Ngửa lá bài “bom nhiệt hạch” của Kim Jong-un
Trong khi nhiều quốc gia khác phẫn nộ trước hành động thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng vui mừng khi người dân trong nước tỏ ra ngạc nhiên và đầy tự hào.
Với người dân Triều Tiên, thông báo thử bom nhiệt hạch có lẽ mang lại niềm tự hào về tiềm lực quốc phòng của đất nước. Năm nay, Đảng Lao động Triều Tiên sẽ tổ chức kì đại hội thứ 7 nên Kim Jong-un càng cần sự chú ý và ủng hộ của người dân trước những quyết sách mới.
Theo Wall Street Journal, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng ảnh hình lãnh đạo tối cao Kim Jong-un kí sắc lệnh yêu cầu thử hạt nhân ở trang nhất. Tờ báo chính thống này cũng đăng nội dung sắc lệnh và chữ ký của ông Kim.
Tháng 5.2016 sẽ là dịp Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7.
“Hãy bắt đầu năm 2016 bằng vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên, để cả thế giới này sẽ nhìn vào Đảng Lao động Triều Tiên bằng ánh mắt ngưỡng mộ”, bài báo viết.
Các chuyên gia quân sự từ Mỹ và Hàn Quốc nhận định đây không phải là một quả bom nhiệt hạch như Triều Tiên tuyên bố. Thông tin cho thấy đây là một thiết bị hạt nhân cỡ nhỏ, cùng loại với những quả bom từng thử nghiệm.
Video đang HOT
Kim Heung-hwang, một người Triều Tiên từng trốn thoát khỏi đất nước cho biết khi chính quyền muốn tuyên truyền thông điệp quan trọng, họ sẽ tổ chức những cuộc họp cộng đồng lớn. Với những sự kiện như thử hạt nhân hay tên lửa tầm xa mới được phóng, những cuộc gặp mặt chắc chắn sẽ diễn ra.
“Bom nhiệt hạch” được cho là lá bài quan trọng của lãnh đạo tối cao Kim Jong-un nhằm củng cố vị thế chính trị.
Hình ảnh hiện đại của quân đội và sự ủng hộ của người dân sẽ là lí do quan trọng giúp Triều Tiên có thể bạo tay chi cho ngân sách quốc phòng. Mỗi năm Triều Tiên chi khoảng GDP riêng cho lĩnh vực này.
Cuộc thử nghiệm hạt nhân cũng rất cần thiết để duy trì sự ủng hộ của giới chức quân sự và Đảng Lao động. Không giống như người cha Kim Jong-il mất hàng năm trời để xây dựng và củng cố quyền lực trước khi nắm quyền từ năm 1994, lãnh đạo Kim Jong-un nắm toàn bộ quyền lực ở Triều Tiên khi cha qua đời vào năm 2011. Trong hơn 4 năm cầm quyền, Kim Jong-un đã cách chức hơn 100 cán bộ. Điều này phần nào cho thấy sự bất ổn của Triều Tiên.
Tháng 5 này, Đại hội lần thứ 7 diễn ra sau 36 năm không tổ chức. Với quốc gia như Triều Tiên, việc thay đổi đường lối chính trị là rất khó khăn nên làm thế nào để quan chức chính phủ tin tưởng lãnh đạo tối cao là việc rất cần thiết.
Trong khi Triều Tiên vẫn đang ăn mừng kết quả vụ thử hạt nhân thì truyền thông trong nước có nhiệm vụ tối quan trọng là giúp mọi người dân biết được sự kiện trọng đại. Ngoài tờ Rodong Sinmun, 5 tờ báo nhà nước khác cũng đăng tải thông tin về vụ thử bom nhiệt hạch.
Theo Danviet
Giải mã "thám tử" dò bom nhiệt hạch Triều Tiên của Mỹ
Không quân Mỹ triển khai một máy bay WC-135 Constant Phoenix để kiểm tra bức xạ gần Triều Tiên, nhằm xác định xem Bình Nhưỡng có thật sự thử bom nhiệt hạch hay không.
Máy bay WC-135 Constant Phoenix. Ảnh: US Air Force
Lầu Năm Góc hôm 5.1 xác nhận việc triển khai máy bay "đánh hơi" phóng xạ WC-135 Constant Phoenix. Đây là một phiên bản cải tiến của Boeing C-135b hoặc EC-135C, làm nhiệm vụ thu thập mẫu không khí và các mảnh vụn. Nó sẽ xác định xem liệu Triều Tiên có thật sự đã thử bom nhiệt hạch(gọi tắt là bom H) hay không.
Constant Phoenix được tướng Dwight D. Eisenhower phê chuẩn đưa vào sử dụng vào tháng 9.1947, khi ông giao cho lực lượng không quân chịu trách nhiệm phát hiện các vụ nổ nguyên tử trên toàn thế giới. Nhiệm vụ ban đầu được giao cho máy bay WB-29, nhưng được hoán đổi sang WB-50 và cuối cùng cho WC-135 vào năm 1965.
Kể từ đó, WC-135 đã thường xuyên thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu không khí. Chiếc máy bay này đóng vai trò quan trọng trong việc theo dấu các mảnh vỡ phóng xạ sau thảm họa tại nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô năm 1986. WC-135 cũng từng được triển khai đến Nhật Bản vào năm 2011, sau khi lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima tan chảy sau thảm họa động đất và sóng thần.
WC-135 hiện là chiếc máy bay Mỹ duy nhất thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu không khí, với phi hành đoàn từ Phi đội Trinh sát số 45 tại căn cứ không quân Offutt ở Nebraska. Thiết bị trên khoang được vận hành bởi các thành viên của Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Không quân.
Máy bay có vận tốc khoảng 650 km/h, tầm hoạt động hơn 7.400 km. Theo Aviationist, WC-135 có thể chở đến 33 nhân viên, tuy nhiên, số thành viên tổ bay thường được giữ ở mức tối thiểu để giảm bớt mức độ tiếp xúc phóng xạ.
WC-135 thường bay trực tiếp qua vùng bị nghi là một chùm phóng xạ. Máy bay đã tích hợp công cụ bảo vệ trước phóng xạ, vì vậy, tổ bay trên khoang không cần phải mặc đồ bảo hộ cồng kềnh, Washington Post dẫn lời Susan Romano, phát ngôn viên tại căn cứ không quân Offutt, cho biết.
Darin R. Pfaff, một cựu thành viên tổ bay của WC-135 giải thích rằng: "khung máy bay có hai gói lọc than lớn, cũng như các bộ lọc Hạt không khí hiệu năng cao (HEPA) và Hạt không khí cực thấp (ULPA) cho không khí trong khoang.
Khi máy bay tiếp xúc các mảnh vỡ phóng xạ, phi hành đoàn sẽ giảm luồng không khí trong khoang để chỉ duy trì ở mức điều áp, tất cả nhân viên sẽ thở 100% oxy qua mặt nạ. Họ sẽ giữ mức thở 100% oxy này cho đến khi thang đọc hoạt động trở về cấp độ an toàn. Mọi người đều đeo một máy đo, và các dữ liệu này đều được theo dõi để ngăn chặn phơi nhiễm không an toàn".
Trong khi nhiều chuyên gia vũ khí hạt nhân đang hoài nghi về tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch của Triều Tiên, WC-135 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thực hư vụ việc. "Chúng ta sẽ biết chắc chắn một khi WC-135 lấy mẫu không khí", quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo Danviet
Triều Tiên cảnh báo chiến tranh với Hàn Quốc Bình Nhưỡng lên án các hành động của Seoul và cho rằng các nước đang thể hiện sự "đố kị" sau vụ thử bom nhiệt hạch. Triều Tiên cho rằng các nước đang thể hiện sự "đố kị" khi lên án nước này thử thành công bom nhiệt hạch. Ảnh: AP Phát biểu trước đám đông tại Quảng trường Kim Nhật Thành hôm...