Ngược dòng thác Chòi
Nằm trên ngọn núi Lưỡi Hái, thác Chòi thuộc xã Cự Đồng, là con thác nổi tiếng của huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.
Tầng dưới cùng là tầng thác cao nhất của thác Chòi |
Trong một ngày trời thu mát mẻ, quãng đường hơn 80km từ Hà Nội đến xã Cự Đồng chẳng lấy đi bao nhiêu sức lực của nhóm du khách trẻ.
Đến trung tâm xã Cự Đồng, theo chỉ dẫn, chúng tôi rẽ vào một con đường đất khá khó đi. Hai bên đường là những nương sắn nương ngô xanh mướt của người dân xóm Chòi.
Đi hết 3km đường đất là đến điểm đầu con thác. Cả nhóm gửi xe ở một nhà dân, bắt đầu ngược dòng lên thượng nguồn thác Chòi.
Toàn cảnh núi rừng hoang sơ khi nhìn từ trên tầng hai của con thác |
Thác Chòi là một hệ thống nhiều thác lớn nhỏ nối tiếp nhau. Từ nơi gửi xe, chỉ đi vài bước đã thấy tầng dưới cùng, cũng là tầng cao nhất hiện ra trước mắt. Dòng nước trắng xóa từ trên độ cao gần 50m ào ào đổ xuống một vụng nước trong vắt.
Video đang HOT
Nước đổ qua những tảng đá lớn xanh màu rêu rồi chảy xuống ghềnh đá ngay phía dưới. Bọt nước bắn tung tóe và hơi nước bay ra trắng xóa một vùng. Xung quanh cây rừng rậm rạp xanh um. Trên những vách đá là những bộ rễ chằng chịt của những cây cổ thụ.
Cảnh vật vừa hoang sơ vừa hùng vĩ.
Sự hiểm trở làm nên vẻ đẹp của tầng thác thứ ba |
Leo một đoạn dốc thẳng đứng là tới tầng thứ hai của con thác. Ở tầng này, thác không cao cũng không rộng. Nhưng điều thú vị nhất là đứng tại đây có thể nhìn bao quát được cả khu vực hạ nguồn thác Chòi.
Khoảng rừng rộng bao la để giữa một vệt dài ngoằn ngoèo của con suối. Thấp thoáng xa xa là những nóc nhà xen lẫn những nương lúa, nương ngô của người dân xóm Chòi. Đứng đây, vừa thấy được sự hùng vĩ, vừa cảm nhận vẻ thơ mộng của núi rừng Thanh Sơn.
Lội ngược dòng lên thượng nguồn |
Để đến tầng tiếp theo phải leo một đoạn dốc khá cao. Tầng thác này địa hình rất hiểm trở. Đường xuống là những bậc đá trơn trượt, và muốn xuống hẳn vụng nước của tầng thác này phải leo bám một vách đá thẳng đứng.
Dù biết trước khó khăn nhưng cả nhóm vẫn quyết tâm leo xuống vì vẻ đẹp của dòng thác thật sự cuốn hút. Không cao và rộng như tầng dưới cùng nhưng sự hiểm trở lại trở nên quyến rũ những du khách thích mạo hiểm.
Những ghềnh đá tạo nên những dòng nước tuyệt đẹp |
|
Thỏa thích tắm mát |
|
Những ghềnh đá hiểm trở để lên được thượng nguồn |
Sau tầng thác thứ ba là một đoạn suối rất đẹp giữa núi rừng hoang sơ. Dòng nước trong vắt len lỏi qua những kẽ đá thỉnh thoảng lại đổ xuống ào ào khi gặp những ghềnh đá. Hai bên bờ suối là rừng cây cổ thụ um tùm, chốc chốc lại bay ra những chú bướm đủ màu sắc.
Đi hết đoạn suối là hai con thác nhỏ cùng chảy xuống một vụng nước. Nước khá sâu nhưng trong xanh nên đây là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ thỏa sức vùng vẫy, tắm mát.
Theo lời người dân địa phương, đỉnh thác nằm trên đỉnh núi cao và đường duy nhất để lên đến đầu nguồn thác là ngược dòng đi lên. Sự tò mò thôi thúc mọi người vượt thêm một đoạn thác nhỏ nữa để tìm đến thượng nguồn nhưng cuối cùng buộc phải dừng lại trước một ghềnh đá cheo leo.
Chúng tôi đành ra về dù trong lòng còn nhiều nuối tiếc.
Khám phá Vũng Rô, ghềnh đá Phú Yên
Cách Nha Trang 120km và hơn hai giờ đi xe máy, dọc bờ biển Phú Yên nguyên sơ như viên ngọc chưa tì vết với một chuỗi danh thắng: mũi Điện - ghềnh Đá Đĩa - vịnh Vũng Rô, những địa điểm còn rất "mộc".
Ghềnh Đá Đĩa - Ảnh: Hương Thủy |
Chương trình "Tự tin khám phá - Tự hào VN" (My Kool VN) do nhãn hàng Clear thực hiện dưới sự bảo trợ của Tổng cục Du lịch VN nhằm khuyến khích bạn trẻ khám phá vẻ đẹp của du lịch VN và chia sẻ cảm nhận, hình ảnh, hướng dẫn... cho mọi người về một đất nước VN kỳ thú và hấp dẫn thông qua ứng dụng KOOL VIETNAM. Tất cả những chia sẻ của bạn sẽ được tập hợp để tạo thành một bản đồ điện tử trên website www.mykoolvietnam.vn. |
Chỉ sau khoảng 50km cưỡi trên chú "ngựa sắt" từ Nha Trang, chúng tôi đã có mặt tại làng chài Thủy Đầm (xã Ninh Thủy, Khánh Hòa), nơi có kiến trúc vô cùng độc đáo: những ngôi nhà sơn xanh đỏ tím vàng như tranh vẽ và đường đi lối lại đan xen rối mắt tựa mê cung. Sau khi nghỉ ngơi lấy lại sức, chúng tôi lên đường tiến về vịnh Vũng Rô.
Vượt qua đèo Cả, vịnh Vũng Rô hiện ra trước mắt chúng tôi với hàng trăm tàu thuyền neo đậu trên một vùng biển xanh ngắt. Được ngư dân dẫn đi thăm mô hình nuôi tôm hùm và lặn biển ngắm những rạn san hô lộng lẫy, chúng tôi thật sự có được những giây phút trải nghiệm thú vị hơn, dù dịch vụ nơi này chưa thật sự chuyên nghiệp. Men theo con dốc nhỏ ngút ngàn cỏ cây hai bên đường, bạn cũng có thể đặt chân đến di tích tàu không số, lục tìm bí mật lịch sử của những chuyến tàu huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...
Chạy dọc ven biển Vũng Rô thêm khoảng 15km là tới hai danh thắng liền kề nhau: bãi Môn và mũi Điện, nơi đón bình minh sớm thứ hai ở VN (sau cực đông - mũi Đôi). Để được ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên, chúng tôi đã thức dậy từ khá sớm, khi trời còn tối đen như mực. Hơn 4g30, dựng xe máy trên đèo, chúng tôi tản bộ xuống bờ cát bãi Môn trải dài trắng phau, phóng tầm mắt về phía ngọn hải đăng mũi Điện sừng sững trên doi đất gần hải phận quốc tế. 5 giờ sáng, chúng tôi lặng người trước sự đổi màu kỳ diệu của mặt nước và bầu trời khi quầng đỏ bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển.
Cách TP Tuy Hòa hơn 40km về phía nam, ghềnh đá đĩa Phú Yên là tập hợp của những trụ đá bazan khổng lồ màu đen tuyền được chồng chất từ hàng vạn khối đá hình lục giác. Nhìn từ xa, quần thể ghềnh trông giống một chiếc tổ ong thiên tạo hay một chồng đĩa khổng lồ. Dù mặt trời lên đỉnh đầu và cái nắng cũng lên đến đỉnh điểm nhưng chúng tôi vẫn cảm giác thư thái, dễ chịu. Thả mình dưới những lớp sóng tung bọt trắng xóa và thưởng thức bữa tiệc hải sản tươi của người dân địa phương hiếu khách, tôi dám chắc bờ biển Phú Yên thừa hấp dẫn để khiến những lữ khách khó tính nhất cũng phải xách balô lên và đi.
Ghềnh rêu đá Nam Ô hút bạn trẻ Đà Nẵng đến check-in Những ngày qua, nhiều bạn trẻ tại Đà Nẵng tìm về ghềnh đá Nam Ô để chụp ảnh cùng thảm rêu xanh mơn mởn vừa mọc lên. Những tảng đá phủ đầy rêu lộ ra trong nắng sớm - Ảnh: TẤN LỰC Sau Tết là thời điểm những tảng rêu xanh mọc mơn mởn trên các ghềnh đá bãi biển Nam Ô, phường...