Ngược đời “nghề bùng tiền” app cho vay nặng lãi: Khi các con nợ đoàn kết “mách nước” nhau, nhưng xù nợ liệu có dễ dàng?
Nhóm kín có tên “Hội vay tiền App web bị khủng bố – giúp đỡ anh em đối phó” đã được lập ra nhằm mục đích “hướng dẫn” cách thức bùng tiền khi vay qua app với số lượng thành viên hơn 39.000 người đã khiến cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ.
Choáng váng một người cùng lúc vay hàng chục app
Trong thời gian qua sự nở rộ của các ứng dụng vay tiền mọc lên như nấm sau mưa. Có đến hàng trăm app vay tiền xuất hiện, đáp ứng được việc cần tiền “ nóng” của những người có nhu cầu.
Cùng với đó là quy trình vay hết sức chóng vánh, không cần thế chấp, đặt cọc mà chỉ cần CMND, số điện thoại hoặc một vài thông tin về gia đình, người thân là đã có thể vay đến hàng chục triệu. Không chỉ dừng lại ở đó, cũng từng đấy lượng thông tin, người vay có thể tiến hành vay ở nhiều app khác nhau.
7749 ứng dụng vay tiền online.
Nhưng đi cùng với việc “giải quyết nhanh” vấn đề tài chính cho người vay cũng đi kèm những hệ lụy khác như việc không trả nợ đúng hạn, con nợ sẽ được đòi nợ kiểu “khủng bố” tra tấn không chỉ bản thân mà chính người thân người vay cũng phải chịu liên lụy.
Thế nhưng mới đây MXH xôn xao chia sẻ một hội nhóm chuyên bùng tiền vay app khiến ai nấy đều không khỏi ngớ người. Hội nhóm có tên “Hội vay tiền App web bị khủng bố – giúp đỡ anh em đối phó” đã được lập ra và có số lượng thành viên hơn 39.000 người tham gia đã khiến cộng đồng mạng không khỏi bất ngờ.
Hội nhóm “bùng tiền” vay app khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Ảnh chụp màn hình.
Hội nhóm này là nơi các “thành viên” dùng để thảo luận những mánh khóe bùng nợ, họ truyền tai nhau những cách thức để lách qua các kẽ hở của các app cho vay rồi từ đó “bùng” nợ.
Đây có thể coi là “gậy ông đập lưng ông” với những đối tượng lập ra các app vay tiền online bởi, chính cách thức hoạt động, thủ tục cho vay chớp nhoáng đã dẫn tới việc nhiều cá nhân không có khả năng chi trả, cùng với những mánh khóe “lách” kẽ hở của app để bùng tiền.
Một người “tham khảo” cách bùng app của các thành viên trong nhóm. Ảnh chụp màn hình.
Video đang HOT
Thông qua hoạt động của nhóm hội này có thể thấy, mức tài chính mà người vay có thể vay là rất lớn, thậm chí là hàng chục triệu, tùy vào ứng dụng và uy tín người vay. Nghĩa là nếu người vay trả các khoản vay đúng hạn mức, thì sau đó người vay có thể tiếp tục vay ở những hạn mức cao hơn. Cứ như vậy, khoản vay càng lớn thì người vay càng khó có khả năng chi trả.
Một số thành viên trong hội nhóm này cho hay, có nhiều người không chỉ vay tiền một ứng dụng mà còn cùng lúc vay nhiều ứng dụng khác. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản nợ càng lúc càng lớn.
Vậy bằng cách nào mà người vay có thể vay cùng lúc nhiều ứng dụng như vậy?
Không chỉ bùng 1 app mà người này còn bùng hàng loạt ứng dụng khác. Ảnh chụp màn hình.
“Kỹ nghệ” bùng tiền
Bằng cách nào mà người vay có thể vay cùng lúc nhiều app khác nhau và bằng cách nào mà người vay có thể “bùng” được số tiền đó là điều mà các thành viên trong hội nhóm này thảo luận nhiều nhất.
Theo “chia sẻ” của các thành viên trong nhóm hội này, hầu hết tất cả đều vì “không còn khả năng chi trả” nên họ mới bắt buộc phải làm như thế. Những người khi chưa đến bước đường cùng vẫn “chăm chỉ” trả nợ đầy đủ. Tuy nhiên từ khi hội nhóm này được lập ra, đã xuất hiện những bài viết chia sẻ về cách “lách luật” để bùng tiền.
Theo những người đã từng “bùng” tiền các app, họ cho biết điều quan trọng nhất là tất cả thông tin được sử dụng đều phải làm giả. Từ số điện thoại sử dụng sim rác đến các tài khoản mạng xã hội Facebook, Zalo cũng là ảo. Thậm chí, nhiều ứng dụng yêu cầu thông tin cá nhân, gia đình, người thân, địa chỉ mới giải ngân. Đối phó lại, người vay cũng sẽ cung cấp địa chỉ giả làm tăng độ tin cậy.
Một thành viên chia sẻ “cách” để bùng tiền mà không bị đòi nợ. Ảnh chụp màn hình.
Ngoài ra, một lỗ hổng mà người vay có thể “lợi dụng” để bùng tiền chính là việc các app này đều sử dụng hệ thống duyệt hồ sơ tự động.
Chính từ việc thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp hay không cần trực tiếp xác minh thông tin người vay đã tạo điều kiện cho người vay có thể “bùng” tiền một cách dễ dàng thông qua việc sử dụng thông tin cá nhân giả mạo.
Lỗ hổng trong việc xét duyệt khoản vay đã tại cơ hội cho người vay bùng tiền. Ảnh chụp màn hình.
Và dường như từ khi hội nhóm này được thành lập, rất nhiều người vay đã không ngần ngại chia sẻ cách thức để “bùng tiền”. Thậm chí còn nhiều bình luận động viên người khác cứ “mạnh dạn” mà bùng.
Có hẳn trang web chuyên chia sẻ “bí kíp” bùng tiền!
Ngoài nhóm “Hội vay tiền App web bị khủng bố – giúp đỡ anh em đối phó” trên MXH, thì một trang web khác có tên v.v.a.t cũng hướng dẫn, chia sẻ tỷ mỉ các bùng tiền của các app. Bài đăng “Cách Bùng Nợ 10 App Online 1 Lúc Như Thế Nào?” trên website này được đăng tải vào ngày 1/1/2021 và đã thu hút hơn 10 ngàn lượt xem.
Trong bài đăng ngày, một người tên T. đã hướng dẫn tỉ mỉ cho tiết cho người vay “bùng tiền” qua app. Đặc biệt, người này còn chỉ ra lý do vì sao phải bùng tiền khiến những ai trong hoàn cảnh bị “siết nợ” cũng phải gật gù đồng ý.
Một trang web đăng hẳn cách bùng tiền. Ảnh chụp màn hình.
Và shock nhất chính là việc người này đưa ra “Lời khuyên dành cho người nùng nợ không muốn trả”. Những tưởng người này sẽ khuyên nhủ mọi người “không nên” bùng tiền nhưng người này lại chỉ ra cách bùng tiền hiệu quả nhất mà người vay có thể sử dụng:
“Tốt nhất anh chị có thể tham khảo cách dùng thông tin ảo như T. nói ở trên để vay, sim dùng xong chúng ta có thể vất đi, số điện thoại là người thân có thể mua số sim rác rồi nhờ bạn bè nghe hộ.
Như vậy, anh chị sẽ được an toàn, không bị bên thu hồi nợ tìm và gây phiển toái, gia đình, người thân cũng không liên quan, chịu ảnh hưởng gì hết”, người này chia sẻ trên bài đăng.
Khi các con nợ đoàn kết “mách nước” nhau, nhưng xù nợ có phải chuyện dễ dàng?
Bên cạnh việc muốn biết được cách thức “bùng tiền” vay app, những người tham gia hội nhóm trên cũng quan tâm đến việc nếu như bùng tiền như vậy liệu có an toàn không?
Một số thành viên vẫn tự tin mách nước và “động viên” nhiều người khác hãy “mạnh dạn” mà bùng tiền. Lý do họ đưa ra rất đơn giản, những ứng dụng này hầu hết là những ứng dụng không chính thống, chính vì vậy, người cho vay không thể/không dám đưa sự viễ ra trước pháp luật để giải quyết.
Chính vì vậy, mặc cho những hình thức đòi nợ khủng bố gọi điện thoại, nhắn tin, đe dọa… thì những “người vay” dù bùng nợ vẫn chẳng hề hấn gì.
Về mặt thực tế là nhưng vậy, nhưng về mặt pháp lý, liệu những hành vi “bùng tiền” như vậy có vi phạm pháp luật?
Theo điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, những trường hợp lợi dụng app vay tiền để bùng nợ, nếu đủ căn cứ chứng minh, các đối tượng có thể bị xử lý theo tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vay bạn trai hiện tại 1.6 tỷ để đưa cho người yêu cũ, nữ streamer xinh đẹp bị "vạch mặt" trên MXH, lên tiếng rũ bỏ trách nhiệm
Câu chuyện của cô nàng streamer đang thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng mạng.
Giai đoạn cuối năm, câu chuyện nợ tiền luôn là một trong những vấn đề khá nhạy cảm, bức bối và tốn nhiều nơ ron thần kinh của không biết bao nhiêu người. Và đối với một người đàn ông, dường như chẳng có viễn cảnh nào tồi tệ hơn việc chứng kiến "bạn gái" của mình vay tiền, sau đó mang đi cho người yêu cũ để rồi sau đó khất lần mỗi khi được hỏi tới. Đáng buồn thay, đây lại là câu chuyện đang làm xôn xao cộng đồng mạng Hàn Quốc, với nhân vật chính là Kikkigi - một nữ streamer khá xinh đẹp và gợi cảm.
Kick Kick - cô nàng streamer xinh đẹp trong câu chuyện
Theo đó, hai nhân vật chính trong câu chuyện là Kikkigi và Hanulpak. Mọi chuyện bắt đầu diễn ra khi trong một clip Youtube được đăng tải mới đây, Hanulpak đã tố cáo việc Kick Kick vay nợ anh 80 triệu won (khoảng 1.6 tỷ VND) và đang có ý định "bùng kèo". Đổi lại, cô nàng streamer xinh đẹp này thì cũng thừa nhận mọi việc đúng là như vậy. Tuy nhiên, có lẽ còn đau đớn hơn cho Hanulpak khi Kikkigi lại chia sẻ rằng cô vay tiền như vậy là theo yêu cầu của bạn trai cũ, và khi vay, cô nàng lấy lý do là để "trả nợ cho mẹ".
Lý do cho khoản vay của cô nàng streamer cũng khiến không ít người ngỡ ngàng
Trong số tiền đó, Kikkigi đã đưa cho người bạn trai cũ 70 triệu won (1.4 tỷ VND) và chỉ giữ lại cho mình 10 triệu won mà thôi. Và điều càng khiến mọi người bất ngờ hơn đó là khi cô nàng streamer làm rõ quan hệ của mình với người cho vay - đồng nghiệp Hanulpak. Cô khẳng định mình không có quan hệ vượt mức với người đồng nghiệp này, nhưng sốc hơn cả là khi cô cho biết từng "ngủ chung" với anh ta do tác dụng phụ của thuốc ngủ chứ không hề có ý định làm người yêu. Kikkigi cũng thẳng thắn cho biết mình không bao giờ dụ dỗ trước, tất cả là tác dụng phụ của thuốc ngủ mà thôi.
Cô cho rằng mình chưa bao giờ có ý định thành người yêu với Hanulpak, ngủ chung chỉ là do sơ suất từ tác dụng phụ của thuốc ngủ
Bên cạnh đó, cô cũng bật mí thêm rằng mình chắc chắn sẽ trả nợ, cũng như chia sẻ về việc từng bị khủng bố thậm tệ bởi Hanulpak tới mức phải quỳ xuống xin lỗi. Ở đoạn cuối của bức tâm thư gửi tới khán giả, Kikkigi cũng khẳng định mình sẽ trả tiền, xứng đáng bị xử phạt nhưng cô sẽ sống ngay thẳng với cái tâm của mình và thành thật xin lỗi vì mọi thứ.
Vay tiền cho con đi nước ngoài nhưng ham chơi, bố mẹ còng lưng trả nợ Vay 120 triệu đồng cho con đi nước ngoài nhưng con chỉ ham chơi để mặc bố mẹ ở nhà gồng lưng gánh từng khoản nợ, đến áo mặc Tết cũng chẳng dám mua lấy một bộ. Mạng xã hội vừa chia sẻ câu chuyện về người con đi nước ngoài nhưng không gửi tiền về cho gia đình trả nợ. Anh ta...