Ngược dòng lịch sử, tìm ra sự thật về Ngôi sao Giáng Sinh
Ngôi sao Giáng Sinh dẫn đường ba nhà chiêm tinh đến nơi Chúa Jesus sinh ra được đề cập đến trong Kinh Thánh, liệu đây là một sự kiện có thật hay chỉ là hư cấu.
Vào dịp lễ Giáng Sinh hằng năm, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy nổi bật nhất trong số những món đồ trang trí chính là một ngôi sao rất sáng. Vì sao bí ẩn đó đã dẫn lối những nhà tiên tri đến nơi Chúa Jesus sinh ra đời. Vậy ngôi sao đó thật ra là gì?
Ngược dòng lịch sử
Theo Kinh Thánh, vào lúc Chúa Jesus được sinh ra trong hang đá thì có một ngôi sao rất sáng xuất hiện và dẫn lối cho các nhà thông thái để họ được gặp mặt Chúa Hài Đồng. Ngôi sao đó rất sáng và di chuyển rất nhanh, nếu ngôi sao đó di chuyển rất nhanh thì ta hãy xét tới trường hợp đó là một sao băng lớn trong một trận mưa sao băng nào đó hay là một thiên thạch đi vào Trái Đất của chúng ta.
Ngôi sao Giáng Sinh dẫn đường ba nhà thông thái tìm đến nơi Chúa Jesus chào đời.
Vậy Ngôi sao Giáng Sinh thực chất là gì, hay đó thực sự là quyền năng của Chúa? Suốt nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã cố tìm cách lý giải sự xuất hiện của ngôi sao Giáng Sinh. Nhiều giả thiết đã được đưa ra, và cuối cùng, người ta đã xác định được phần nào thực chất của ngôi sao Giáng Sinh.
Bầu trời đêm luôn thu hút con người từ lúc chúng ta xuất hiện trên Trái Đất này. Ảnh: NPR.
Muốn biết được ngôi sao Giáng Sinh thật ra là gì, trước tiên cần phải xác định khoảng thời gian mà Jesus ra đời, rồi từ đó tìm kiếm các sự kiện thiên văn xảy ra trong khoảng thời gian ấy để tìm ra sự kiện giống với mô tả trong Kinh Thánh.
Cho đến nay, các nhà sử học vẫn chưa thống nhất với nhau về thời gian mà Jesus ra đời, chỉ có thể biết đó là khoảng năm thứ 8 đến năm thứ 1 TCN. Tuy nhiên, đa số nhà sử học cho rằng Jesus được sinh ra vào khoảng năm 3 hoặc năm 2 TCN.
Bây giờ ta sẽ tìm xem có một thiên thể nào xuất hiện trong khoảng thời gian đó giống với mô tả của Kinh Thánh là ngôi sao xuất hiện ở phương đông vào một thời điểm xác định, luôn ở phía trước ba nhà chiêm tinh khi họ đi từ Jerusalem đến Bethlehem và dừng lại ngay trên Bethlehem. Vua Herod không hề biết sự xuất hiện của nó trước khi ba nhà thông thái nói với ông.
Bức tranh “Ba nhà thông thái” được đặt tại Nhà thờ Sant’Apollinare Nuovo ở Ravenna, Italy.
Một vài tài liệu thiên văn đã được ghi chép và lưu trữ tại thời điểm đó, ngoại trừ Trung Quốc và Cao Ly, họ ghi nhận những đặc điểm mà họ cho là sao chổi vào năm 5 TCN và nó quay trở lại vào năm 4 TCN. Sao chổi là một khối băng chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo rất lớn, nó thường mất vài năm đến vài chục năm để hoàn thành một chu kỳ.
Sao chổi đúng là mọc ở hướng đông và xuất hiện trong nhiều ngày. Tuy nhiên, thời xa xưa con người cho rằng sao chổi xuất hiện là báo hiệu điều chẳng lành, rằng sự xuất hiện của nó luôn kéo theo những thảm họa như chiến tranh, thiên tai… cho nên các nhà tiên tri không dại gì mà đi theo điềm báo xui xẻo này.
Một khả năng nữa ngôi sao Giáng sinh có thể là một tân tinh hay siêu tân tinh. Tài liệu của người Trung Quốc cổ đại có ghi chép đã quan sát được một ngôi sao rất sáng vào mùa xuân năm 5 TCN và được nhìn thấy trong suốt hai tháng. uy nhiên, vị trí của nó nằm trong chòm sao Capricornus (Ma Kết) nên nó không thể là vật dẫn đường cho ba nhà thông thái kia.
Rất nhiều giả thiết được đặt ra trong suốt chiều dài lịch sử để chứng minh và tìm ra sự thật về ngôi sao Giáng Sinh.
Một chi tiết quan trọng là nhà vua Herod không hề biết đến sự xuất hiện của ngôi sao ấy cho đến khi ba nhà thông thái nói với ông về nó. Và khi ba nhà thông thái đã chỉ ra ngôi sao ấy, thì vua Herod cũng như tất cả mọi người trong thành Jerusalem lúc đó đều có thể nhận ra ngôi sao ấy trên bầu trời.
Như vậy, có thể giả thiết rằng ngôi sao Giáng sinh là một cái gì đó rất bình thường trên bầu trời đêm nên mọi người không chú ý đến, nhưng khi được chỉ ra thì người ta mới chú ý đến sự đặc biệt của nó. Vậy, có hiện tượng gì đặc biệt xảy ra trong một đêm bình thường vào khoảng năm 3 hoặc 2 TCN không?
Một sao băng trong cơn mưa sao băng Geminid, đây là cơn mưa sao băng diễn ra gần với thời điểm Giáng Sinh. Ảnh: Getty Images.
Sự giao hội giữa các vì sao
Ta biết rằng, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chuyển động xung quanh Mặt Trời với tốc độ khác nhau: các hành tinh càng gần Mặt trời thì chuyển động nhanh hơn so với các hành tinh ở xa Mặt Trời. Cho nên, từ Trái Đất quan sát, ta sẽ thấy có những lúc hành tinh này vượt qua hành tinh kia. Hiện tượng này được gọi là giao hội, xảy ra khá phổ biến trên bầu trời đêm.
Khi hai hoặc nhiều hành tinh tiến đến rất gần nhau rồi thẳng hàng với nhau, ta nhìn thấy như chúng nhập vào với nhau thành một ngôi sao rất sáng. Tài liệu thiên văn ghi nhận có 9 lần giao hội xảy ra trong khoảng thời gian năm 3 đến năm 2 TCN, trong đó, lần giao hội giữa Sao Kim và Sao Mộc xảy ra vào ngày 12 tháng 8 năm thứ 3 TCN có những đặc điểm rất giống với mô tả của Kinh Thánh về ngôi sao Giáng sinh. Buổi sáng ngày hôm ấy, có sự giao hội giữa Sao Kim và Sao Mộc xảy ra tại vị trí gần với sao Regulus là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Leo (Sư Tử).
Khi các thiên thể (hành tinh, sao hay thậm chí là Mặt Trăng) nằm gần nhau trên bầu trời, chúng sẽ tạo thành một ‘ngôi sao’ rất sáng. Trong ảnh là Mặt Trăng cùng Sao Mộc và Sao Kim nằm gần nhau trên bầu trời Kính Thiên văn Rất Lớn (VLT) của ESO ở Chile. Ảnh: ESO.
Trước hết là về mặt ý nghĩa. Sao Mộc được đặt theo tên của vị thần vĩ đại nhất trong thần thoại La Mã, là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời với đường kính gấp 11 lần và khối lượng gấp 300 lần Trái Đất, và Sao Mộc được xem là vua của các hành tinh. Còn Sao Kim được đặt theo tên nữ thần sắc đẹp Venus trong Thần thoại Hy Lạp, là hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm.
Ngôi sao Regulus là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Sư Tử được đặt theo chữ “regal”, nghĩa là thuộc về đế vương, vua chúa; và sao Regulus được xem là vua của các vì sao. Do đó, sự hội ngộ của các hành tinh-ngôi sao này vào đúng thời điểm năm mới của người Do Thái vào khoảng tháng 8, 9 dương lịch có thể coi là “sứ giả” báo tin tốt lành về một vị vua sắp chào đời – vua Jesus.
Ngày 14 tháng 9 năm 3 TCN, Sao Mộc tiến đến giao hội với sao Regulus lần thứ nhất, chạy ngang qua nó, dừng lại, chạy ngược trở lại giao hội với sao Regulus lần thứ hai vào ngày 17 tháng 2 năm 2 TCN, sau đó lại dừng lại, chạy ngược trở lại và giao hội với sao Regulus lần thứ ba vào ngày 8 tháng 5 năm 2 TCN. Chuyển động như vậy được gọi là chuyển động giật lùi của các hành tinh.
Ngày 17 tháng 6 năm 2 TCN, Sao Mộc, Sao Kim và sao Regulus cùng tiến đến giao hội. Quan sát từ Trái Đất, ta thấy ba thiên thể này chồng nhập lên nhau, độ sáng của chúng tăng cường cho nhau tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, về phía đông nếu nhìn từ Babylon (nơi ba nhà thông thái khởi hành) và về phía nam nếu nhìn từ Jerusalem.
Do đó, khi các nhà thông thái đi theo hướng nam từ Jerusalem sau khi gặp vua Herod đến Bethlehem, ngôi sao này luôn ở phía trước họ như Kinh Thánh mô tả. Ngày 25 tháng 12 năm 2 TCN, khi các nhà thông thái đến thị trấn nhỏ Bethlehem, họ nhìn thấy ngôi sao ấy “treo” ngay trên bầu trời nơi ấy, nơi mà Chúa Jesus đã Giáng sinh.
Theo Quang Niên/Khám phá
4 sứ mệnh "khổng lồ" của NASA: Tiêu tốn gần nửa tỷ USD!
Dưới đây là bốn nhiệm vụ lọt vào tầm ngắm của NASA trong thời gian tới.
NASA đã chính thức thu hẹp danh sách các ứng cử viên của Chương trình Khám phá xuống còn bốn. Hai trong số các đội khoa học có tầm nhìn về Sao Kim, một nhóm tập trung vào Mặt trăng núi lửa rất cao của Sao Mộc và nhóm cuối cùng đang nhắm vào Triton, một mặt trăng của Sao Hải Vương.
Các dự án này có thể có chi phí 450 triệu USD và được dự định để bổ sung cho các nhiệm vụ thám hiểm Hệ Mặt Trời lớn hơn của NASA, bao gồm các nhiệm vụ của chương trình -New Frontiers (Chương trình New Frontiers của NASA giải quyết các mục tiêu thăm dò Hệ Mặt Trời, cụ thể:
Sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó bằng vệ tinh New Horizons, điều tra sao Mộc bằng tàu vũ trụ Juno, vệ tinh OSIRIS-Rex có nhiệm vụ lấy mẫu của một tiểu hành tinh để mang về Trái Đất nghiên cứu, tàu đổ bộ Dragonfly nghiên cứu Titan- mặt trăng của Sao Thổ) và các nhiệm vụ Thám hiểm Hệ Mặt Trời (Chương trình khám phá Hệ Mặt Trời bao gồm các sứ mệnh chiến lược lớn, tìm cách thúc đẩy các mục tiêu khoa học ưu tiên cao được đặt ra bởi cộng đồng khoa học hành tinh.
4 dự án "khủng" của NASA
VERITAS: Trọng tâm của nó sẽ là lập bản đồ bề mặt Sao Kim và thu thập dữ liệu về cách thức và lý do tại sao hành tinh này phát triển khác với Trái Đất.
DAVINCI : cũng đang tìm cách đến Sao Kim. Thay vì tập trung vào chính hành tinh này, nó sẽ tập trung vào các loại khí bao quanh hành tinh. Một điểm nổi bật của nhiệm vụ tiềm năng là gửi một tàu thăm dò sâu vào bầu khí quyển của Sao Kim. Mục tiêu của nó là để xem bầu khí quyển của Sao Kim phát triển như thế nào và liệu nó có một đại dương hay không.
Ảnh: Zedge
IVO: Sẽ khám phá mặt trăng của sao Mộc, Io, mặt trăng có hoạt động núi lửa mạnh nhất được biết đến trong Hệ Mặt Trời. Thông qua một loạt các tàu thăm dò sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra những gì đang hoạt động bên dưới bề mặt của mặt trăng và có thể cảnh báo họ về sự tồn tại của một đại dương magma bên trong của nó.
Nhiệm vụ này sẽ có cái nhìn cận cảnh hơn về núi lửa cực đoan của Io và cố gắng hiểu thêm về cấu trúc của mặt trăng.
Trident: Một sứ mệnh đối với mặt trăng băng giá của Sao Hải Vương- Triton, thường được coi là một thế giới có thể ở được trong vùng bên ngoài lạnh lẽo của Hệ Mặt Trời.
Mặc dù bề mặt của Triton là băng giá nhưng tàu thăm dò Voyager 2 của NASA tiết lộ rằng nó cũng rất tích cực và thậm chí có thể tự hào về bầu không khí của chính nó. Trong một lần bay gần nhất, TRIDENT sẽ lập bản đồ bề mặt của mặt trăng và sẽ tìm kiếm manh mối về việc mặt trăng có một đại dương dưới đáy như dự đoán hay không.
Mặt trăng của Sao Hải Vương, Triton cũng nằm trong nhiệm vụ tiếp theo của NASA (Ảnh: Internet)
Các nhiệm vụ Discovery hiện tại bao gồm Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) và tàu thăm dò Sao Hỏa. Các hồ sơ theo dõi của các dự án đã được trộn lẫn. Trong khi LRO đã đi vào quỹ đạo quanh Mặt trăng từ năm 2009 và tiếp tục thu thập dữ liệu có giá trị, tàu đổ bộ InSight đã gặp rắc rối vào năm ngoái khi một đầu dò nhiệt độ bất ngờ bật ra khỏi bề mặt sao Hỏa.
Hai nhiệm vụ chương trình Discovery khác đã được chọn vào năm 2017 và sẽ ra mắt trong vài năm tới. Lucy sẽ ra mắt vào năm 2021 và sẽ khám phá bảy tiểu hành tinh, trong khi Psyche sẽ ra mắt vào năm 2023 và sẽ khám phá một tiểu hành tinh kim loại khổng lồ.
"Những nhiệm vụ được lựa chọn có khả năng thay đổi nhận thức của chúng ta về một số nhất thế giới năng động và phức tạp của Hệ Mặt Trời. Khám phá bất kỳ một trong những thiên thể này sẽ giúp mở khóa những bí mật về cách thức chúng xuất hiện trong vũ trụ." , Thomas Zurbuchen, quản trị viên sư về khoa học chỉ đạo nhiệm vụ của NASA, cho biết trong một tuyên bố.
Bài viết sử dụng nguồn từ The Verge, NASA.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhà tiên tri "ngủ gật" và những lời tiên đoán thành sự thật Edgar Cayce đã tiên đoán chính xác cái chết của Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Tổng thống John F Kennedy. Edgar Cayce (1877 - 1945) được mệnh danh là "nhà tiên tri ngủ gật" nổi tiếng nhất thế kỷ XX xuất thân từ nước Mỹ. Ông không chỉ đưa ra những dự đoán rất chính xác về tương lai mà Cayce còn...