Ngừa bệnh tay-chân-miệng: Hãy vệ sinh tay!
Hiện nay, bệnh tay – chân – miệng (TCM) không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng bị nhiễm bệnh này. Mặc dù chưa phải là đỉnh của mùa dịch năm nay nhưng 61/63 tỉnh, thành phố đã có ca nhiễm TCM với tổng số ca tích lũy từ đầu năm đến nay là 66 nghìn ca mắc, 119 ca tử vong. Bộ Y tế cũng vừa có công văn hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống dịch và giảm tử vong do TCM.
Căn nguyên gây bệnh là các virut đường ruột thuộc nhóm Coxsackievirus và Enterovirus 71 (EV71), trong đó nhóm EV71 thường gây các biến chứng thần kinh và dễ bùng phát thành dịch, còn nhóm Coxsakieviruses từ B1 đến B5 thường gây các biến chứng đau ngực và viêm cơ tim. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh, có thể trong 24 giờ.
Cần giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh tay để phòng ngừa bệnh TCM.
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện tại, thầy thuốc chỉ có thể điều trị triệu chứng: theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng. Do vậy, để ngăn chặn, phòng tránh bệnh lây truyền, biện pháp chính vẫn là phòng bệnh. Vệ sinh tay và tích cực thực hiện vệ sinh tay vì một cuộc sống tốt đẹp và thiết thực ngăn ngừa bệnh TCM trong mùa dịch như thông điệp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Vì sự sống, hãy vệ sinh tay.
Trên bàn tay có các vùng mà nếu không để ý khi vệ sinh tay chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua như các kẽ ngón tay, các đầu ngón tay hay ngón tay cái. Vệ sinh tay đúng nhằm không để sót các vùng “kín đáo” trên bàn tay. Quy trình vệ sinh tay thường quy do Bộ Y tế ban hành đang được các cơ sở y tế áp dụng là quy trình có tính ưu việt có thể khắc phục được nhược điểm mà việc rửa tay thông thường có thể gặp.
Phương tiện vệ sinh tay đầy đủ, sẵn có là điều kiện tiên quyết để kêu gọi hưởng ứng việc vệ sinh tay.
Video đang HOT
Phát động chiến dịch vệ sinh tay như thế nào?
Từ hộ gia đình, cơ quan, trường học, cơ sở y tế, khu vực công cộng cần được trang bị đầy đủ và sẵn có các phương tiện vệ sinh tay. Các phương tiện vệ sinh tay bao gồm: bồn rửa/chậu rửa được thiết kế phù hợp (vừa tầm cho trẻ em nếu ở trường học, nhà trẻ); nước sạch; xà phòng (dung dịch xà phòng nếu có điều kiện); khăn khô sạch hoặc giấy lau tay; hộp đựng giấy/khăn sạch; thùng/sọt thu gom khăn/giấy sau khi sử dụng. Phương tiện vệ sinh tay đầy đủ, sẵn có là điều kiện tiên quyết để kêu gọi hưởng ứng việc vệ sinh tay.
Phổ biến quy trình, phát động các chiến dịch hưởng ứng vệ sinh tay. Các cơ sở y tế tiếp tục thực hiện chiến dịch tuân thủ vệ sinh tay theo tinh thần Thông tư 18/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế và chiến dịch vệ sinh tay toàn cầu do WHO phát động. Các cơ quan trường học tập huấn, phổ biến quy trình vệ sinh tay, có chương trình, nội dung và quy chế kêu gọi hưởng ứng vệ sinh tay. Các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, hướng dẫn và kêu gọi vệ sinh tay trong cộng đồng. Bằng các hoạt động đồng bộ, vệ sinh tay sẽ sớm trở thành một nét văn hóa đẹp có ý nghĩa thực tiễn trong cộng đồng.
Các biện pháp phòng ngừa tăng cường cùng với vệ sinh tay
Cùng với vệ sinh tay để tối đa hiệu quả phòng ngừa bệnh TCM, các biện pháp phòng ngừa tăng cường đóng vai trò hết sức quan trọng như đề cập dưới đây:
Nhận biết sớm, điều trị kịp thời và quản lý tốt ca bệnh TCM nhằm hạn chế thời gian người bệnh “thải” căn nguyên gây bệnh ra môi trường, hạn chế tạo phơi nhiễm mới. Các biện pháp cụ thể bao gồm tích cực điều trị, chăm sóc, dinh dưỡng cho người bệnh; xử lý tốt chất thải, xử lý chất thải người bệnh trong các cơ sở y tế theo quy định; cho bệnh nhân mang khẩu trang khi ho, hắt hơi.
Vệ sinh tốt các bề mặt, sàn nhà khu vực bệnh viện, trường học, nơi công cộng bằng dung dịch xà phòng có chất sát khuẩn.
Vệ sinh thường xuyên đột xuất các dụng cụ, đồ chơi của trẻ ở các nhà trường bằng dung dịch xà phòng có chất sát khuẩn.
Hiện nay, bệnh TCM vẫn chưa có vaccin phòng bệnh, cách tốt nhất để không mắc bệnh là phòng bệnh thật tốt. Vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay với xà phòng có chất sát khuẩn là biện pháp đơn giản, kinh tế nhưng hiệu quả nhằm ngăn ngừa lây truyền bệnh.
Quy trình vệ sinh tay thường quy Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều. Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia, chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên). Bước 3: Đặt lòng 2 bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay. Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay. Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Theo SK&ĐS
Tay chân miệng đã lan rộng cả nước
Chiều 14/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm này dịch tay chân miệng (TCM) đã lan ra 63/63 tỉnh thành phố với 71.472 ca mắc, trong đó đã có 130 trường hợp tử vong.
So với thống kê vào thời điểm cuối tuần trước, thời điểm này số ca mắc đã tăng thêm hơn 5.200 trường hợp và 11 trẻ tử vong. Lý giải cho sự gia tăng bất thường này lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, thống kê này có bổ sung số trường hợp mắc và tử vong của 7 tỉnh, thành phố chưa kịp báo cáo trong 2 tuần trước đó
Thống kê trong mấy tuần nay cũng cho thấy, số trẻ mắc TCM trong tuần đã có xu hướng giảm dần tuy giảm chưa nhiều. Trên thực tế, các tỉnh trước đây có số mắc nhiều đều đã có dấu hiệu giảm. Cụ thể: TP. HCM từ 500 ca/tuần xuống còn 250-300 ca/tuần; Bình Dương hiện chỉ còn khoảng 60 ca/tuần so với 100-110 ca/tuần trước đó...
Liên quan đến việc có công bố dịch tay chân miệng hay không, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng khẳng định, việc công bố hay không công bố dịch cần phải tuân thủ theo đúng quy định. Bởi tay chân miệng thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B nên thẩm quyền công bố dịch thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế. Bộ Y tế chỉ tiến hành công bố dịch khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã công bố dịch.
Quyết định 64 của Thủ tướng cũng quy định rõ, việc công bố dịch truyền nhiễm chỉ được thực hiện khi hội đủ hai điều kiện. Một là số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số bệnh nhân dự tính bình thường của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Hai là có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bệnh dịch được Bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong cao mà chưa xác định rõ tác nhân gây bệnh, chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; dịch bệnh xảy ra khi có thiên tai, thảm họa.
Vì thế, việc công bố dịch hoàn toàn là sự chủ động của các địa phương dựa trên thực tế tình hình dịch bệnh tại địa phương nào. Trong trường hợp các địa phương đang xảy ra dịch tay chân miệng tại tuyến xã, huyện không kiểm soát và khống chế được bệnh tay chân miệng (TCM) thì có thể đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tiến hành công bố dịch tại xã.
Còn theo phó giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì việc công bố dịch hay không không phải là vấn đề quan trọng, mà quan trọng là tập trung mọi nguồn lực, lực lượng để chống dịch.
Bởi bệnh TCM có đặc điểm rất phức tạp: Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá do nhiều vi rút trong nhóm vi rút đường ruột gây ra, tỷ lệ người lành mang trùng cao, chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu, dự phòng chủ yếu là thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Do đó, trong thời gian tới dịch có thể vẫn diễn biến phức tạp, bệnh có thể vẫn xảy ra tản phát ở nhiều nơi. Việc kiểm soát sự lây lan dịch phụ thuộc vào sự quan tâm và tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân trong chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi của các bà mẹ và người chăm sóc trẻ.
Hồng Hải
Theo dân trí
Vi rút EV 71 có biến đổi về độc lực? Trước một số ca bệnh tay chân miệng dù nhập viện sớm vẫn tử vong, điển hình là ca tử vong của bệnh nhi 3 tuổi tại miền Bắc, nhiều người hoang mang lo lắng, cho rằng vi rút EV 71 đã biến đổi về độc lực, gây bệnh cảnh nặng, diễn tiến nhanh... Trước lo ngại này, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện...