Ngưng cho trẻ mầm non, tiểu học uống sữa do Nestlé cung cấp
Khánh Hòa yêu cầu các Phòng Giáo dục – Đào tạo trong tỉnh ngưng việc cho trẻ mầm non, tiểu học uống sữa do công ty Nestlé cung cấp.
Ngày 24/11, bà Hoàng Thị Lý, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Khánh Hòa, xác nhận đơn vị vừa ra văn bản yêu cầu ngưng tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học uống sữa trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học.
Theo bà Lý, từ công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo và UBND tỉnh Khánh Hòa, về việc tạm dừng triển khai chương trình “ Sữa học đường” đối với sản phẩm của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam.
“Ngày 22/11, Sở ban hành công văn yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát danh mục các đơn vị cung ứng sữa cho các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị này tạm dừng sử dụng các sản phẩm của công ty nói trên cho đến khi có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT”, bà Lý thông tin.
Video đang HOT
Gần 400 học sinh được đưa vào các cơ sở y tế cấp cứu trong sáng 27/10 sau khi uống sữa Milo. Ảnh: Bửu Phúc.
Cũng theo bà Lý, sở cũng yêu cầu các Phòng GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học không phối hợp với các công ty sữa, tổ chức cung cấp sữa miễn phí cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học tại trường khi chưa có sự cho phép của các cấp có thẩm quyền.
“Nếu đơn vị sự nghiệp thuộc sở tự làm, hoặc triển khai khi chưa được phép thì phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng sữa ở các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học tại nơi mình quản lý”, bà Lý nói.
Hồi tháng 10, gần 400 học sinh ở 2 trường tiểu học tại tỉnh Hậu Giang phải nhập viện cấp cứu sau khi uống sữa Milo (hãng Nestlé). Kết quả kiểm tra của ngành chức năng kết luận sữa bị nhiễm khuẩn do trong quá trình pha chế sữa bột Milo với một loại sữa đặc có đường của nhãn hiệu khác không đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm.
“Về lâu dài, sở sẽ phối hợp với Sở Y tế để tiến hành kiểm tra chất lượng sữa trước khi cho các em uống. Việc cung cấp, phát sữa miễn phí cho học sinh là tốt, nhưng chất lượng đầu vào phải tuyệt đối an toàn”, vị phó giám đốc khẳng định.
Theo An Bình (Zing)
Ba trẻ mầm non nhập viện cấp cứu vì ăn nhầm bột thông bồn cầu
Giáo viên trường mầm non sơ suất, để gói bột thông tắc bồn cầu trong lớp học, trẻ lấy ra ăn và phải nhập viện cấp cứu.
Bà Nguyễn Thị Vân, Hiệu trưởng trường mầm non xã Nam Kim (Nam Đàn, Nghệ An) cho biết, hôm nay hai trong số ba học sinh bị ngộ độc do ăn nhầm bột thông bồn cầu được cấp cứu tại bệnh viện ở Hà Nội, nạn nhân còn lại ở Nghệ An.
Buổi học chiều 14/11, bồn cầu nhà vệ sinh lớp học ở điểm trường chính Mạnh San (Trường mầm non Nam Kim) bị tắc. Giáo viên chủ nhiệm lớp bốn tuổi nhận hai gói bột thông tắc bồn cầu từ kế toán nhà trường để xử lý.
Khi vừa đưa hai gói bột này tới lớp thì một em muốn đi vệ sinh nên cô giáo bỏ tạm vào tủ đựng đồ dùng trong lớp học mà không khóa.
Vắng cô giáo, một trẻ trong lớp mở cửa tủ, lấy một gói bột xé ra chia cho các em khác. Phát hiện sự việc, giáo viện đã đưa ba trẻ tới cơ sở y tế địa phương sơ cứu, sau đó chuyển lên tuyến trên.
"Sự việc đáng tiếc do giáo viên sơ suất, trường sẽ xem xét có hình thức kỷ luật. Nhưng trước mắt, nhà trường tập trung phối hợp với gia đình để chăm sóc sức khỏe cho các cháu", Hiệu trưởng nhà trường nói.
Sáng 16/11, đại tá Cao Tiến Mai, Trưởng công an huyện Nam Đàn cho hay, cơ quan điều tra đang khám nghiệm, mẫu phẩm đã được niêm phong để phục vụ điều tra, hiện chưa có kết luận.
Trường mầm non Nam Kim có khoảng 460 cháu, học tập ở 3 điểm trường. Trong đó, điểm trường Mạnh San là chính gồm 11 lớp với gần 400 cháu học tập.
Theo Hải Bình (VNE)
Cô giáo biến lớp học thành sân khấu Để truyền cảm hứng cho trẻ mầm non, cô giáo Bùi Thị Thu Thủy (Trường Mầm non Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã nghĩ cách dàn dựng các hoạt cảnh, vở kịch cho trẻ tham gia, thậm chí biến giờ học thành các buổi liveshow ca nhạc hay câu lạc bộ khiêu vũ. Cô giáo Thuỷ trong một hoạt động trên...