Ngừa cảm lạnh, viêm họng mùa hè
Những tưởng chỉ khi trời lạnh thì bạn mới dễ bị cảm lạnh, đau họng. Nhưng không, các chuyên gia cho biết nguy cơ này vẫn tăng cao ngay giữa mùa hè do nhiều người có xu hướng ngâm nước lâu cũng như uống nước đá nhiều hơn để giải nhiệt.
Nếu không cẩn thận, mùa nóng bức cũng dễ khiến bạn nhiễm bệnh không khác gì mùa lạnh – Ảnh: Shutterstock
Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn tránh được tình trạng cảm lạnh, viêm họng trong mùa hè:
Tránh uống nước đá. Nhiều người dễ có xu hướng uống nước lạnh, nước đá ngay khi bước chân vào nhà hoặc chỗ làm sau thời gian dài ở ngoài trời. Điều này có thể giúp hạ thân nhiệt nhanh nhưng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Cơ thể bạn không thể duy trì cân bằng giữa quá lạnh và quá nóng, từ đó khiến bạn bị đau họng. Hãy hòa nước bình thường với nước lạnh và uống từng ngụm thay vì nốc hết một lần.
Giũ bỏ bụi. Bảo đảm mọi thứ xung quanh bạn đều ít bụi bặm hết mức có thể. Mặc dù khó tránh bụi khi chúng ta đi ngoài đường thường xuyên song hãy tìm cách loại bỏ hết bụi bẩn khi trở về nhà. Giũ bụi quần áo, sau đó bỏ vào máy giặt. Chịu khó lau dọn nhà sạch sẽ vì bụi trong nhà có thể gây hắt hơi và ho.
Bỏ giày dép và túi xách vào tủ. Không để giày dép, túi xách hoặc bất cứ đồ vật bạn mang, mặc mỗi ngày “khơi khơi” bên ngoài, mà hãy đặt chúng vào tủ khi bạn về tới nhà. Cách này có thể giúp ngăn bụi bẩn và vi trùng lây lan khắp nhà.
Tắm bằng nước ấm. Đừng để cơ thể bẩn quá lâu mà nên đi tắm ngay sau khi bạn đặt chân vào nhà. Dội nước giúp loại bỏ hết bụi bẩn và vi trùng bạn tiếp xúc trong ngày. Mồ hôi thường khô và ngấm vào da cùng với các tạp chất khác. Tắm sẽ giúp bạn gột bỏ bụi bẩn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trời nóng, tắm nước lạnh bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, song theo các chuyên gia sức khỏe thì dội nước lạnh lên người ngay sẽ khiến bạn nhiễm lạnh. Tốt nhất là lúc mới đầu tắm, bạn nên dùng nước âm ấm và sau đó thì có thể chuyển sang nước mát hơn vì lúc này thân nhiệt đã ổn định.
Video đang HOT
Mai Duyên
Theo TNO
Tác dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả vải
Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8g dưới dạng bột hay sắc uống.
Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10-16g múi khô. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.
Để chữa mụn nhọt, lấy múi vải giã nát với ô mai, tạo thành cao đắp lên mụn; hoặc lấy 5-7 múi vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao, dán lên nơi mụn nhọt.
Tác dụng của quả vải
Tuần hoàn máu: Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tốt cho người bị suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Chỉ ách nghịch, chỉ phúc tả (giảm trào ngược, cầm tiêu chảy)
Vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.
Giảm đau: Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa: Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy.
Chữa đau răng, mụn nhọt: Dùng múi vải giã nát đắp lên vùng đau, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.
Ngăn ngừa ung thư: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư.
Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.
Các đơn thuốc dùng múi vải và hạt vải:
- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
- Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
- Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6g.
Các món ăn bài thuốc từ vải
1. Chè vải - táo đen
Vải tươi 100g, táo đen 10 quả, đường trắng một ít. Vải bỏ hạt, cắt nhỏ, táo đen rửa sạch, trước tiên cho táo vào nồi, sau khi dùng nước nấu ra, cho vào vải; đường trắng, chờ đường tan, múc vào chén. Món chè công hiệu dưỡng huyết (bổ máu), giữ nhan sắc, kiện tỳ dưỡng tâm (bồi bổ tiêu hóa và nuôi dưỡng tim), an thần ích trí (ngủ ngon, trí nhớ tốt). Thích hợp dùng cho người bệnh suy nhược cơ thể, sắc mặt vàng bủng, mất ngủ hay quên. Cũng có thể thường dùng cho phụ nữ sản hậu thiếu máu, người bị thiếu máu.
2. Cháo vải - hạt sen
Vải khô 7 quả, hạt sen (bỏ tim) 5 quả, gạo 60g. Trước tiên vải khô lột bỏ vỏ ngoài, hạt sen rửa sạch, cùng gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo công hiệu bồi bổ tiêu hóa cầm tiêu chảy. Đối với người bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày; người cao tuổi thận suy tiêu chảy giấc sáng, thường dùng có hiệu quả.
Lưu ý khi ăn quả vải: Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra. Vì vậy, khi ăn vải nên chọn những quả còn tươi, không bị dập nát.
Theo Megafun
Tỏi sống 'đánh bay' viêm họng Đau họng là triệu chứng thường xảy ra và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách chữa đau họng đơn giản, bạn có thể áp dụng tại nhà, theo Times News Network: Bị đau họng kèm theo sốt, bạn cần ăn tỏi sống cả ngày. Đây là một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, có...