Ngủ quên trên lưng trâu, bé gái 9 tuổi bị kéo lê 500m gây chấn thương sọ não
Trong lúc chăn trâu, bé T. buồn ngủ nên đã lấy dây thừng buộc ngang thân người rồi ngủ trên lưng trâu. Bất ngờ, trâu lồng lên khiến bé ngã khỏi lưng và kéo lê 500m gây chấn thương sọ não, hôn mê.
Ngày 28/5, BV Đa khoa Điện Biên cho biết, BV vừa tiếp nhận bé Lò Thị T. (9 tuổi, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên) bị trâu húc, hiện trong tình trạng nguy kịch.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhi được đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, mất máu nhiều vùng đầu, cổ. Gia đình cho biết, trước đó bé đi chăn trâu ở gần nhà. Trong lúc chăn trâu, bé T. buồn ngủ nên đã lấy dây thừng buộc ngang thân người rồi ngủ trên lưng trâu. Bất ngờ, trâu lồng lên khiến bé ngã khỏi lưng trâu. Tuy nhiên, do dây thừng vẫn còn quấn trên người nên bé bị trâu kéo lê hơn 500. Gia đình phát hiện đã nhanh chóng đưa bé đến BV tại địa phương sơ cứu rồi chuyển về BV Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Bệnh nhi đang được điều trị tại BV Đa khoa Điện Biên
Tại BV, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị chấn thương sọ não, tiên lượng rất nặng. Hiện tại, bé đang được điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu của BV.
Trước đó, khi cho trâu ăn, bé Hoàng Thanh Tâm (9 tuổi, ở huyện Trấn Yên, Yên Bái) cũng bị gãy xương hàm do trâu húc. Theo gia đình bệnh nhi, trong lúc trâu ăn, bé vuốt ve và chơi đùa với trâu. Bất ngờ, trâu húc mạnh vào người bé gây chấn thương nặng. Gia đình phát hiện đã đưa bé đến BV cấp cứu trong tình trạng tổn thương rất nặng vùng mặt. Vết thương rách phức tạp hai bên khóe môi, vết thương ra máu nhiều.
Tại BV Đa khoa Yên Bái, bệnh nhi được xác định bị gãy bán phần xương hàm trên, xương ổ cung răng bên trái, khối xương gãy di lệch nhiều. Các bác sĩ đã lập tức phẫu thuật điều trị gãy xương cùng vết thương phần mềm phức tạp vùng hàm mặt cho bệnh nhi.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Đem niềm vui đến cho người bệnh
Thời gian qua với sự nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) Nghệ An đã khẳng định thương hiệu, uy tín, từ hiệu quả PHCN cho người khuyết tật sau các tai nạn chấn thương sọ não, tủy sống, gãy xương...
Video đang HOT
Phối kết hợp trong điều trị
GS.TS: Cao Minh Châu - Tổng Thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Nguyên Trưởng Bộ Môn PHCN Đại Học Y Hà Nội, PGĐ Trung Tâm PHCN Bệnh Viện Bạch Mai khám, điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thành Cường.
Bệnh nhân Trương Xuân Thao (SN 1947), bị xuất huyết não cách đây 6 tháng, đã được điều trị tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện với chẩn đoán: xuất huyết não. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân ra viện trong tình trạng: liệt nhẹ 1/2 người trái, khó nói, nói ngọng, đi lại yếu, khó khăn, tay trái vận động yếu...
Sau khi ra viện, về nhà tự tập luyện, leo cầu thang, bệnh nhân bị ngã và chân trái không thể đi lại được còn tay thì vẫn vận động như trước lúc ngã... Người nhà và người bệnh có nguyện vọng được chuyển đến Bệnh viện PHCN Nghệ An để tập PHCN.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân được khám sàng lọc tại Khoa Khám bệnh cấp cứu và chuyển vào điều trị nội trú tại Khoa Hoạt động trị liệu - Bệnh viện PHCN Nghệ An.
Bệnh viện PHCN Nghệ An luôn nâng cao thái độ phục vụ người bệnh. Ảnh tư liệu Đức Anh
Bác sĩ Hồ Thị Phương B - người trực tiếp thăm khám cho biết: Sau khi tiếp xúc hỏi bệnh, thăm khám thấy: Tay trái bệnh nhân bị liệt nhẹ, thử cơ ở mức 3 nhưng chân trái lại không thể vận động được, cử động rất đau vùng cổ xương đùi trái... Bác sĩ Phương đã chỉ định cho bệnh nhân chụp XQ, xương chậu, cổ, xương đùi và chụp XQ tim phổi. Kết quả: Bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi trái...
Ngay lập tức, bác sĩ Phương đã báo cho bác sĩ trưởng khoa, mời hội chẩn và thống nhất liên hệ với Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An quyết định chuyển lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để được phẫu thuật thay chỏm xương đùi, rồi tiếp tục phục hồi chức năng.
"Sau khi phẫu thuật thay chỏm xương đùi tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, tôi được chuyển về PHCN tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Hiện nay, sức khỏe của tôi đã ổn định, có thể tự phục vụ bản thân và đi lại dễ dàng hơn."
Bệnh nhân Trương Xuân Thao
Trường hợp như bệnh nhân Trương Xuân Thao không phải là trường hợp duy nhất mà có rất nhiều bệnh nhân bị gãy xương, tưởng chừng tàn phế nhưng sau khi được phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An, sức khỏe, tinh thần đã trở lại bình thường, thậm chí có trường hợp quay trở lại làm việc, trở thành trụ cột chính của gia đình trong phát triển kinh tế.
Còn với em Nguyễn Thị Hiền (19 tuổi) Cẩm Sơn (Anh Sơn) bị khuyết tật vận động bẩm sinh nên buồn chán, tự ti về bản thân. Cuối năm 2018 em được phẫu thuật và chuyển về Bệnh viện PHCN Nghệ An. Chỉ mới sau 2 tuần tập phục hồi, dù những bước đi còn khó khăn, nhưng đối với Hiền đó là sự thay đổi rất lớn.
"Khi chưa mổ, em đi lại rất khó khăn, ngại tiếp xúc với mọi người. Đến đây được tập luyện phục hồi theo quy trình, hiện nay em đã tự đi lại trên đôi chân của chính mình, có thể tự tin để hòa nhập cùng bạn bè"
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hiền (19 tuổi) Cẩm Sơn (Anh Sơn)
Nâng cao chất lượng phục vụ
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Lâm Tùng
Trước nhu cầu của bệnh nhân ngày càng gia tăng, thời gian qua, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tăng số giường bệnh. Cùng với chuẩn hóa đội ngũ y bác sĩ, nhân viên phục vụ, hiện tại Bệnh viện là đơn vị đầu tiên về PHCN của cả nước có Trung tâm điều trị PHCN cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. Bệnh viện cũng liên tục cập nhật các phương pháp điều trị mới, mời các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy và khám chữa bệnh.
Nhờ vậy, ở Bệnh viện PHCN Nghệ An đã có hàng trăm trường hợp khuyết tật vận động, tai biến mạch máu não... và các bệnh lý khác đã và đang được điều trị, phục hồi chức năng, đem lại kết quả khả quan.
"Tôi nhập viện trong trường hợp không vận động được, đi đâu cũng phải có người dìu, tay chân không cử động. Sau khi điều trị tại bệnh viện hơn 1 tháng, giờ tôi đã có thể chống gậy tự đi lại một mình".
Bệnh nhân Lê Thị Tiến (xã Mã Thành, huyện Yên Thành)
Y bác sỹ điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh tư liệu Đức Anh
Song song với đầu tư trang thiết bị, bệnh viện còn triển khai các kỹ thuật chuyên sâu. Một trong những yếu tố được Bệnh viện PHCN coi trọng và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu đó là nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, làm hài lòng người bệnh. Mỗi một y bác sĩ, điều dưỡng ở đây có nhiệm vụ động viên tinh thần, tiếp thêm niềm tin cho bệnh nhân.
"Bệnh nhân đến điều trị tại đây, luôn được đội ngũ y, bác sĩ quan tâm, tiếp xúc hàng ngày để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân khi đó mình sẽ lượng giá được phương pháp điều trị của từng bệnh nhân cho phù hợp".
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Khoa vật lý trị liệu - PHCN
Trong điều kiện đầu tư công cho lĩnh vực y tế còn hạn hẹp, bệnh viện đã bước đầu triển khai tự chủ. Nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết của lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã không ngừng phát triển thu hút ngày càng đông bệnh nhân. Năm 2018 số bệnh nhân tăng hơn 20% so với năm 2017. Trong đó, số lượng bệnh nhân nặng sau phẫu thuật được chuyển từ tuyến Trung ương về chiếm hơn 20%.
Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện PHCN tập vận động. Ảnh tư liệu Đức Anh
Thạc sĩ, bác sĩ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện cho biết: Bệnh viện đang phải cố gắng rất nhiều trong đầu tư và đào tạo và chuyên môn, nâng cao chất lượng bệnh viện. Bệnh viện đã mời chuyên gia đầu ngành để về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ; quán triệt y đức và quy tắc ứng xử cho nhân viên y tế. Ngoài phục vụ tốt về chuyên môn cần có tinh thần, thái độ phục vụ chu đáo. Đặc biệt, thời gian qua Bệnh viện đã đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất và trang thiết bị đảm bảo phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.
Theo baonghean
Người phụ nữ bất ngờ tỉnh dậy, gọi tên con trai sau 27 năm tai nạn giao thông Gia đình Abdulla chưa bao giờ thôi hy vọng bà sẽ tỉnh lại sau tai nạn xe hơi cách đây 27 năm và họ cuối cùng cũng được đền đáp. NĂm 1991, Munira Abdulla bị chấn thương sọ não nghiêm trọng khi đang lái xe đưa con trai Omar Webair, 4 tuổi từ trường về nhà ở thành phố Al Ain, Các Tiểu...