Ngủ trên xe hơi rất nguy hiểm và những kiến thức cần biết cho trẻ khi bị nhốt trong xe
Nhiều người đi xe khi quá mệt hay có thói quen tấp xe vào lề ngủ ngay trên xe để tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc mà không lường trước được sự mối nguy hiểm rình rập khi ngủ trong xe hơi.
Lái xe thì không thể để giấc ngủ làm ảnh hưởng, đó là một sự nguy hiểm. Nhưng khi đang phải đi xa hoặc chạy xe trong một thời gian dài, nhiều người thường hay nằm nghỉ trong chính chiếc xe của mình. Điều này tưởng chừng là việc đơn giản nhưng có rất nhiều hệ lụy.
Lúc ngủ, bạn có thể bị ngạt, giấc ngủ ko được sâu và ngon. Đó là chưa kể có thể bị kẻ gian để ý khi bạn ngủ say để cướp, phá. Và nếu không có những chuyện như trên thì chắc chắn rằng, các vật liệu bên trong khoang nội thất thường chứa các chất không tốt cho sức khoẻ, nhất là dưới trời nắng, nóng.
Theo phân tích của các chuyên gia, ngủ trong xe hơi được so sánh với ngủ trong một căn phòng hẹp và kín, đồng thời tồn tại nhiều khí độc hại. Không ít người kéo kín kính và mở máy lạnh để ngủ, việc này rất nguy hiểm bởi điều hoà trong xe chỉ làm lạnh không khí trong xe mà không cân bằng không khí giữa bên trong và ngoài. Từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu oxy làm người ngủ lịm dần và có nguy cơ tử vong do ngạt.
Ngoài ra, ngủ trên xe tất nhiên sẽ không được thoải mái bởi tư thế nằm không tốt, không gian chật hẹp khiến bạn không thể duỗi thẳng tay chân và cảm thấy bí bách. Ngoài ra, việc nằm ngủ sẽ bị gián đoạn bởi luôn phải cảnh giác với môi trường xung quanh nên bạn khó có một giấc ngủ trọn vẹn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình.
Những vật liệu làm bằng nhựa trong xe hơi như bảng táp lô, ốp cửa, ống dẫn khí lạnh hay dầu mỡ đều có thể tiết ra chất benzen, một chất gây ung thư. Bên cạnh đó, các chất hoá học này có thể ảnh hưởng tới xương hay gây ra các bệnh thiếu máu, bạch cầu…
Mật độ benzen trong ngưỡng an toàn với con người là dưới 50 mg/4,65 m2. Tuy nhiên, theo các tài liệu đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, với một chiếc xe đóng kín cửa, mức benzen có thể đạt ngưỡng 400 – 800 mg, gấp nhiều lần mức cho phép đặc biệt là trong diện tích hẹp hơn nhiều. Thậm chí, một chiếc xe đỗ dưới nắng nóng mặt trời có thể chứa tới 2.000 – 4.000 mg benzen. Do đó, nếu không phải trường hợp bất khả kháng, bạn cố gắng về nhà hoặc tìm khách sạn ngủ qua đêm, hạn chế ngủ trong xe hơi.
Lời khuyên của các chuyên gia trong ngành xe là, để hạn chế việc ngủ trên xe khi di chuyển hành trình xa, bạn nên lên kế hoạch cụ thể và tuân thủ nguyên tắc “Ngày chạy đêm ngủ” để đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp buồn ngủ không theo quy luật, bạn hãy tìm một khách sạn, nhà nghỉ hay ít nhất là một quán cà phê để chợp mắt.
Tối ngày 6/8, đã có một vụ tử vong liên quan đến việc bé ngủ quên trên xe đưa đón và bị bỏ lại trong thời gian dài. Trên cộng đồng và các trang truyền thông đã đồng loạt đưa tin về vụ việc một học sinh lớp 1 tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón. Cụ thể, khi lái xe đưa đón học sinh của trường Quốc tế GateWay mở cửa xe để đón học sinh sau giờ học chiều bàng hoàng phát hiện một em học sinh trên xe với trạng thái đã tử vong, nguyên nhân chính dễ thấy nhất chính là em đã bị thiếu oxy vì ở trong khoang hành khách xe quá lâu.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên dạy thêm cho con em mình những kỹ năng mềm để có thể phòng tránh những trường hợp bị nhốt hoặc bị bỏ quên trên xe hơi quá lâu bằng cách như: Chủ động bấm còi được trang bị trên xe, chủ động tạo ra tiếng ồn thu hút những người xung quanh và nên trang bị cho các bé những kỹ năng chủ động mở chốt khóa cửa xe và nếu cần phải phá cửa kính khi gặp chuyện cần thiết…
Video đang HOT
Cụ thể, trên tất cả những dòng xe hơi hiện nay, được biết đến 99% các hãng sản xuất đều trang bị tính năng khi tắt nguồn điện tổng chi tiết còi xe vẫn hoạt động bình thường. Mỗi bậc phụ huynh nên trang bị cho con em mình những kiến thức căn bản này. Cách thứ 2, chủ động gây ra tiếng ồn thu hút những người xung quanh. Cách này là một phương án dự phòng khi trẻ đang bị nhốt hoặc bỏ quên trên những dòng xe khi tắt máy hoàn toàn và còi xe không hoạt động.
Ngoài ra, khi sử dụng ô tô của gia đình hoặc đi trên ô tô của bất cứ ai, nên chỉ cho bé những đồ vật căn bản tên xe như: tay nắm cửa, lẫy khóa cửa xe, nếu cần thiết đối với những ai đang sở hữu xe ô tô tại nhà, nên tổ chức giả lập tình huống khi trẻ bị nhốt trong xe cần phải làm những gì để thoát khỏi… qua những điều mỗi bậc phụ huynh chỉ dạy con em mỗi ngày sẽ giúp chúng nhớ và có phản xạ và những hành động khi cần thiết để tránh khỏi những chuyện đáng tiếc không nên xảy ra.
Theo Khampha
10 thói quen nguy hiểm khi lái xe
Đọc truyện, lái xe bằng đầu gối, thay áo, nhắn tin, mang giày cao gót là một trong những nguyên nhân gây tai nạn.
Một phút giây mất tập trung hay lơ là bởi những thói quen dưới đây sẽ khiến tài xế gặp phải những rủi ro hay tai họa khôn lường.
Nghe nhạc, hát theo
Mải nghe nhạc và hát theo bài hát sẽ khiến tài xế "lâng lâng" theo giai điệu mà quên đi vô-lăng, mất tập trung quan sát xung quanh khiến dễ mất kiểm soát vào những tình huống bất ngờ.
Đeo tai nghe
Không thể phủ nhận việc đeo tai nghe khi lái giúp có thể nhận những cuộc điện thoại quan trọng và vẫn điều khiển vô-lăng bằng hai tay. Nhưng theo các nghiên cứu, tài xế dễ buồn ngủ hơn, tập trung vào âm thanh phát ra từ tai nghe mà không để ý hay quên đi những cảnh báo xung quanh như còi xe khác, tiếng gọi của người bên cạnh hay bên ngoài.
Mang giày cao gót
Mang giày cao gót khiến bạn mất đi sự nhịp nhàng giữa chân phanh và ga, thậm chí cả chân côn. Giày cao gót và dép lê dễ khiến chân bị trượt khỏi bàn đạp phanh trong tình huống xử lý gấp. Vì vậy, một đôi dép quai hậu hay một đôi giày đế bằng sẽ trở thành phụ kiện thích hợp nhất cho chị em mỗi khi lái xe.
Đặt chân lên táp-lô
Trong trường hợp khẩn cấp, nếu xe bị tai nạn, người ngồi ở vị trí này sẽ bị tổn thương nhiều nhất vì túi khí bung, khi đó không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Ngủ bên cạnh tài xế
Khoa học chứng minh rằng, thấy một người ngáp thì bạn cũng có xu hướng ngáp. Juergen Zulley, một nhà nghiên cứu về giấc ngủ và cũng là giáo sư tâm lý học của Đại học Regensburg cho biết, nếu hành khách ngồi cạnh mà ngủ thì sẽ khiến người lái buồn ngủ theo.
Nhắn tin hoặc nói chuyện điện thoại
Nhắn tin hay trả lời điện thoại sẽ khiến chúng ta mất tập trung vào việc lái xe, giảm sự chú ý dẫn đến dễ gây tai nạn. Theo các nghiên cứu, việc sử dụng điện thoại quá mức có thể làm giảm khả năng nhìn của lái về phía trước và thời gian phản ứng sẽ chậm hơn.
Thay quần áo
Đừng tiếc vài phút mà biến chiếc xe thành phòng thay đồ di động. Chỉ vì vài giây thay chiếc áo khuất tầm mắt mà tài xế có thể gặp nguy hiểm cho chính mình và người đi đường.
Chở thú cưng
Chở theo thú cưng khiến tài xế mất tập trung. Bạn bị chúng làm phiền, đôi khi bạn còn vuốt ve cưng nựng. Để đảm bảo an toàn cho cả chủ lẫn thú cưng, hãy để chúng ở nhà.
Lái bằng đầu gối hoặc khuỷu tay
Lái bằng đầu gối là một thói quen lái xe rất kém, sẽ khiến chúng ta mất khả năng xử lý với những tình huống nguy hiểm, tránh chướng ngại vật. Vì vậy, hãy luôn lái xe bằng cả hai tay, không chủ quan dùng khuỷu tay hoặc đầu gối để điều khiển vô-lăng dù chỉ tạm thời trong chốc lát.
Đọc truyện
Đọc truyện, hoặc sách báo sẽ khiến mất tập trung, việc này còn nguy hiểm hơn cả nhắn tin hoặc nói chuyện điện thoại. Đọc truyện sẽ khiến chúng ta mất tập trung, chú ý, tầm nhìn và khả năng phản ứng nhanh chóng khi cần.
Theo Vnexpress
Khởi động xe ô tô khi đang đổ xăng nguy cơ gây 'thảm họa' tài xế cần biết Đổ xăng nhưng vẫn không tắt máy ô tô là một thói quen vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất nhiều tài xế mắc sai lầm này. Hầu hết trạm xăng đều yêu cầu người điều khiển tắt máy xe khi nạp nhiên liệu. Khi vào trạm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong bình do đó hơi...