Ngủ lại nhà người yêu một đêm, đúng 6 giờ sáng hôm sau mẹ anh hét lên náo loạn cả nhà và nguyên nhân làm tôi chết đứng
Nhìn khuôn mặt tỏ vẻ tức giận nhưng lại ẩn hiện ý cười mỉa mai của mẹ anh, tôi đã hiểu ra tất cả. Nhưng tình ngay lý gian, tôi chẳng biết giải thích thế nào.
Tôi yêu Nam đã 2 năm, cũng đã về ra mắt nhưng không được sự đồng ý của mẹ anh. Mẹ anh chê tôi “mắt lúng liếng đa tình”. Tôi nghĩ mẹ anh không thích vì tôi xuất thân nông thôn, nên tìm lý do vớ vẩn ấy để từ chối.
Chúng tôi vẫn yêu nhau, nhưng thực sự chưa tìm được cách giải quyết bế tắc với mẹ anh. Mỗi khi tôi đến chơi, bà lại lạnh nhạt, thờ ơ hoặc nói những câu xỉa xói rất khó chịu để tôi bẽ mặt. Tôi biết, Nam rất hiếu thảo vì mẹ anh ở vậy nuôi con sau khi bố anh qua đời. Anh chỉ năn nỉ tôi cùng thuyết phục mẹ chứ không thể cưới khi mẹ chưa đồng ý.
Tuần trước anh trai Nam cưới vợ, tôi bất ngờ được mẹ Nam mời đến dự đám cưới. Hơn thế nữa, bà còn có vẻ chấp nhận chuyện của chúng tôi. Có khi nào vì niềm vui nhà có con dâu cả ưng ý, nên bà dễ tính hơn không? Tôi đang chưa hết thắc mắc thì bà bảo tôi đến trước một hôm để phụ bà chuẩn bị đồ cưới cho con trai vì nhà neo người quá.
Tôi vui vẻ mừng thầm, cố gắng thể hiện thật tối. Từ sáng sớm tôi đã có mặt, kiểm tra tráp lễ, têm trầu cánh phượng, phụ giúp dọn dẹp nhà cửa. Tối hôm ấy, tôi được mời ngủ lại nhà để mai cùng đi rước dâu với gia đình anh. Nam cười nháy mắt với tôi vì ghi điểm trong mắt mẹ chồng tương lai.
Mẹ anh vu oan cho tôi tội ăn cắp. (Ảnh minh họa)
Không ngờ 6h sáng hôm sau, mẹ anh hét ầm ĩ khiến cả nhà cuống cuồng thức giấc. Trước mặt bà con nhà anh, bà tra hỏi tôi về tiền vàng cưới bà chuẩn bị cho anh trai Nam. Tôi choáng váng, định thần lại lời vu cáo của bà. Hóa ra sáng nay dậy lấy đồ ra kiểm tra, bà phát hiện khoản tiền hơn 50 triệu và bộ trang sức vàng chuẩn bị trao cho cô dâu đã không cánh mà bay. Nhà toàn anh em, chỉ có tôi là người ngoài. Hơn nữa, tôi còn giúp bà chuẩn bị tráp lễ, chính tay tôi để tiền vàng vào tráp làm quà mừng đám cưới.
Tôi tái mặt, lắp bắp giải thích, thề không lấy tiền vàng nhưng không ai tin. Tất cả mọi người nhìn tôi như kẻ ăp cắp. Nhìn khuôn mặt tỏ vẻ tức giận nhưng lại ẩn hiện ý cười mỉa mai của mẹ anh, tôi đã hiểu ra tất cả. Nhưng tình ngay lý gian, tôi chẳng biết giải thích thế nào.
Nam nhìn tôi đăm đăm, anh bảo tôi lỡ lấy thì đưa ra, anh sẽ xin mẹ tha thứ. Tôi như chết lặng, bạn trai tôi không tin tôi mà tin lời vu khống của mẹ anh. Những con người xa lạ kia tất nhiên sẽ không tin tôi. Ai cũng muốn lục soát túi đồ của tôi, kèm theo ánh nhìn khinh bỉ. Từ trong phòng tôi ngủ tạm, một người lôi ra chỗ tiền vàng và cười lạnh vì bắt được tang chứng.
ôi bỏ đi trong nước mắt, mang theo nỗi nhục nhã và căm hận. (Ảnh minh họa)
Tôi hết nhìn Nam lại nhìn bọn họ, những con người máu lạnh đang tìm cách làm nhục tôi. Hóa ra tất cả chỉ là một âm mưu của mẹ anh để tiệt trừ tình cảm của chúng tôi. Vậy mà mẹ anh còn ra vẻ thông cảm, nói rằng đã tìm được tiền vàng rồi nên tha cho tôi, không đưa tôi ra đồn công an. Tôi uất ức bỏ đi trong nước mắt, mang theo nỗi nhục nhã và căm hận.
Video đang HOT
Hôm nay Nam lại đến tìm tôi, anh bảo vì anh say rượu chán chường suốt tuần nên một đứa em họ đã thú thật. Nó được mẹ anh nhờ gài bẫy tôi, cũng chính nó đã lợi dụng lúc tôi ngủ say để nhét đồ vào túi quần áo, rồi gợi ý cho cậu anh vào lục soát.
Nam ôm lấy tôi, xin tôi tha thứ vì đã không bảo vệ lúc tôi cần anh nhất. Nhưng tôi không biết giờ mình phải làm sao? Tôi vẫn còn yêu anh nhưng lại sợ người mẹ rắn độc của anh. Vì muốn chia rẽ chúng tôi, bà ta không ngại biến tôi thành tội phạm. Ai biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cứ tiếp tục đâm đầu vào mối quan hệ này. Xin mọi người, hãy cho tôi lời khuyên. Tôi bế tắc quá.
Minh Nguyệt
Theo docbao.vn
Cựu Bộ trưởng Giáo dục: Động cơ gian lận thi từ người có tiền, có quyền
Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc cho rằng: "Gian lận thi cử, nếu trong xã hội gọi là tội ăn cắp, hành vi này là hành vi xấu nhất trong xã hội. Trong khi đó, đây lại là ăn cắp trong nhà trường. Tôi nghĩ Đại hội XIII tới phải xem xét lại toàn bộ ngành giáo dục...".
Cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc
Trao đổi về gian lận điểm thi gây chấn động xã hội hiện nay, cựu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc cho biết, tôi buồn và xót xa cho giáo dục hiện nay.
Tôi được biết, gian lận thi cử này rất phức tạp mà công an đang điều tra, cán bộ giáo dục, giáo viên bị bắt. Đây là một điều không hay cho giáo dục.
Gian lận điểm thi - động cơ từ người có tiền, có quyền
Gian lận thi cử ở Việt Nam không phải bây giờ mới có, không chỉ gian lận ở kỳ thi THPT quốc gia mà diễn ra ở nhiều kỳ thi, ở nhiều bậc học, theo ông nguyên nhân từ đâu?
Do tư tưởng bằng cấp ở Việt Nam quá nặng. Tư tưởng này dính liền với biên chế, tuyển người vào cơ quan nhà nước quá nặng về hình thức bằng cấp, cho nên, học sinh học đến lớp 12 coi thi vào đại học là vấn đề "sinh tử", vấn đề "sống còn" của các em.
Nhiều nước phát triển có 50% học sinh học nghề, 50% học sinh học đại học sau khi tốt nghiệp lớp 12. Ở Việt Nam, thì tư tưởng vào đại học chiếm tới 90%.
Đây có thể chính là động cơ sai lầm của cả phụ huynh, học sinh, điều đó dẫn đến gian lận điểm thi như hiện nay.
Tuy nhiên, để xác nhận rõ động cơ này là gì, nhà nước phải có cuộc điều tra, nghiên cứu phân tích tình hình thực tế chứ các ý kiến bàn về vấn đề này chỉ là võ đoán.
Xuất phát gian lận điểm thi, theo tôi động cơ từ phụ huynh, những người có tiền, có quyền. Con họ có lực học kém nhưng họ "sắp xếp" để vào học trường tốt, ra trường có việc làm, biên chế ngay như công an, quân đội.
Vấn đề này xảy ra đã nhiều năm, ở nhiều địa phương rồi. Không có công bằng xã hội chính là ở chỗ này.
Nhiều nhà giáo cho biết, gian lận điểm thi năm 2018 là nỗi xấu hổ của ngành giáo dục?
Gian lận thi cử, nếu trong xã hội gọi là ăn cắp, hành vi này là hành vi xấu nhất trong xã hội. Trong khi đó đây lại là ăn cắp trong nhà trường.
Ngành giáo dục phải là ngành hết sức trong sạch, người đi học phải thực học, người đi thi phải thực tài. Tìm kiếm người làm cũng phải thực tài. Cái này nhiều nơi ở Việt Nam không thực hiện được.
Cán bộ giáo dục bị bắt trong vụ gian lận điểm thi năm 2018
Giáo dục bị đồng tiền chi phối
Ngành giáo dục hiện nay có phải bị đồng tiền lũng đoạn chi phối không, thưa ông?
Ngành giáo dục bị đồng tiền chi phối chứ không phải nguyên nhân bắt đầu từ giáo dục.
Nguyên nhân bị chi phối này, theo tôi cũng phải điều tra cẩn thận thì mới nói được đầy đủ. Nhưng tôi nghĩ xã hội, phụ huynh và lãnh đạo có lỗi nhiều. Ví dụ, trong vụ gian lận điểm thi, những người thực hiện là sửa, nâng điểm thi đều là cán bộ giáo dục, là giáo viên. Họ bị chi phối từ nhiều phía.
Tôi đọc báo thấy nhiều tiêu cực qúa. Đáng lẽ ra giáo dục phải ngày càng tốt hơn về chất lượng giảng dạy, về chất lượng học tập, về đạo đức học sinh... nhưng các hiện tượng, vi phạm đạo đức ngày càng xảy ra nhiều, rất đau lòng.
Vấn đề đạo đức trong giáo dục đang bùng phát ra khi ngày càng nhiều học sinh đánh nhau, thầy giáo đánh học sinh, thầy giáo dâm ô học sinh... Có phải vấn đề đạo đức trong nhà trường thời gian dài vừa qua không được chú trọng?
Tôi nghĩ nói như vậy không đúng với tất cả. Hơn 1 triệu giáo viên, đại đa số đều làm tốt. Số người làm không tốt là rất ít.
Ở trong ngành giáo dục mà xảy ra 1% học sinh hư và giáo viên vi phạm đạo đức là không đáng kể nhưng chúng ta phải suy nghĩ vì đây là vấn đề rất lớn trong xã hội. Nhìn vào xã hội tốt hay xấu thì việc đầu tiên người ta nhìn vào trường học.
Trường học thế kỷ 21, ở nhiều nước người ta chuẩn bị từ cách đây 40 năm. Ở Việt Nam, chương trình mới, năm 2019 mới bắt đầu thực hiện, mình đã chậm 20 năm. 20 năm cũng đã là nửa đời người rồi, chậm quá.
GS. Phạm Minh Hạc: " Đất nước chúng ta còn rất nhiều khó khăn, ngành giáo dục cũng có nhiều quyền lợi chưa tương xứng nhưng vì sự nghiệp trồng người, vì xứ mệnh nhà giáo, vì trông mong của nhân dân thì tôi tin phần lớn các nhà giáo đáp lại được lòng mong mỏi đó" .
Qua "2 đời" Bộ trưởng mà mọi việc vẫn không thay đổi
Giải pháp ngăn chặn các tiêu cực trong giáo dục hiện nay một mình ngành giáo dục không thể làm nổi mà phải có sự tham gia của nhiều ngành khác và đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo cao nhất, có phải thế không thưa ông?
Tài chính và con người, 2 nhân tố quan trọng này thì ngành giáo dục lại không được nắm. 20% ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, trong đó ngành giáo dục chỉ nắm 5% tài chính còn 95% là về địa phương.
Ngành giáo dục chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy học còn lên lương, tuyển dụng, điều chuyển nhân sự thì lại là cơ quan khác làm. Do đó, xảy ra tình trạng hiện nay ở nhiều tỉnh trên cả nước, hàng trăm giáo viên đang dạy bị cắt hợp đồng, bị đe dọa đuổi việc.
Tôi nhớ, 5% ngân sách Bộ GD&ĐT nắm trong số 20% ngân sách dành cho giáo dục từng được ông Nguyễn Thiện Nhân trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói trước Quốc hội. Vậy mà, đến nay đã qua "2 đời" Bộ trưởng nữa mà mọi việc vẫn không có gì thay đổi.
Ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý nhà nước một ngành với hơn 1 triệu cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và khoảng 24 triệu HSSV nhưng không nắm được tiền thì khó vô cùng.
Trở lại vấn đề ngăn chặn tiêu cực trong giáo dục, theo tôi, trước hết ngành giáo dục là ngành chủ quản, trực tiếp phụ trách dạy học phải làm tốt.
Từ cơ sở giáo dục, trước hết đội ngũ giáo viên phải chỉnh đốn lại. Những người không làm được việc này thì nên đi làm việc khác. Đồng thời, phải rất nghiêm túc từ gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta buông lỏng trong giáo dục thì hệ quả sẽ rất khủng khiếp.
Tôi nghĩ Đại hội XIII tới phải xem xét lại toàn bộ ngành giáo dục. Để thay đổi giáo dục toàn quốc thì phải từ Bộ Chính trị, từ TƯ, Chính phủ, Quốc hội mới làm được.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Theo Tiền phong
Góc tình ngay lí gian: Người phụ nữ ngồi cà phê một mình nhưng ngó sang cửa kính nhiều người không khỏi "hoa mắt rối não" Tình ngay lý gian, oan trái kêu ai khi đi uống cốc cà phê một mình thì về bỗng thấy ảnh mình dựa đầu vào vai người dưng ngược lối nào đây? Để có không gian rộng, có thêm nhiều ánh sáng tự nhiên, nhiều cửa hàng quán cà phê đều lựa chọn thiết kế không gian bằng vách kính cường lực. Với...