìm hướng đi đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. 64 năm sau, năm 1975, khi kháng chiến giải phóng dân tộc thắng lợi, đất nước thống nhất, thành phố Sài Gòn có vinh dự lớn, được lấy tên Người - Hồ Chí Minh để đắt tên cho thành phố.
Cho đến hôm nay, sông Sài Gòn được "đánh thức" bởi rất nhiều công trình xây dựng, trong đó cây cầu Thủ Thiêm và hầm đường bộ Thủ Thiêm - hầm chìm vượt sông Sài Gòn có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nối đại lộ Võ Văn Kiệt từ phía tây đến đầu phía đông thành phố, kết nối với đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây... Nơi đây, tại khúc sông Sài Gòn từ đường Nguyễn Hữu Cảnh đến bến cảng Nhà Rồng lịch sử đã đổi thay rất nhiều.
Tòa cao ốc Landmark 81 bên sông Sài Gòn được coi là biểu tượng mới cho sự phát triển hiện đại, năng động của TP. HCM
Chặng đường mở cõi...
Từ tuyến đường bộ Bắc - Nam, để vào TP. Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ đi qua con đường mang tên Hà Nội ở trung tâm đồng bằng Nam bộ và cũng là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố. Năm 1984, nhân dịp kỉ niệm 30 năm giải phóng, Hà Nội - Thủ đô, trái tim của cả nước được đặt tên cho xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, vốn là một trục đường nối Sài Gòn với Biên Hòa, được hoàn thành năm 1961.
Đứng trên cầu Sài Gòn cũ, từ đây nhìn dọc theo dòng sông, chúng ta có thể quan sát và hình dung được những bến cảng ven sông, với những cầu trục cao ngất, những bãi chứa container hàng dọc hàng ngang tầng tầng lớp lớp và tàu thủy đủ loại neo đậu san sát...
Trên tầm cao hơn bên bờ sông là những tòa nhà cao tầngvới nhiều kiểu dáng, cao thấp khác nhau, mới thấy tự ngày xưa cho đến bây giờ, sông Sài Gòn và toàn bộ vùng đất ven sông Sài Gòn - Gia Định đã có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, cũng như phát triển đô thị của một thành phố lớn nhất, đông dân nhất Việt Nam.
Lịch sử còn ghi lại, vào năm 1674 vùng đất ven sông Sài Gòn còn hoang sơ lắm. Khi đó vùng đất này chỉ có làng chài bé nhỏ ven sông của người Khmer. Sau này theo lệnh của Chúa Nguyễn, người Việt mới đến đây "khẩn hoang lập ấp". Chính nhờ công cuộc khai phá, vùng đất này đã có nhiều cư dân đến sinh sống rồi trở thành xóm ấp đông đúc. Đến Xuân Mậu Dần 1698, Chúa Nguyễn cử ông Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất kinh lược xứ Đồng Nai (gồm cả Sài Gòn - Bến Nghé), đã phát triển vùng đất này càng ngày càng trù phú.
Khi đó, phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. Sài Gòn sau này thuộc huyện Tân Bình. Lúc đó vùng đất Gia Định - Sài Gòn mới chỉ là một đô thị nhỏ tọa lạc tại khu vực giới hạn bởi sông Sài Gòn ở phía Đông, rạch Thị Nghè ở phía Bắc, rạch Bến Nghé ở phía Nam. Cư dân sinh sống ở đây ước tính khoảng 100.000 người, phần lớn tập trung tại Sài Gòn và Chợ Lớn. Sau đó, Sài Gòn mau chóng trở thành thủ phủ của cả Nam Kỳ lục tỉnh. Sau này, trục đường lớn ven sông được chính quyền thành phố đặt tên đường Nguyễn Hữu Cảnh là để tri ân với vị Thống suất đã có nhiều công lao tạo dựng vùng đất này trở nên trù phú tự ngày xưa.
Bến cảng Nhà Rồng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát ra đi tìm đường cứu nước vẫn giữ nguyên những giá trị lịch sử trên chặng đường phát triển của thành phố
Khu phố cũ ngày xưa giờ đua vóc dáng hiện đại
Trên trục đường ven sông Sài Gòn sẽ dẫn ta qua các khu vực rộng lớn bao gồm Tân cảng Sài Gòn, nhà máy đóng tàu Ba Son, qua cầu Thị Nghè bắc qua rạch Thị Nghè để nối vào trục đường Tôn Đức Thắng. Từ con phố này ta có thể đi dọc theo sông Sài Gòn, lần lượt qua điểm đầu của nhiều tuyến phố được người Pháp quy hoạch từ những năm cuối thế kỷ 19, để vào trung tâm thành phố như các tuyến đường: Hai Bà Trưng, Đồng Khởi, Hàm Nghi... Đặc biệt, trục đường hoa Nguyễn Huệ là truyến phố đi bộ đầu tiên của nước ta, sầm uất bậc nhất của thành phố, được nối với công viên Bạch Đằng, khuôn viên của tượng đài Trần Hưng Đạo, bến tàu du lịch Bạch Đằng.
"
Cũng tại điểm cao này, chúng ta có thể nhìn thấy trung tâm thành phố với nhiều địa danh nổi tiếng của Sài Gòn xưa. Đó là chợ Bến Thành, ở vị trí trung tâm thành phố, có đường Hàm Nghi nối ra sông Sài Gòn. Trước đây, khi quân Pháp xâm chiếm Sài Gòn, nơi đây đã có một cái chợ nhỏ nằm giữa sông Bến Nghé và Thành Sài Gòn, vì thế chợ có tên ghép là Bến Thành.
"
Còn từ đỉnh tòa cao ốc Landmark 81, được xây dựng ngay tại trung tâm khu đô thị Vinhomes Central Park, quận Bình Thạnh, phóng tầm mắt về hướng Đông - Nam, chúng ta có thể ngắm trọn trung tâm thành phố với các tòa nhà cao tầng tại quận 1, dọc bến Vân Đồn như Bitexco, The One Tower, mảng xanh còn lại là Thanh Đa - Bình Quới trở nên nổi bật giữa mây trời... Đó chính là biểu tượng của một đô thị đang trên đà phát triển với vóc dáng hiện đại, hướng đến bền vững.
Đó là nhà thờ Đức Bà, một trong những công trình văn hóa và cũng có thể coi là một trong danh thắng của thành Sài Gòn xưa, vì đã được xây dựng cuối thế kỷ 19, sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Sài Gòn. Xa hơn nữa là hội trường Thống nhất, người dân quen gọi là dinh Độc lập, thấp thoáng giữa những hàng cây. Rồi cả khu Chợ Lớn, một khu vực có đông người Hoa, thường được gọi là người Minh Hương, sinh sống. Từ thời xa xưa họ đã trốn chạy triều đình Mãn Thanh - Trung Quốc, được Chúa Nguyễn Phúc Chu cho ngụ cư ở vùng đất Nam bộ, trong đó Sài Gòn - Gia Định.
Lão nông kể chuyện về Bác Hồ qua những bức ảnh Đến tuổi "xưa nay hiếm" nhưng ngày ngày, có một lão nông ở Hà Nội vẫn miệt mài lên xuống bậc cầu thang vào căn phòng đặc biệt ở tầng ba. Nơi đó, ông trưng bày những tấm ảnh quý giá về Bác Hồ mà suốt đời dành tâm huyết đi sưu tầm. Từ gốc đa đầu làng xóm Đường, xã Đại Yên,...