Ngừa biến chứng khi người cao tuổi bị sốt
Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa… mà biểu hiện dễ nhận biết đầu tiên là sốt. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí thích hợp khi người cao tuổi bị sốt có thể xảy ra một số biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
Nhiễm khuẩn-Nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi (NCT) nhưng hay gặp nhất là sốt do mắc bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT có thể là đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ápxe phổi, lao phổi. Bệnh nhiễm khuẩn ở NCT cũng có thể gặp ở đường tiêu hoá như viêm ruột, viêm đường mật cấp hoặc bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu hoặc bị các bệnh do virút gây ra như sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt rét… Ngoài ra, người ta thấy NCT cũng có thể bị sốt không do bệnh nhiễm khuẩn như một số bệnh ung thư, bệnh về máu, gãy xương, bệnh nội tiết… Sốt có thể là sốt cấp tính hoặc sốt kéo dài. Sốt cũng có thể là sốt rất cao nhưng cũng có thể thân nhiệt chỉ vượt quá chỉ số bình thường từ 0,5 độ đến 1 hoặc 2 độ. Sốt có thể được phân chia một cách tương đối như sốt nhẹ là thân nhiệt từ trên 37oC đến dưới 38oC sốt trung bình là thân nhiệt từ 38oC đến dưới 39oC và sốt cao là khi thân nhiệt trên 39oC.
Rối loạn nhịp tim là biến chứng dễ gặp khi người cao tuổi bị sốt.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi NCT bị sốt
Khi NCT bị sốt nếu không xử trí kịp thời thì rất có thể xảy ra một số biến chứng, thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sốt ở một số bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh thuộc hệ hô hấp (viêm phổi, hen suyễn, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính… ). Biến chứng hay gặp nhất là ở hệ thần kinh, nhẹ thì nhức đầu, chóng mặt, nặng hơn thì lơ mơ, mê sảng, thậm chí gây co giật. Đối với hệ tim mạch thì có thể gây mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng (nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì rất nguy hiểm). Sốt ở NCT cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn hoặc ăn vào không tiêu, ậm ạch rất khó chịu. Khi sốt có thể làm cho NCT bị rối loạn nhịp thở như khó thở, thở nông và khi sốt cũng rất dễ gây nên tiểu tiện ít do nước được thoát ra theo đường bài tiết mồ hôi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.
Video đang HOT
Những điều cần làm và nên tránh
Điều cần làm: Trước hết cần cặp nhiệt kế xem sốt bao nhiêu độ. Thân nhiệt của người bình thường là 37oC với điều kiện là cặp nhiệt kế ở miệng hoặc ở hậu môn. Nhưng vì hầu hết là cặp nhiệt độ ở nách, vì vậy nếu cặp nhiệt độ ở nách thì phải cộng thêm 0,5 độ nữa mới đúng thân nhiệt thực. Sốt có nghĩa là thân nhiệt vượt quá 37oC. Tuy vậy cũng có thể gặp một số trường hợp ở NCT tuy mắc bệnh nhiễm khuẩn nặng nhưng khi cặp nhiệt độ thì không thấy thân nhiệt tăng (không thấy sốt) thậm chí thân nhiệt còn hạ. Lý do có thể do sức đề kháng và phản xạ của cơ thể quá yếu, đặc biệt ở người bệnh tuổi cao, sức yếu, nằm lâu ngày, suy dinh dưỡng. Khi người cao tuổi bị sốt cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo uống đủ nước, có thể là nước ép quả tươi như chanh, cam, xoài, dưa hấu… Ngoài ra, cần được uống thêm nước pha từ dung dịch osezol, uống thuốc hạ sốt và sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
Điều nên tránh: Đối với NCT khi bị sốt, tuyệt đối không được truyền dịch tại gia đình hoặc ở nơi không đủ điều kiện chống sốc.Bởi vì kỹ thuật truyền dịch thì nhiều y tá điều dưỡng có thể thực hiện được một cách thành thạo nhưng việc xử trí bị sốc (phản ứng) khi truyền dịch thì không phải ai cũng giải quyết được. Đối với NCT bị sốt mà đang bị tăng huyết áp, cũng không truyền dịch. Khi dùng dùng thuốc hạ nhiệt, liều trung bình cho người lớn là 0,5g mỗi một lần và sau từ 4 – 6 giờ có thể dùng lại, nếu vẫn còn sốt trên 38oC nhưng cần lưu ý là trong viên paracetamol dạng viên sủi có thêm thành phần muối bicacbonat natri nên những người có tăng huyết áp không nên dùng. Ngoài ra, thuốc paracetamol nếu dùng dài ngày sẽ không tốt vì chúng có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Theo Cẩm nang gia đình
Gối nước đặc biệt cho bé yêu
Gối nước Chu chu với tính năng hạ sốt nhanh chóng là một món quà vô cùng ý nghĩa cho bé yêu của bạn.
Gối nước đặc biệt dùng khi trẻ em bị sốt, nhiệt độ cao đột xuất. Gối nước cao su được thiết kế đặc biệt về hình dáng, ngăn lớp khí giữa bờ vai và đầu, mục đích chỉ làm mát phần đầu bé. Giữ cho làn da nhạy cảm của bé không bị lạnh, mang lại giấc ngủ ngon cho bé yêu của bạn.
Gối nước có phần nắp khoá làm bằng nhựa ẩn vào trong, không làm đau đầu bé. Cấu trúc đặc biệt nhất của gối nước trẻ em này là phần khí ngăn cách đặc biệt, với mục đích ngăn không cho khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với da nhạy cảm của bé. Gối tạo độ lõm ổn định đầu, không lắc lư. Với phần lõm vừa vặn với đầu bé, được đặt giữa khối nước, cấu tạo này tạo cho bé cảm giác ổn định, không lắc lư, gồ ghề.
Cách sử dụng gối nước đặt biệt này vô cùng đơn giản. Bạn cho nước và đá vào cửa chính, chú ý điều chỉnh lượng nước để tạo ra hình dáng của gối. Sau khi đã cho nước và kiểm tra đệm ưng ý, đóng nút trên thân gối.
Bạn nhớ đóng nắp ở cửa chính cẩn thận vì nước và đá có thể tràn ra ngoài. Không bỏ nước nóng vào gối để thành gối nước nóng và tuyệt đối không để gối nước trong tủ lạnh.
Trong khi có nước và đá bên trong, nếu rơi mạnh tạo ra áp lực có thể làm rách hay đỗ ra ngoài nên hãy cẩn thận.
Giá bán: 385.000 đ
Địa chỉ mua sắm:
1.Colourful shop
66 Thái Hà, Hà Nội - 04 35376957
5 Hàng Mành, Hà Nội - 0439289219
2.Siêu thị Online
Điện thoại: 04.37151020
Theo PLXH
Đắng lòng cảnh thiếu nữ lớp trưởng bỗng nhiên mất trí Quỳnh suốt 10 năm liền là học sinh giỏi, lớp 10 em là lớp trưởng của lớp chọn giỏi nhất khối, thế nhưng giờ đây sinh mạng em đang bị đe dọa bởi bạo bệnh. Bệnh tật tiếp nối tai ương Cuối tháng 11, khi dư âm của trận lũ lịch sử đã không còn làm bận lòng người dân huyện Lệ Thủy,...