Ngược thượng nguồn sông Mã

Theo dõi VGT trên

Chúng tôi hướng về phía Tây biên giới, băng qua đồng nước mênh mang Mường Lay tìm đến đất Điện Biên để rồi từ đây hòa mình vào nơi khởi thủy của dòng sông Mã chảy sang từ nước bạn Lào. Chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến năm xưa bỗng chốc hiện về trên suốt quãng đường 100km Điện Biên Đông – Sông Mã, con đường cho tới nay vẫn bụi mờ đất đỏ gập ghềnh lên xuống.

Ngược thượng nguồn sông Mã - Hình 1

Từ thị trấn Điện Biên Đông vượt 7km đường núi dốc đá sẽ gặp con suối Lư cắt ngang đường khiến bạn phải băng qua cây cầu tre đan được đồng bào nơi đây bắc qua mới có thể tiếp tục cuộc hành trình. Từ đây để tới được Mường Luân mất khoảng 4 giờ mới đi hết 23km đầy gian khổ với nhiều vũng lầy. Con đường đất vốn không có nền ấy cứ gặp mưa lại lún xuống tạo thành những hố sâu khiến xe chưa kịp thoát khỏi miệng hố trước đã kịp chạm mép hố sau. Phương tiện đi lại chủ yếu ở đây là xe Win bởi độ khỏe của động cơ, vào mùa thu hoạch chỉ những chiếc xe tải có “niên đại” từ thế kỷ trước mới vào được tận nơi để thu mua nông sản.

Mường Luân nằm trên chặng đường xe chúng tôi qua, một bản người Việt gốc Lào cổ đã định cư dọc sông từ hơn bốn thế kỷ nay (từ cuối thế kỷ 16) với di tích là cụm tháp cổ Mường Luân có lối kiến trúc thượng thu hạ thách mang dấu ấn của các cụm tháp Lào, với những họa tiết rắn, nữ thần, hoa sen được kết hợp độc đáo. Tháp Mường Luân là một trong bốn ngôi tháp cổ nhất nước ta hiện nay, được xây dựng vào khoảng những năm 1570 đến 1590. Đây cũng chính là nơi những dòng suối lớn nhỏ từ các khe núi dồn về hợp lưu với dòng Nậm Núa tạo thành Sông Mã. Chảy qua Bó Sinh, huyện Sông Mã, Chiềng Khương rồi chảy sang Lào, lại trở về Tén Tằn – Mường Lát, Quan Hóa và đổ ra biển ở cửa Hới, tới đây sông đã chảy trọn 410km trên lãnh thổ Việt Nam.

Chặng đường dài chừng 70km trên tỉnh lộ 115 nhưng thực chất chỉ là con đường đất (có đoạn là đá hộc đan xen với một quãng ngắn đường bê tông liên huyện) men triền núi dọc theo sông qua Pá Ma, Bó Sinh, Mường Nưa, Nà Dìa, Chiềng Sơ. Và chỉ tới khi về đến địa phận huyện Sông Mã, dòng sông mới dịu hiền uốn lượn phô bày vẻ đẹp ban sơ đầy lôi cuốn, đâu đó ven sông những cô gái Thái đang rủ áng tóc mây bên bờ sông mẹ. Và cũng kể từ đây, núi hạ dần độ cao, sông Mã hiện diện rõ nét trong đời sống của người dân. Những chuyến đò ngang, phía xa xa những nương ngô, nương lúa xanh ngút ngàn hứa hẹn đời sống no ấm hơn đang ôm ấp bao phủ khắp núi rừng. Đây là nơi cộng cư của gần một chục dân tộc anh em, như: Phù Lá, Khơ Mú, Lào, Mường, Xinh Mun, Thái, H’mông…

Video đang HOT

Hôm sau, trên chặng đường về khi qua ngả Bắc Yên – Phù Yên mà đâu đó trong mỗi chúng tôi vẫn còn vương vấn “hồn lau nẻo bến bờ” trên những chặng đường Tây Tiến đã qua.

Theo ANTD

Thủy điện Việt Nam đi "ngược chiều" thế giới

Vì tránh gia tăng thêm chi phí, các nhà đầu tư đã cố tình bỏ quên thiết kế âu tàu cho các dự án thủy điện.

Thủy điện Việt Nam đi ngược chiều thế giới - Hình 1

Khi thiết kế thủy điện Hòa Bình, các chuyên gia Liên Xô đã đặt vấn đề làm âu tàu, nhưng sau đó Việt Nam bỏ qua hạng mục này - Ảnh: Ngọc Thắng

Cắt đứt giao thông thủy

Trên thế giới, âu tàu là giải pháp tối ưu tại những chỗ có độ dốc dòng chảy lớn bị ngăn lại bởi các đậ.p thủy điện. Theo TS Bùi Trung Dung, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), các đậ.p thủy điện trên thế giới đều thiết kế thêm bộ phận âu tàu tại hông bên trái hoặc bên phải của đậ.p để tàu thuyền vẫn có thể đi lại. Thủy điện lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này là đậ.p Tam Hiệp (Trung Quốc) cũng thiết kế một âu tàu 5 cấp.

Âu tàu là khoảng không gian trên sông, biển hoặc kênh đào với hai bên là vách ngăn, hai đầu là các cửa để tàu thuyền có thể ra vào trong đó và nổi lên hoặc hạ xuống theo các mức nước khác nhau. Sau khi tàu thuyền đi vào qua một cửa, cửa đó được đóng lại. Một lượng nước thích hợp được bơm vào để mực nước bên trong tương đương với bên ngoài. Khi mực nước đã cân bằng, cửa thứ hai được mở và tàu đi ra. Một trong những âu tàu nổi tiếng thế giới là âu tàu ở Panama và tàu đi qua kênh đào này theo phương pháp nói trên. Thuật ngữ này còn gọi là "lock".

Nhưng ở Việt Nam, bộ phận quan trọng này lại bị cố tình bỏ quên. Nói cố tình là bởi, cách đây 30 năm khi làm thủy điện Hòa Bình, các chuyên gia Liên Xô đã đặt vấn đề thiết kế âu tàu, nhưng, theo TS Dung, để tiết kiệm chi phí nên Việt Nam đã bỏ qua hạng mục này. Sau đó, các thủy điện đều cố tình "lãng quên" âu tàu trong thiết kế.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Giáp, bộ môn Cảng - đường thủy ĐH Xây dựng, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với mật độ lớn vào bậc nhất thế giới (2-4 km/km2), với 40.900 km sông kênh có thể khai thác cho giao thông thủy nội địa. Trong khi các thủy điện lớn đều nằm dọc theo các tuyến sông lớn như sông Đà, sông Chảy, sông Gấm, sông Cả, sông Chu, sông Mã, sông Ba, sông Đồng Nai... có tiềm năng rất lớn để khai thác giao thông thủy trong tương lai. "Rõ ràng đắp đậ.p làm thủy điện, cột nước được tăng, song lại không có âu qua đậ.p đã tạo ra nghịch cảnh trớ trêu, cắt đứt giao thông thủy xuyên suốt trên dòng sông, khiến nhiều tỉnh miền núi mãi không có một mạng lưới giao thông thủy", TS Giáp nhìn nhận.

Còn theo TS Bùi Trung Dung, hơn 6.000 đậ.p lớn nhỏ trên cả nước, đều không có âu tàu để khai thác vận tải đường thủy và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. "Gần đây nhất là Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) chỉ sử dụng cột nước cao 7 m để phát điện. Các tổ máy phát điện nằm ngay tại lòng sông đã cắt đứt một dòng sông. Điều đáng ngạc nhiên là vận tải đường sông và nguồn lợi thủy sản ở đây là nguồn sống duy nhất của những người dân rất nghèo, vậy mà lãnh đạo địa phương vẫn không hề hay biết? Các cơ quan nhà nước khi đán.h giá tác động môi trường cũng không biết? Thiệt hại này chắc chắn sẽ không nằm trong phương án đền bù của các cấp chính quyền", ông Dung nêu vấn đề.

Tương lai gánh hậu quả

Dày đặc thủy điện trên sông

Theo một khảo sát, chỉ riêng sông Vu Gia - Thu Bồn có tới 10 bậc thang thủy điện lớn nhỏ sông Kôn, A Vương có 7 bậc thang thủy điện. Lưu vực sông Đồng Nai có khoảng 20 dự án thủy điện lớn và vừa, chưa tính các thủy điện nhỏ, siêu nhỏ do các địa phương tự duyệt quy hoạch như sông Đồng Nai có 9 thủy điện, sông La Ngà có 5 thủy điện và sông Bé có 6 thủy điện. Sông Ba cũng bị chia cắt bởi 7 công trình thủy điện cỡ vừa...

Dẫn lại câu chuyện nước Mỹ đã phải phá hủy một đậ.p thủy điện, vì công trình này khiến giống cá hồi không đi ngược lên được, TS Bùi Trung Dung nhấn mạnh phát triển bền vững thủy điện không chỉ là việc quy hoạch, cắt giảm các dự án lấy nhiều đất rừng, gây tác động lớn đến môi trường, mà quan trọng hơn là các sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề thông dòng chảy của các con sông cần được khắc phục ngay. Không thể để các chủ đầu tư vì sợ tốn tiề.n làm âu tàu mà người dân và đất nước phải gánh chịu hậu quả về lâu dài trong tương lai.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Giáp, đúng ra các thủy điện lớn bắt buộc phải làm âu tàu, nhưng việc này đã không được lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT, Bộ Xây dựng cũng như cơ quan tư vấn thiết kế quan tâm. Vì vậy, tất cả các thủy điện lớn, vừa xây dựng mới cần phải bổ sung thêm phần thiết kế và xây dựng âu tàu. Với các thủy điện đã xây dựng, việc khắc phục làm thêm âu tàu, có thể cải hoán thêm vào hông bên trái hoặc hông bên phải của đậ.p thủy điện, chi phí làm cũng không cao so với chi phí làm đậ.p, nhà máy. Ngoài ra, với 40.900 km đường sông tự nhiên, chưa được nối với nhau cũng cần phải có hệ thống âu tàu để lưu thông từ sông nọ sang sông kia.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024

Tin mới nhất

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm

Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người

Thế giới

16:31:41 01/10/2024
Lực lượng ứng cứu khẩn cấp vẫn đang khẩn trương tìm kiếm khoảng 600 người mất tích, song công tác cứu hộ gặp khó khăn do mưa lớn và hệ thống liên lạc bị gián đoạn.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Game bom tấn bất ngờ lùi ngày ra mắt 2 tuần, lý do chỉ vì một chữ "sợ"

Mọt game

14:34:36 01/10/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là The Thaumaturge, một game nhập vai theo lượt với cốt truyện siêu hấp dẫn đang chuẩn bị được ra mắt và nhận về vô số sự kỳ vọng từ phía các game thủ.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem

Jennie cười rùng rợn, cắn nát trái cherry

Nhạc quốc tế

13:26:07 01/10/2024
Sáng 1/10, Jennie (BLACKPINK) tung teaser dài 18 giây, chính thức xác nhận release MV Mantra - thuộc album solo đầu tay vào ngày 11/10 tới đây.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.