Ngừa rối loạn do ngưng dùng thuốc
Rối loạn do ngưng dùng thuốc hay có thể gọi là tai biến do ngưng dùng thuốc là tác dụng phụ xảy ra do đang dùng một loại thuốc nào đó mà lại đột ngột ngưng không dùng thuốc đó nữa.
Tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra với bất cứ ai.
Những loại thuốc dễ gây rối loạn khi ngưng dùng thuốc
Các rối loạn do ngưng dùng thuốc dễ xảy ra khi người bệnh phải dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính, đó là các thuốc kiểm soát bệnh. Nếu dùng thuốc đều đặn liên tục, triệu chứng bệnh được khống chế. Nhưng nếu đột ngột bỏ thuốc, triệu chứng bệnh sẽ trỗi dậy, thậm chí còn trầm trọng hơn trước.
Các thuốc tim mạch, kiểm soát huyết áp
Aspirin là loại thuốc chống kết tập tiểu cầu. Aspirin giúp cho máu khỏi bị cục nghẽn và tác động có lợi cho các mạch máu. Hàng triệu người trên thế giới đã phải uống aspirin để giảm bớt cơn đau tim và chứng đột quỵ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã cảnh báo rằng, ngừng uống thuốc aspirin một cách đột ngột là một sai lầm, có thể gây nguy hiểm cho những bệnh nhân bị bệnh tim và có thể gây những cơn đau tim. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị đau tim hoặc những vấn đề khác như bệnh viêm họng, đau ngực không kiểm soát, có triệu chứng bệnh mạch vành khi họ ngừng uống aspirin trong vòng 1 tuần.
Không nên tự ý ngưng dùng thuốc để tránh tác dụng phụ.
Với người bệnh tăng huyết áp, phải dùng thuốc thường xuyên, liên tục, đều đặn để kiểm soát huyết áp. Nếu người bệnh đột ngột ngừng thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng sẽ làm huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm. Điều này thể hiện rất rõ khi người bệnh phải dùng các thuốc kiểm soát huyết áp như clonidin hoặc thuốc chẹn beta như propranolol…
Thuốc trị trầm cảm, động kinh
Video đang HOT
Các tác dụng phụ do thuốc cũng dễ xảy ra với thuốc điều trị bệnh trầm cảm. Đa số, người bệnh trầm cảm phải dùng thuốc trong thời gian tương đối dài, có người phải dùng suốt đời. Bệnh nhân bỏ thuốc giữa chừng khi bệnh chưa ổn định, các triệu chứng bệnh sẽ quay trở lại mạnh mẽ khiến việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn. ối với thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng (clomipramine, nortryptilin), nếu đột ngột ngừng thuốc sẽ làm trạng thái tâm thần của người bệnh xấu đi, thậm chí có người còn tìm cách tự tử. Việc điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau đó sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Các thuốc trị bệnh động kinh (như carbamazepin) cũng cho tác dụng phụ tương tự, nếu đột ngột ngưng dùng bệnh nhân sẽ lập tức lên cơn động kinh.
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, việc dùng thuốc điều trị rất lâu dài. Trong thực tế, với tâm lý chủ quan, nhiều người bệnh không tuân thủ dùng thuốc hoặc tự ý dừng thuốc khi thấy đường huyết tạm ổn, đã gây ra nhiều hệ lụy xấu. Đó là làm cho bệnh từ nhẹ trở thành nặng hoặc không dung nạp thuốc. Khi đó, do không kiểm soát được đường huyết khiến đường huyết tăng cao bất thường, dễ dẫn tới hôn mê. Hơn nữa, các biến chứng tổn thương trong đái tháo đường mang tính chất vi thể và nặng dần từng bước, nếu không tuân thủ dùng thuốc sẽ dẫn đến sự phá hủy cấu trúc cơ sở của sự sống, đó là các mạch máu. Khi các mạch máu bị tổn thương thì các cơ quan sẽ suy yếu dần không thể hồi phục được. Người bệnh sẽ mắc phải các biến chứng rất nặng như đột quỵ, mù lòa, suy tim, suy thận và khó khắc phục…
Thuốc tránh thai
Các tác dụng phụ dễ xảy ra với những người ngưng dùng thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng. Tác dụng phụ điển hình là chứng rối loạn kinh nguyệt, chuột rút, mụn trứng cá… Một số loại thuốc ngừa thai có thể giúp kiểm soát mụn trứng cá, vì vậy khi ngưng sử dụng, da sẽ nhiều dầu hơn, cùng với sự gia tăng mụn trứng cá trên mặt và các bộ phận khác của cơ thể. Những người đã từng bị chuột rút có thể giảm tình trạng này sau khi uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, tình trạng chuột rút cũng có có thể nặng nề hơn sau khi ngừng sử sụng thuốc tránh thai. Ngoài ra, khi ngừng thuốc tránh thai một số người còn bị đau đầu, căng tức ngực, cảm giác thèm ăn, đau bụng, trướng bụng, đầy hơi…
Các corticoid
Với trường hợp dùng thuốc glucocorticoid (nhóm thuốc thường được gọi tắt là corticoid như prednisolon, dexamethason…) trong thời gian dài sẽ làm hoạt động của tuyến vỏ thượng thận bị ức chế. Việc ngưng dùng glucocorticoid đột ngột, có khả năng gây hội chứng suy thượng thận cấp rất nguy hiểm.
Thuốc có tính chất gây nghiện
Đó là thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện, gọi chung là opioid (morphin, pethidin, fentanyl); thuốc ngủ nhóm barbiturat, thuốc an thần nhóm benzodiazepin (như diazepam); thuốc giảm cân kích thích là các dẫn chất amphetamin…Người bệnh sử dụng các thuốc này trong thời gian dài sẽ bị quen thuốc. Thuốc làm thay đổi chuyển hóa cơ bản của các tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật. Những tế bào này lệ thuộc vào thuốc, nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, các tế bào sẽ phản ứng bằng các tác dụng phụ do thiếu thuốc, được gọi là “hội chứng cai thuốc”, bao gồm mất ngủ, vật vã, đau nhức, nôn mửa, toát mồ hôi, tiêu chảy thường xuyên…
Cần làm gì để hạn chế rối loạn?
Điều đầu tiên người bệnh phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không được tự ý kéo dài thêm thời gian dùng thuốc hoặc đột ngột ngưng dùng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Để hạn chế tác dụng phụ do ngưng dừng thuốc, biện pháp cần thiết nhất là giảm liều từ từ trước khi dừng hẳn để giúp cơ thể thích ứng dần dần với các hoạt động bình thường trước khi ngưng thuốc hoàn toàn, chứ không được đột ngột ngưng thuốc. Trong quá trình dùng thuốc và sau khi ngừng thuốc, cần theo dõi các phản ứng phụ, nếu thấy xuất hiện những rối loạn, những phản ứng bất thường trong cơ thể, cần đi khám bệnh ngay.
DS. Minh Đức
Theo suckhoedoisong
"Cứu cánh tâm hồn" cho cô gái trẻ 25 năm sống chung với bệnh động kinh
Các bác sỹ đã quyết định phẫu thuật cắt tổn thương. Hiện tại, sau phẫu thuật, chị T. không còn cơn giật, không còn biến chứng của bệnh động kinh, không còn trầm cảm và tự tin hòa nhập với cuộc sống.
"Một cô gái xinh đẹp, sống ở Sài Gòn, 29 tuổi, nhưng phải chịu đựng 25 năm động kinh, có những ngày 40 cơn giật, nghe con số thật khó hình dung ra những gì bệnh nhân phải chịu đựng. Nhưng dò hỏi hoàn cảnh cô ấy, có một con gái, còn chồng thì bỏ gia đình vì nghĩ vợ bị tâm thần, chỉ còn mẹ đẻ bên cạnh chăm chút con gái, kể câu chuyện về con mà bà mẹ lại khóc, hai mẹ con kéo nhau đi tứ xứ từ Nam vào Bắc chữa bệnh, uống tới 7 loại thuốc động kinh... Có lẽ điểm dừng cuối cùng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khi chúng tôi quyết định phẫu thuật, và sau thời gian nụ cười đã trở lại trên khuôn mặt, không còn cơn giật, hy vọng cô gái sẽ làm lại từ đây...".
Đây là những dòng tâm sự mở đầu cho câu chuyện đi tìm nụ cười cho bệnh nhân được bác sỹ Trần Đình Văn - Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ.
Chị T.N.T, 29 tuổi, 25 năm sống chung với bệnh động kinh, đã điều trị nhiều nơi và đến tháng 8 năm 2018, cơ duyên đưa chị đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Bệnh nhân được hội chẩn với Hội đồng động kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hội đồng động kinh Saint Anne (Pháp): Chẩn đoán động kinh kháng thuốc, loạn sản vỏ thùy trán. Các bác sỹ đã quyết định phẫu thuật cắt tổn thương. Hiện tại, sau phẫu thuật, chị T. không còn cơn giật, không còn biến chứng, không còn trầm cảm và tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Bác sỹ Văn cho biết: Hành trình tìm lại nụ cười, trao niềm tin và hy vọng cho chị T. là cả 1 hành trình dài không ngừng hết hy vọng của mẹ đẻ chị T. và sự nỗ lực của cô gái trẻ. Và để trở thành ứng viên phẫu thuật động kinh cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, bệnh nhân phải đảm bảo ít nhất 2 trong 3 điều kiện, đó là: Lâm sàng phải phù hợp với điện não đồ; Hình ảnh Cộng hưởng từ phải tìm thấy tổn thương (chỉ định được chụp ở những trung tâm phẫu thuật thần kinh lớn, theo protocol chuẩn quốc tế.
Và bệnh nhân phải điều trị theo thuốc chống động kinh phù hợp ít nhất trong 2 năm, bệnh nhân được đánh giá test tâm lý thần kinh trước mổ, hội chẩn và quyết định phương án phẫu thuật. Các bác sỹ đã tiến hành sử dụng kính vi phẫu, hệ thống định vị, phẫu thuật nội soi, có những trường hợp phải sử dụng điện não. Phẫu thuật để khu trú vùng sinh động kinh.
Với tỷ lệ thành công của động kinh tổn thương vùng sinh động kinh: Xơ hóa hải mã, loạn sản vỏ, u não bậc thấp, tỷ lệ khỏi 75-85%.
Với các thể động kinh khác như động kinh mất trường lực tỷ lệ phẫu thuật thành công 50-60 % (giảm cơn động kinh).
Ngoài phương pháp phẫu thuật cắt tổn thương còn có phương pháp khác như: kích thích dây X, phẫu thuật kích thích não sâu cũng là những tiến bộ đang chuẩn bị được áp dụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
"Chứng kiến các cháu nhỏ động kinh, bố mẹ không dám cho con đi học, bắt ở nhà, vì học kém đi, vì mặc cảm tự ti, vì trầm cảm, vì coi như hết hy vọng... Hàng trăm câu chuyện bắt gặp như vậy làm chúng tôi càng thêm quyết tâm điều trị, mặc dù còn rất nhiều khó khăn và thử thách", BS Trần Đình Văn chia sẻ.
Theo Helino
Bị phản ứng thuốc đến nỗi bác sĩ nói sẽ bị vô sinh nhưng điều không ngờ đã xảy ra với cô gái sau đó Cô gái từng bị bỏng từ trong ra ngoài do phản ứng mạnh với thuốc đã đón nhận một điều mà không ai ngờ tới. Danika Heron ở New South Wales (Australia) đột nhiên bị phản ứng dữ dội với thuốc động kinh khiến da sưng rộp và bong tróc từng mảng. Vài năm sau, cô phát hiện mình có thai - đây...