“Ngứa mắt” với mụn nước trên chân con, mẹ tùy tiện xử lý suýt chút khiến con mất mạng và lời cảnh báo không thừa cho bố mẹ
Đối với mẹ cậu bé đây là một cơn ác mộng mà cô không bao giờ quên. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng là bài học cảnh báo đối với các bậc phụ huynh không được tùy tiện xử lý những vết thương của con theo cách của mình.
Tháng trước, cậu bé có tên là Đông Đông, 9 tháng tuổi sinh sống tại tỉnh lẻ ở Trung Quốc vừa trải qua 4 lần phẫu thuật khiến cả gia đình ăn ngủ không yên, hóa ra nguyên nhân là do sự sơ suất và bất cẩn của người mẹ. Mẹ Đông Đông cho biết, trong một buổi tối trước khi cho con đi ngủ, cô phát hiện trên chân con trai có 2 mụn nước to vừa phải, sợ con trai khó chịu nên cô quyết định tìm cách để khiến 2 mụn nước đó tan biến nhanh nhất có thế. Ngay sau đó, người mẹ đi lấy cây kim may đồ đâm thủng mụn nước ấy rồi cho con đi ngủ.
Ảnh minh họa
Đêm hôm đó, Đông Đông sốt cao, liên tục gào khóc, người mẹ sợ hãi mở đèn thì phát hiện 2 mụn nước chuyển thành màu tím, kèm theo mùi hôi thối, nghĩ đến điều chẳng lành, cô liền đưa con đến bệnh viện địa phương để cấp cứu. Sau khi nhìn thấy tình trạng của Đông Đông, bác sĩ đưa cậu bé đến phòng chăm sóc đặc biệt và nói rằng phải phẫu thuật ngay lập tức bởi vì da của Đông Đông bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Bác sĩ nói rằng, mụn nước trên cơ thể của trẻ em không được tùy tiện chọc thủng, bởi vì khi chúng bị vỡ, vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm ổ ở mô dưới da, cần phải trải qua quá trình điều trị dài mới có thể chữa khỏi hoàn toàn. May mắn Đông Đông đã được đưa đến bệnh viện kịp lúc, chỉ cần đợi đến qua sáng hôm sau, có thể cậu bé sẽ không giữ được tính mạng.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bác sĩ nói thêm, mụn nước là một túi nhỏ chứa dịch thường hình thành ở các lớp trên của da sau khi bị tổn thương, vì vậy dù có thế nào cũng không được làm thủng chúng. Nếu mụn nước quá lớn thì phải đến bệnh viện để xử lý. Trong trường hợp của Đông Đông, người mẹ đã quá thiếu hiểu biết nên suýt chút khiến con mất mạng. Bởi vì khả năng miễn dịch của trẻ con khá yếu nên vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập thông qua lớp da bị tổn thương và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy nếu trên cơ thể trẻ con xuất hiện mụn nước, các bậc phu huynh nên lưu ý những điều sau đây:
- Không được chọc thủng mụn nước, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào khiến da bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Phụ huynh nên bảo vệ mụn nước trên cơ thể con trẻ còn nguyên vẹn và đến gặp bác sĩ tư vấn.
- Nếu như phụ huynh vô tình phá vỡ mụn nước thì nên dùng băng gạc sạch để lau dịch tiết ra từ mụn nước và bảo vệ cẩn thận, không để vết thương tiếp xúc với vi khuẩn bên ngoài, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Nếu mụn nước quá lớn thì phụ huynh nên đưa con trẻ đến bệnh viện để xử lý. Nếu vùng da xung quanh mụn nước bị phồng rộp hoặc sưng lên, điều đó có nghĩa rằng da đã bị nhiễm bệnh, cần đến bệnh viện cấp cứu.
Những hành động tưởng chừng như vô hại lại gây ra hậu quả khôn lường. Trên thực tế, sức khỏe của đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Nên nhớ rằng, cơ thể của đứa trẻ rất mỏng manh, chúng hoàn toàn có thể bị môi trường làm tổn hại nếu như không được bảo vệ cẩn thận.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Diễn viên Mai Phương khập khiễng xuất viện
Sáng 10/9 diễn viên Mai Phương rời Bệnh viện Quân y 175 sau 25 ngày chữa ung thư phổi, đi khập khiễng với chân trái bị teo do biến chứng.
Nữ diễn viên cười tươi cảm ơn các y bác sĩ và bạn bè người thân, đôi lúc rưng rưng xúc động trong ngày xuất viện.
Bác sĩ Phạm Thành Luân, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 175, cho biết sau 25 ngày điều trị ung thư phổi, hiện sức khỏe Mai Phương khá hơn, đi lại được và không còn khó thở như khi mới nhập viện. Bệnh đã ở giai đoạn muộn, di căn vào xương nên bệnh nhân phải được theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Nữ diễn viên được điều trị ngoại trú, uống thuốc hàng ngày, tái khám theo hẹn.
Phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 động viên Mai Phương trong ngày xuất viện. Ảnh: L.P.
Nữ bệnh nhân nhỏ bé khiến các bác sĩ rất khâm phục vì nghị lực kiên cường, luôn lắng nghe và hợp tác với phác đồ điều trị. Mai Phương được điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích kết hợp với xạ trị giúp giảm đau vị trí di căn xương. Cô may mắn đáp ứng tốt với thuốc điều trị.
Căn bệnh ung thư phổi có thể gây những tác dụng phụ cho Mai Phương như thiếu máu, suy gan thận, suy tủy xương, rụng tóc... Tình trạng di căn xương khiến chân trái của Mai Phương bắt đầu teo. Cô khó có thể trở lại sân khấu để hoạt động biểu diễn.
Diễn viên Ốc Thanh Vân cùng nhiều nghệ sĩ luôn sát cánh cùng Mai Phương trong hành trình chống chọi bệnh. Ảnh: L.P
Nhiều bạn bè, người thân có mặt đón Mai Phương xuất viện. Diễn viên sinh năm 1985 bày tỏ ước mong hết bệnh ngay lập tức, có thể chăm sóc con gái nhỏ, đền đáp tình cảm của gia đình, bạn bè, người hâm mộ đã dành cho mình. "Mọi người đã không để Mai Phương đơn độc trong hành trình chống chọi bệnh tật", nữ diễn viên chia sẻ.
Mai Phương sinh năm 1985. Năm 2006, cô tốt nghiệp khoa Kịch nói thuộc Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Sau đó, cô tham gia sân khấu kịch Phú Nhuận và được biết đến qua các vở kịch Người vợ ma, Nhiệm vụ bất khả thi... Cô từng đóng nhiều phim như Những thiên thần áo trắng, Mộng phù du, Xóm cào cào, Trai nhảy... Năm 2010, cô thử sức với lĩnh vực ca hát dưới sự hỗ trợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Năm 2013, cô sinh con gái, làm mẹ đơn thân. Cô phát hiện mắc ung thư phổi song âm thầm chịu đựng, chữa trị trong hoàn cảnh khó khăn kinh tế.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Bé sơ sinh 10 ngày tuổi phải vào viện vì lở loét khắp người, bác sĩ hỏi 1 câu biết ngay "thủ phạm" đáng sợ bố mẹ nên dè chừng Mới từ viện trở về sau sinh, bà mẹ trẻ lại phải tức tốc bế con trở lại bệnh viện vì đột nhiên xuất hiện nhiều mụn nước khắp người. Khi gia đình đón chào một thành viên mới, tất nhiên đó là tin vui không chỉ của các thành viên trong gia đình mà còn là của bạn bè, người thân, họ...