Ngược đời nhà trai đòi nhà gái đến… xin cưới
Em là con gái nhà nghèo, nhưng lại may mắn được trời phú cho nhan sắc. Em cũng như hầu hết những cô gái trẻ khác, đều mong ước mình có một tấm chồng giàu có. Chưa bao giờ em nghĩ suy nghĩ ấy là sai, nhưng lúc này em lại đang rất khổ sở vì lựa chọn đó.
Em là một cô gái trẻ mới rời sách vở bước vào đời, lâu nay chỉ chú tâm vào học hành, chưa từng yêu đương một ai vì luôn tâm niệm rằng chỉ có học hành, có nghề nghiệp mới giúp mình có cơ hội kiếm một người chồng tốt. Em đã nghĩ mình may mắn khi gặp anh, nhưng yêu anh vui thì ít, buồn tủi thì nhiều. Dù thế em vẫn không muốn từ bỏ.
Em không phủ nhận lúc đầu em đồng ý cho anh ấy tìm hiểu vì thấy gia cảnh và điều kiện anh ấy tốt. Nhưng dần dần là em yêu thực sự, thậm chí có lúc em nghĩ nếu anh ấy không có nhiều tiền em cũng vẫn sẽ yêu. Anh ấy yêu em, nhìn cái cách anh ấy quan tâm chăm sóc em, em tin là như vậy. Nhưng gia đình anh và mọi người luôn nghĩ em đu bám anh vì anh giàu có.
Một vài lần anh ấy tìm cách để em xuất hiện trước gia đình, đó là những lần em cảm nhận rõ thái độ lạnh nhạt và coi thường của họ với những lời nói khiến em tự ái và tổn thương ghê gớm. Nhiều lần em đề nghị chia tay, lần nào anh ấy cũng níu kéo nói rằng cho anh ấy thời gian để anh ấy thuyết phục gia đình. Rằng anh yêu em và hãy tin vào tình yêu đó, tình yêu càng trắc trở mới càng thắm đượm bền lâu.
Em có thai, anh ấy mừng rỡ cho rằng đó là cơ hội tuyệt vời để gia đình chấp thuận cho bọn em làm đám cưới. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trong một cuộc họp gia đình, mẹ anh cho rằng em đã cố tình gài bẫy anh để bước chân vào gia đình này, cũng nói rằng họ không thể làm thông gia với một gia đình nghèo khó và yêu cầu em bỏ thai.
Bố mẹ anh ấy là người kinh doanh có tiếng ở đất Hà Thành này, có lẽ vì vậy họ nhìn đâu cũng thấy những mánh khóe, bịp bợm, cơ hội và lừa đảo vì những lợi ích. Bạn trai em là con một nên được cưng chiều, học hành không giỏi giang nhưng luôn có bố mẹ là bệ đỡ. Ngoài việc tự do yêu đương bên ngoài ra thì cái gì cũng do cha mẹ sắp đặt và quyết định, kể cả việc cưới vợ. Nhưng lần này anh ấy không răm rắp tuân theo ý của gia đình mà một hai đòi cưới em.
Sau vài lần thuyết phục không được con trai mình, mẹ anh đã hẹn gặp em. Tối hôm ấy bà không nói gì nhiều. Tóm gọn lại là bà chỉ cho em hai hướng giải quyết. Một là bà sẽ cho em một số tiền lớn, em hãy bỏ thai và tránh xa con trai bà. Hai là, gia đình bà chấp nhận cho bọn em cưới nhau với điều kiện bố mẹ em phải đến nhà xin cưới.
Trần đời em chưa thấy chuyện gì lạ như vậy, em cũng chưa từng gặp ai độc ác như vậy. Nói là hai hướng giải quyết nhưng thực chất cũng chỉ là dồn em đến việc chia tay mà thôi. Họ có nhiều tiền và cho mình cái quyền được sỉ nhục người khác hay sao? Dù sao thì đứa bé cũng là dòng giống máu mủ nhà họ, họ nhất định phải làm như thế mới hả lòng hả dạ hay sao?
Mẹ em sau khi biết chuyện, bà khóc rất nhiều. Mẹ nói rằng nếu anh ấy thực lòng yêu em và em cũng vậy thì để em có hạnh phúc, để con em có cha, mẹ em sẵn sàng đến nhà họ. Bố em nghe được và nổi điên lên. Ông bảo: “Bố đẻ mày ra, nuôi mày khôn lớn học hành không phải để cho người ta sỉ nhục, hành hạ. Mày dại dột thì bố chịu tất, cứ đẻ đứa bé ra, rồi để bố mẹ nuôi cho, tìm một người đàn ông tử tế mà làm lại cuộc đời. Không đời nào bố cho mày về làm dâu nhà khốn nạn ấy”. Bố mẹ em vì chuyện này mà cãi vã nhau gay gắt. Mẹ em thì cho rằng bố em cứng nhắc, cứ vì sĩ diện mà không nghĩ đến tương lai của con. Bố em chửi mẹ em “đàn bà đái không qua ngọn cỏ mà đòi nhìn xa trông rộng”.
Video đang HOT
Từ nhỏ đến lớn em chưa bao giờ khiến bố mẹ buồn lòng, nay chỉ vì yêu mà em đã trở thành một đứa bất hiếu như vậy. Bạn trai em ngày nào cũng tìm gặp em, năn nỉ ỉ ôi em thuyết phục bố mẹ vì tương lai của bọn em mà chịu thiệt nhún nhường một tý. Chưa bao giờ em thấy người con trai em yêu lại đáng ghét như lúc này.
Đã có lúc em nghĩ đến lời mẹ em “giờ mình đang người dưng thì vậy, bước qua cửa ải này, thành con cháu nhà họ rồi, lẽ nào họ không thương?”, rồi lại nghĩ đến lời bố em: “Cái nhà ấy coi trọng tiền của hơn ruột thịt, bố thà để mày khổ chứ không thể để mày chịu nhục”. Mẹ em nói đúng hay là bố em nói đúng?
Có lúc em nghĩ rằng họ càng phản đối, càng tìm cách xua đuổi em, em sẽ càng không buông tha để về làm người nhà họ cho bằng được. Chẳng lẽ con trai họ không phải chịu trách nhiệm gì? Con em có ông bà nội giàu có sao phải ra đời với thân phận một đứa con hoang để người ta dèm pha, miệt thị? Cũng có lúc em lại nghĩ em chẳng cần một đồng một cắc nào của họ, con của em cũng chẳng cần làm con cháu những kẻ tàn nhẫn như thế.
Cái thai thì ngày một lớn lên, em vẫn chưa biết nên chọn lối nào. Cưới hay không cưới? Sinh con hay không sinh con? Em không nhẫn tâm bỏ cái thai, nhưng lại cảm thấy sợ hãi nếu giữ lại đứa bé. Em mới chỉ ngoài hai mươi tuổi, cuộc đời còn dài phía trước em phải làm sao đây?
Theo Dân Trí
Đưa cha già vào tiệm mỳ ăn, người con trai để lại bài học xúc động lòng người
Trong cuộc đời mình, nếu không thể bao dung cha mẹ, liệu bạn có thể bao dung những người khác? Nếu không thể làm tròn chữ Hiếu, liệu cuộc sống của bạn còn ý nghĩa gì?
Vào một buổi tối đẹp trời, người con trai đưa cha đến một tiệm ăn. Sau khi ngồi vào bàn, anh ân cần hỏi cha món ông thích ăn rồi đặt món với người phục vụ.
Cha của anh có lẽ đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông già yếu hơn nhiều so với những người ở độ tuổi của ông. Cặp kính ông đeo dày cộp và giọng nói của ông khàn khàn. Ông không nói nhiều, chủ yếu ngồi im lặng và nhìn con trai bởi dường như việc nói cũng khiến ông mất sức lực.
Người phục vụ mang đồ ăn lên và đó là hai bát mỳ bò thơm phức. Người con trai cầm đôi đũa đặt vào tay cha rồi anh nhanh chóng mời cha ăn cho nóng. Đôi tay cha gượng gạo gắp từng sợi mỳ, giống hệt như anh những ngày đầu mới tập cầm đũa. Sợi mỳ rơi khắp mặt bàn, nhưng mỗi lần thấy vậy, anh chỉ mỉm cười nhìn cha. Anh kiên nhẫn ngồi đợi cha gắp từng sợi mỳ cho vào miệng, đôi khi anh dùng đũa của mình đỡ những sợi mỳ quá dài.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo vtv.vn)
Trong khi người con trai bình thản ăn cùng cha, những vị khách khác trong quán ăn này lại quay sang nhìn họ với vẻ khó chịu vì cách người cha ăn khiến họ mất khẩu vị.
Một lát sau, hầu hết khách trong tiệm ăn đều hướng sự chú ý vào hai cha con nhưng người con trai lại không cảm thấy xấu hổ hay e ngại về việc cha mình đã làm rơi đồ ăn lên cả quần áo.
Sau khi ăn xong, người con đưa cha đến phòng vệ sinh để làm sạch quần áo, chải tóc và đeo lại kính cho ông.
Khi cả hai ra khỏi nhà vệ sinh, tất cả các khách hàng ở đó đều nhìn họ trong yên lặng. Họ không thể hiểu được tại sao người con có thể bình thản như vậy dù cha anh đã làm anh rất mất mặt.
Người con trai thanh toán tiền cho bữa tối rồi dìu cha bước ra khỏi tiệm.
Đúng lúc đó, một trong những vị khách lớn tuổi ở đó đã gọi người con trai lại và nói: "Chàng trai, cậu có biết cậu đã bỏ quên thứ gì không?"
Người con trai đáp: "Không, thưa ông, tôi không bỏ quên gì cả".
Vị khách nói tiếp: "Ồ, có đấy. Cậu đã để lại một bài học cho mỗi người con và niềm hy vọng cho mỗi người cha".
***
Chắc hẳn khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng có một vài lần kêu khóc ngoài phố, ăn uống rơi vãi hay ngay ở chốn đông người mà nằng nặc đòi cha mẹ phải mua cho một món đồ chơi mới. Nhưng cha mẹ lại không bao giờ thấy phiền lòng hay cảm thấy xấu hổ về chúng ta.
Tuy nhiên ngày nay, phần lớn con cái lại không muốn dành thời gian đi ăn, đi dạo, đi mua sắm cùng cha mẹ bởi họ sợ sự vụng về tuổi già của cha mẹ sẽ khiến họ mất thể diện.
Khi còn nhỏ, cha mẹ sẵn sàng dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi trong ngày chỉ để chơi trò nấu ăn hay chăm sóc mấy con búp bê với bạn. Nhưng khi cha mẹ về già, bạn lại không muốn ở bên họ để trò chuyện, tâm sự hay động viên họ, bởi bạn tiếc khoảng thời gian đó của mình, cho rằng sẽ hữu ích hơn nếu bạn làm thêm một chút việc để kiếm thêm một chút tiền.
(Ảnh minh họa: Dẫn theo quentinlebegue.blogspot.com)
Từ xa xưa, lòng hiếu thảo luôn là một trong những đức tính được người đời ca ngợi. Cổ nhân vẫn thường dạy: "Bách thiện hiếu vi tiên", trong trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Hiếu kính và lễ phép với cha mẹ là một trong những biểu hiện của đạo làm con. Nhưng cuộc sống bận rộn và những lo toan vật chất đôi khi cuốn chúng ta đi mất, khiến ta lãng quên những đấng sinh thành của mình.
Cha mẹ vốn dĩ luôn yêu thương chúng ta và chẳng bao giờ ngừng quan tâm tới chúng ta. Dù có lúc ta lãng quên hoặc làm tổn thương cha mẹ nhưng tình yêu thương họ dành cho ta vẫn là vô điều kiện.
Có thể nói hiếu kính cha mẹ, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ là một tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của con người. Nếu không thể yêu thương và bao dung cha mẹ mình, bạn làm sao có thể yêu thương và bao dung những người khác? Phận làm con nếu không làm tròn chữ Hiếu, sống trên đời còn ý nghĩa gì đâu?
Cuộc sống quả là ngắn ngủi, trăm năm thoáng qua trong chớp mắt. Bởi vậy, hãy tận dụng những năm tháng còn ở bên cha mẹ để cảm ân bằng cả tấm lòng mình.
ĐKN/Sưu tầm
Sang nhà gái xin cưới, cô người yêu phát ngôn 1 câu khiến cả họ nhà tôi tím mặt Cái bụng bầu 3 tháng của cô ấy làm cho đám cưới này phải tiến hành sớm hơn dự định. Và ngay trong ngày gia đình tôi sang xin cưới, cô ấy hồn nhiên phát biểu một câu khiến cả họ nhà tôi giận tím mặt. Từ hôm sang nhà gái thưa chuyện về đến nay, không khí gia đình tôi nặng như...