Ngừng tung hô, fan quốc tế lên tiếng chê bai Psy
Có rất nhiều ý kiến tiêu cực xoay quanh việc trở lại của Psy vào tháng 9 này.
Sau 2 “cơn bão” Gangnam Style và Gentleman, Psy hiện đang sở hữu một lượng khán giả theo dõi và ủng hộ rất lớn, nhưng bên cạnh đó tồn tại không ít ý kiến tiêu cực xung quanh chàng ca sĩ có 1-0-2 trên thế giới này. Trước những thông tin về việc trở lại trong tháng 9, có rất nhiều bình luận, nhận xét trái chiều đã được đưa ra. Đặc biệt, lượng comment mang tính chê bai khá lớn, để lại cho người hâm mộ rất nhiều suy ngẫm.
Một số bình luận tạo “bão” vừa qua:
“Tôi hi vọng anh ấy sẽ nhận ra rằng người Mỹ không nghĩ anh ấy là một nghệ sĩ thực thụ”, “Không chỉ Mỹ đâu, tôi nghĩ là cả thế giới ngoại trừ Hàn Quốc ra”, “Và tôi mong rằng bạn sẽ nhận ra cả thế giới xem Kpop là nhảm nhí”, “Phần lớn mọi người chẳng để tâm tới Kpop đâu”.
“Psy là điều kỳ cục được tạo ra từ một video nổi tiếng. Hãy nhìn đoạn clip về Kony đã nổi tiếng thế nào rồi người ta cũng sớm lãng quên. Những thứ video dở hơi trên Internet này sẽ “chết yểu” thôi”.
“Vâng… Vì anh ta là một gã châu Á có bộ dạng buồn cười… Lần cuối bạn thấy một gương mặt châu Á trên bảng xếp hạng Billboards là khi nào?”.
“Anh ấy là một trò hề trong mắt họ. Không chỉ ở Mỹ đâu, mà trên toàn thế giới, ngoại trừ Hàn Quốc và có thể một số nước khác nữa”.
“Tôi ghét phải thô lỗ nhưng người Mỹ không cười cùng anh đâu, người ta cười chính anh đấy”.
“Thành công của Gangnam Style đã giúp các thần tượng Hàn Quốc gây được chú ý trên quốc tế và thu hút thêm những lời mời ở nước ngoài”, “Thú vị đấy, tôi không nghĩ rằng có chuyện đó. Rất nhiều người thậm chí còn không biết Psy đến từ Hàn Quốc (hoặc không quan tâm, không may là vậy)”.
“Cư dân mạng Hàn Quốc đã quá hoang tưởng về Psy”.
“Tại sao khi một người Hàn Quốc tạo ra tiếng tăm ở nước ngoài thì người ta tôn họ lên là ngôi sao quốc tế?
Video đang HOT
Đầu tiên là Rain, anh ấy tham gia vào vài bộ phim “làng nhàng” ở Hollywood và khi đoạt giảiMTV Awards cho Ninja Assassin, khán giả vô cùng lúng túng và thầm nghĩ: “Anh chàng này đến từ đâu nhỉ?” kèm theo những tràng vỗ tay gượng gạo.
Bây giờ là Psy, tôi chắc rằng anh ấy đã giúp một số người nước ngoài biết đến Hàn Quốc nhưng ngoài ra thì chẳng ai quan tâm đến anh ấy nữa. Trào lưu Harlem Shake đã “đá văng” anh ấy ra ngoài vùng phủ sóng rồi.
Và thêm vào đó, Gentleman là một cú thất bại. Vâng, có thể video này có trên 400 triệu lượt xem hoặc sao đó đi chăng nữa, người ta chỉ muốn xem cái gì được nối tiếp Gangnam Style mà thôi”.
Những nhận xét tiêu cực trên phần nào có thể giải thích được. Điều này vô tình trở thành áp lực nặng nề đặt lên đôi vai của Psy. Mặc dù đã dốc khá nhiều nỗ lực cho những sản phẩm âm nhạc riêng, “chàng béo” chắc chắn không thể nào tránh khỏi sự đánh giá nhiều mặt của fan quốc tế. Hãy để sản phẩm sắp tới của Psy là câu trả lời cho những nghi hoặc của mọi người về khả năng của anh chàng. Theo bạn, Gangnam Style có thực sự là một “cú ăn may” hay không?
Theo Trithuctre
Khi USUK tấn công Kpop
Sự du nhập của những trào lưu mới đã làng nhạc xứ Hàn vốn rất độc đáo lại càng trở nên đa dạng và mới lạ.
Dù là một thị trường âm nhạc nổi tiếng với lượng fan khổng lồ nhưng thực tế, Kpop chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Âu Mỹ. So với thị trường âm nhạc rộng lớn này, Kpop còn "kém cạnh" hơn hẳn về bề dày phát triển, mức độ phủ sóng do yếu tố về ngôn ngữ và sự sáng tạo.
Rất nhiều trào lưu đang thịnh hành tại Kpop, đặc biệt là dustep, trapstep hay nhạc đồng quê... đều được du nhập từ phương Tây. Tuy nhiên, với sự kết hợp hài hòa, mới lạ giữa những trào lưu này với âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc, Kpop đã tạo nên một bản sắc riêng và ngày càng phát triển đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Hip hop thống lĩnh Kpop và sự pha trộn dustep, trapstep
Xuất hiện vào 1970 tại Bronx, New York, hip hop là thể loại âm nhạc được khơi nguồn từ những người Mỹ gốc Phi. Vốn chỉ được công nhận như một dòng nhạc underground, nhưng ở Hàn, hip hop lại rất thịnh hành, được coi như dòng nhạc chính thống và phát triển mạnh mẽ không kém gì pop, rock, Rn'B...
Tại Kpop, Epik High, Big Bang, 2NE1 có thể xem là người có công lớn nhất trong việc biến Hip hop trở thành dòng nhạc chính thống. Sau thành công của họ, hàng loạt nhóm nhạc hip hop đã ra đời và được công chúng đón nhận nhiệt tình. Ngoài những nhóm nhạc tân binh như CL9, DELIGHT, GI, Purplay, Ego Bomb, Bangtan boys... ngay cả những nhóm nhạc kì cựu như SNSD, T-Ara N4, 2PM, 4Minute, SHINee... cũng "sắm" nhạc hip hop vào ca khúc của mình.
Epik High.
Có nguồn gốc từ Anh, sau khi được giới thiệu rộng khắp trên thị trường thế giới vào những năm 1990, dubstep ngay lập tức trở thành con virus có tốc độ lây lan chóng mặt. Với sự quyến rũ của âm thanh điện tử, tiếng bass trầm bổng, khi thoải mái, khi gấp gáp, quyết liệt, dustep đã nhanh chóng lan đến xử sở kim chi và được ưa thích.
Trở lại sau hơn một năm vắng bóng tại thị trường âm nhạc Hàn, EXO đã thể hiện một quyết tâm và tham vọng rất lớn trong sản phẩm âm nhạc mang tên Wolf.Không chỉ gây ấn tượng với màn vũ đạo "độc nhất vô nhị", Wolf còn có khả năng thúc giục và kích thích mạnh mẽ vào tâm trí người nghe bằng giai điệu hoang dã, đậm chất dustep nhưng pha chút hip hop. Với màn tái xuất, EXO đã trở thành cơn bão lớn, tàn phá mọi ngóc ngách trên mảnh đất xứ kim chi.
EXO.
Sau khi du nhập hip hop, dustep, mới đây Kpop còn quyết "sắm sửa" thêm cho mình một "vũ khí" mới đó chính là trapstep, trong đó G-Dragon có thể xem là người khởi xướng với ca khúc Michi go. Dù "sinh sau đẻ muộn" (trapstep ra đời vào năm 2000 tại Mỹ), nhưng với sự cá tính, hứng phấn mang đầy tính ngẫu hứng, trapstep chắc chắn sẽ còn càn quyét Kpop trong thời gian tới.
Thực tế, ở Kpop, cách pha trộn dòng nhạc vốn rất được ưa chuộng, thay vì sản xuất một single đơn thuần là pop, Rn'B, hay electronic, dance..., các nghệ sĩ Hàn sẽ hòa trộn chúng lại với nhau, cộng thêm hip hop, dubstep, thậm chí là cả trapstep. Bởi vậy, dù vốn là những trào lưu âm nhạc đã rất thịnh hành tại Âu Mỹ nhưng khi đến với Hàn Quốc, hip hop, dubstep và trapstep vẫn trở nên đa dạng, nhiều màu sắc. Những ca khúc rất được yêu thích gần đây như I got a boy (SNSD), What's your name (4Minute), Gentleman (PSY), The baddest female (CL), Wolf(EXO)... đều là những ví dụ điển hình cho thấy sự cuốn hút, độc đáo của phong cách pha trộn âm nhạc.
Nhạc đồng quê mở rộng vị thế
Nhạc đồng quê là một thể loại nhạc pha trộn truyền thống phổ biến ở Mỹ và Canada. Nguồn gốc của nhạc đồng quê hiện nay là nhạc dân ca truyền thống của người da trắng, nhạc của người Celt, nhạc blues, nhạc phúc âm và nhiều loại nhạc cổ khác. Nó phát triển nhanh từ giai đoạn thập niên 1920 và được chấp nhận rộng rãi vào những năm 1970.
T-Ara N4.
Đối với những fan yêu nhạc Âu Mỹ, dòng nhạc đồng quê chắc chắn đã trở nên vô cùng quen thuộc. Với sự thành công của những ca khúc đồng quê đình đám như You Belong With Me (Taylor Swift), Blown Away (Carrie Underwood), Florida Georgia Line (Cruise)... có thể thấy thể loại này có chỗ đứng không nhỏ, đặc biệt là tại Bắc Mỹ.
Dù rất thịnh hành ở Âu Mỹ, nhưng tại Hàn Quốc, nhạc đồng quê lại là dòng nhạc mới mẻ và có tuổi đời ngắn ngủi. Chính sự mới lạ này đã giúp nhạc đồng quê trở nên thu hút tại Hàn Quốc. Thậm chí, không ít nghệ sĩ Hàn còn khéo léo kết hợp nhạc đồng quê vào những ca khúc điện tử, hip hop, pop, dance... như T-Ara N4 trong Countryside Life, Junsu trong Tarantallegra...
Bom bom bom là một trong những ca khúc được khán giả rất yêu thích thời gian gần đây của quán quân SuperStar K, Roy Kim. Thuộc thể loại nhạc đồng quê và được sáng tác bởi Roy Kim, ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại, ca từ lãng mạn, tươi sáng. Bom bom bom đã chinh phục được hàng triệu khán giả trẻ và đạt thứ hạng cao trên nhiều BXH âm nhạc Hàn Quốc.
Cat Daddy và Dougie phủ sóng khắp làng nhạc Hàn
Vũ đạo nhóm đồng đều, nhất quán là một đặc trưng dễ nhận thấy trong các sản phẩm âm nhạc Hàn. Thế nhưng, gần đây, với sự bùng nổ của nhạc hip hop, cat daddy và dougie lại trở nên rất phổ biến và được ưu chuộng. Lý do là cả hai đều rất cá tính, đậm chất hip hop. Thông qua hình thức vũ đạo này, các nghệ sĩ có thể bộc lộ phong cách độc đáo cũng như độ dẻo dai của mình.
Cat daddy được đặc trưng bởi động tác ngồi xổm và liên tục di chuyển cánh tay từ trước ra sau và ngược lại, như thể bạn đang ở trong một chiếc xe lăn vậy. Điệu nhảy này đã xuất hiện từ khá lâu nhưng nó trở nên rất phổ biến vào năm 2011, khi nhóm nhạc hip hop Mỹ The Rej3ctz phát hành single cùng tên.
Lần đầu tiên cat daddy xuất hiện ở Kpop có lẽ là trong Break Down của Kim Hyun Joong. Dù vũ đạo cat daddy của Hyun Joong trong MV còn khá miễn cưỡng và lúng túng, lại thiên về pop, nhưng anh đã có công rất lớn trong việc đưa cat daddy vào Kpop.
Roy Kim.
Chưa đầy một năm sau đó, cat daddy đã trở lại rất rầm rộ qua MV Fantastic Baby với phần trình diễn của Taeyang và sau đó là trong Be Ma Girl của Teen top. Khi thưởng thức Be Ma Girl , khán giả có thể nhận thấy điệu nhảy cat daddy xuất hiện khá thường xuyên, rõ nhất là ở phân đoạn 2 phút 53 của MV. Những động tác cat Daddy của nhóm thực sự ghi điểm bởi sự gần gũi và rất sôi động, trẻ trung.
Kim Hyun Joong.
Thực tế, cat daddy và dougie có khá nhiều điểm tương đồng khi cả hai đều chủ yếu dùng tay di chuyển và tạo cảm giác tự do, thoải mái. Tuy nhiên, dougie vẫn có điểm khác biệt so với cat daddy khi sử dụng động tác tay chà lên mái tóc và uốn cong đầu gối di chuyển từ trái sang phải. Đây là một điệu nhảy thuộc thể loại hip hop, có nguồn gốc từ Dallas, Texas (Mỹ) và đang rất thịnh hành tại Kpop. Ta có thể bắt gặp chúng trong rất nhiều ca khúc hay phần trình diễn của các nghệ sĩ Hàn Quốc như 2NE1, Donghae và Eunhyuk (Oppa oppa), BtoB (ca khúc WOW), Jay Park, B.A.P...
Nổi tiếng là công ty hiện đại, YG entertainment luôn tạo điều kiện để cho các "gà cưng" của mình làm việc với các nhà sản xuất hay biên đạo múa nước ngoài. Chính vì thế, những trào lưu Âu Mỹ luôn rất phổ biến trong các sản phẩm gắn mác YG. Từng gây bão lớn tại làng nhạc Hàn ngay khi ra mắt, I Am The Best của 2NE1 mang sức cuốn hút khó có thể chối từ khi kết hợp hip hop, điện tử cùng điệu nhảy dougie. Trong ca khúc này, vũ đạo của 4 cô gái khá đơn giản, ít tập trung vào những động tác đồng bộ, thay vào đó là nét mạnh mẽ của mỗi thành viên. Bạn có thể nhìn thấy họ thể hiện một cách rất tự tin những động tác đặc trưng của Dougie trong các phần trình diễn I am the best trên sân khấu.
Theo Đất Việt
Cả Kpop "thơm lây" nhờ "Gangnam Style" SNSD và Big Bang thu hút thêm nhiều sự chú ý là nhờ "chàng béo" Psy. Ngày 15/7 vừa qua, hiện tượng Gangnam Style của Psy vừa tròn 1 năm tuổi. MV đã trở thành video được xem nhiều nhất trên YouTube và cũng là clip đầu tiên có trên 1 tỉ lượt xem. Hiện tại Gangnam Style đã lên tới 1,74 tỉ...