Ngủ nhiều: Sức khỏe có vấn đề
Chúng ta thường cho rằng ngủ là trạng thái nghỉ ngơi cả về thể chất lẫn tinh thần nên thói quen ngủ nhiều không thể tạo nên bệnh. Nhưng lúc nào cũng buồn ngủ hoặc ngủ quá nhiều trong ngày là biểu hiện sức khỏe đang có vấn đề, cảnh báo nguy cơ nhiều bệnh nguy hiểm.
Nửa năm trở lại đây, chị N. bị rơi vào trạng thái ngủ nhiều không thể kiểm soát được. Những cơn buồn ngủ kéo dài làm hiệu quả công việc của chị giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù mỗi ngày chị ngủ không dưới 10 giờ đồng hồ nhưng lúc nào chị cũng cảm thấy thèm ngủ. Nếu cho chị ngủ thoải mái thì một ngày chị có thể ngủ hơn 12 tiếng. Chị N. chỉ nghĩ vì công việc của mình quá căng thẳng và mệt mỏi nên thói quen ngủ nhiều xuất hiện là chuyện bình thường chứ không phải bệnh.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Theo các chuyên gia, giấc ngủ đầy đủ là một cách quan trọng để giúp chúng ta giảm thiểu mệt mỏi và lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, không có nghĩa ngủ nhiều sẽ đem lại lợi ích cho bạn. Cuộc sống hiện đại và hối hả ngày nay, ngủ nhiều là bệnh thường được bỏ qua và hiểu nhầm là do áp lực căng thẳng của công việc gắn với thói quen của mỗi người, nhưng thực chất đây là một trong những biểu biện bất thường của sức khỏe.
Video đang HOT
Theo Ths. Đinh Hữu Huân, Bệnh viện Tâm thần I Trung ương, lứa tuổi bình thường người ta thường ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, còn ở trẻ em ngủ từ 8 – 12 tiếng mỗi ngày. Khi người lớn ngủ quá 12 tiếng mỗi ngày, trẻ em ngủ quá 18 tiếng mỗi ngày thì gọi là ngủ nhiều.
Trong não của những người ngủ nhiều thường thiếu một chất dẫn truyền thần kinh có tên là Orexin. Chất này có nhiệm vụ làm cho con người thức tỉnh nhưng ở những người ngủ nhiều chất này bị thiếu hụt nên làm cho người bệnh rơi vào trạng thái ngủ nhiểu. Hậu quả để lại cho người bệnh là có thể mất việc ở cơ quan vì sự chểnh mảng, buồn ngủ. Đối với trẻ em thì dễ sao nhãng việc học hành.
Để tránh trường hợp ngủ nhiều các chuyên gia đưa ra lời khuyên:
- Ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày thì bạn nên gặp bác sỹ để tư vấn ngay.
- Nếu nguyên nhân khiến ngủ nhiều là do đang dùng các chất gây nghiện cần từ bỏ các chất này càng sớm càng tốt.
- Cần tạo thói quen đi ngủ và thức dậy một cách thật khoa học và hợp lý.
- Mát xa hoặc đọc sách trước khi ngủ để giấc ngủ sâu hơn và dễ thức dậy hơn.
Theo TNO
Nam giới ngủ bù, tránh được bệnh tiểu đường
Rất nhiều thông tin y học cho rằng, tình trạng thiếu ngủ cả tuần không thể bù đắp bằng cách ngủ bù vào ngày nghỉ, tuy nhiên theo một nghiên cứu mới, việc ngủ bù có thể giảm phần nào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo kết luận từ nghiên cứu này, một người đàn ông thường thiếu ngủ, nếu 3 buổi tối cuối tuần được ngủ đủ giấc thì độ nhạy cảm của nồng độ insulin được cải thiện rõ rệt, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Các nhà khoa học đã theo dõi 19 nam giới độ tuổi trung bình là 29 và thời gian ngủ mỗi buổi tối là 6,2 tiếng đồng hồ. Kết quả cho thấy, người được ngủ 10 tiếng/ngày trong liên tiếp 3 ngày thì nồng độ insulin nhạy hơn người chỉ ngủ 6 tiếng. Kết quả này đã được công bố trong hội thảo thường niên của Hiệp hội nội tiết Mỹ được tổ chức mới đây.
Chuyên gia khuyến nghị, những người bận rộn có thể ngủ bù vào cuối tuần nhưng không nên lười biếng nằm trên giường cả ngày vì sẽ gây hại sức khỏe.
Theo TNO
8 món không nên ăn trước khi đi ngủ Ai cũng biết giấc ngủ ngon là vô cùng quan trọng. Bạn không chỉ nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc mà lúc này làn da cũng được tái tạo, trở nên căng tràn sức sống ngày hôm sau. Tuy nhiên vì nhiều lí do khiến chúng ta hay tạo thói quen ăn vặt trước khi đi ngủ, khiến mỡ tích tụ ở...