Ngũ Hành Sơn ‘oanh tạc’ tất tần tật cực chi tiết
Ngũ Hành Sơn địa điểm du lịch nổi tiếng Đà Nẵng được nhiều người biết đến. Nơi đây được ví như biểu tượng của thành phố Đà Nẵng bởi phong cảnh thơ mộng, cảnh đẹp và thiên nhiên rộng lớn.
1. Vài nét về Ngũ Hành Sơn
Nổi tiếng là địa điểm tham quan số 1 Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam. Sở dĩ người ta gọi nơi đây là Ngũ Hành Sơn bởi vì đây là tên gọi chung của 6 ngọn núi đá vôi nhô lên sau một bãi cát ven biển.
Điều đặc biệt, mỗi ngọn núi được đặt tên theo ngũ hành tương sinh tương khắc lần lượt là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (gồm hai ngọn Dương Hỏa và Âm Hỏa) và Thổ Sơn.
Ngũ Hành Sơn được bộ văn hóa xếp hạng Di Tích Lịch Sử Văn Hóa cấp quốc gia năm 1980. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi hệ thống chùa chiền, hang động đa dạng với phong cảnh và những tuyệt tác thiên nhiên ban tặng. Nổi bật nhất là ngọn núi Thủy Sơn, ngọn núi được nhiều người lựa chọn nhất khi đến Ngũ Hành Sơn và được xem là ngọn núi cao nhất trong 5 ngọn núi tại đây.
2. Nên đến Ngũ Hành Sơn khi nào?
Theo kinh nghiệm du lịch Ngũ Hành Sơn, thời tiết khám phá nơi này đẹp nhất là khoảng thời gian tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Bởi lẽ đây là thời gian mùa khô, ít mưa có gió và cũng là khoảng thời gian Đà Nẵng đẹp nhất. Không những vậy, hãy tận dụng cơ hội này để đắm mình vào các bãi biển trong xanh, mát lạnh và cực kì thú vị nhé!
3. Khám phá các hang động ở Ngũ Hành Sơn
Động Huyền Không
Động Huyền Không là một trong những hang động đẹp nhất của Ngũ Hành Sơn có hình dáng lộ thiên, có hình vòm và nhận ánh sáng bên ngoài chiếu vào lung linh huyền ảo. Chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi bước vào không gian nơi này. Động Huyền Không không có nhiều nhũ thạch như những hang động khác mà thoáng mát, trong lành.
Đến Động Huyền Không bạn còn có cơ hội cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở đền bà Chúa Tiên và đền thờ Chúa Thượng Ngàn.
Động Âm Phủ
Ngay từ cái tên đã khiến du khách hình dung đến sự ma mị, Động Âm Phủ được chia làm 2 ngả Địa Ngục và Thiên Đường. Với 12 cửa ngục, mỗi cửa có một vị quan cai quản nên khi đến đây tham quan bạn sẽ được tái hiện trọn vẹn nhất truyền thuyết về âm phủ.
Bước vào Động Âm Phủ, khu vực địa ngục có khí lạnh toát ra từ đá tạo cho bạn cảm giác ghê rợn, sợ hãi. Cho đến khi bạn trở về lối Thiên Đường , từng bậc thang sáng dần cho bạn cảm giác như được sống lại từ Địa Ngục tăm tối.
Video đang HOT
Động Thiên Long
Động Thiên Long nằm bên trong động Thiên Phước Địa và cạnh cổng trời – Hang Gió Đông. Với vị trí nằm ngay sát vách núi, Động Thiên Long ăn sâu xuống lòng đất và không có đường đi xuống. Sở dĩ động có tên gọi là Thiên Long bởi lòng hang vừa sáng, vừa tối, sẽ rất thú vị để bạn khám phá
6. Những địa điểm chiêm bái tâm linh nổi tiếng
Chùa Tam Thai
Điểm chiêm bái tâm linh nổi tiếng chùa Tam Thai là một trong hai ngôi chùa nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn. Để đến được chùa Tam Thai, bạn phải vượt qua 156 bậc đá ở phía Tây của ngọn núi Thủy Sơn.
Cổng chùa thiets kế ấn tượng với 3 cổng. Cổng chính là cổng quan trọng nhất dành riêng cho các sư thầy, còn cổng bên trái dành cho nam giới và bên phải là cổng dành cho nữ giới. Trải qua biết bao thăng trầm của thời gian, ngôi chùa đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của riêng nó.
Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng với gần 200 năm tuổi đời, nằm trên ngọn Thủy Sơn. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ xưa vốn có. Ngay chính giữa chùa là tượng Phật Thích Ca cao 10m, hai bên thờ Bồ Tát Địa Tạng và Quan thế âm bồ tát. Khi tới tham quan đến ngôi chùa này, du khách vừa chiêm bái tâm linh vừa được ngắm cảnh đẹp của Ngũ Hành Sơn.
7. Những địa điểm tham quan khác
Ngọn Thủy Sơn
Thủy Sơn là ngọn núi có diện tích rộng và tập trung nhiều cảnh đẹp để du khách tham quan. Đây là ngọn núi cao nhất, đẹp nhất trong số những ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn. Ngọn Thủy Sơn sở hữu vẻ đẹp rất riêng với chất liệu núi đá và hội tụ vùng biển trời cùng non nước trữ tình mang đến nhiều giá trị sâu sắc về tâm linh, văn hóa và lịch sử. Để tham quan ngọn Thủy Sơn bạn sẽ phải mua vé vào với mức giá 20.000 vnđ/vé.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng đá mỹ nghệ Non Nước là nơi khiến du khách như được chìm đắm, mê mẩn bởi thế giới điêu khắc được trạm trổ tinh tế qua bàn tay của các nghệ nhân. Những hòn đá tưởng như vô hồn, chỉ qua từng mũi khoan hay nét đục tỉ mỉ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Hãy ghé làng đá mỹ nghệ Non Nước để kiểm chứng và tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời từ đá nhé!
Chùa Quan Âm Đà Nẵng: Thánh địa Phật giáo linh thiêng
Chùa Quan Âm Đà Nẵng hay tên gọi đầy đủ là Chùa Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một trong ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng tại Đà Nẵng.
Sự uy nghiêm, trang trọng của kiến trúc, sự tịch mịch thanh bình của không gian hòa với khung cảnh non nước hữu tình sẽ đem đến cho du khách những cảm xúc khó quên.
1. Giới thiệu chùa Quan Âm Đà Nẵng
Với người dân Đà Nẵng, chùa Quan Âm Đà Nẵng tựa như một chốn linh thiêng, một địa điểm không chỉ để thăm thú, vãn cảnh mà còn là nơi để mọi người tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn.
Chùa Quán Thế Âm nằm tại chân núi Kim Sơn - một trong năm ngọn Ngũ Hành và cũng là "Thánh địa Phật Giáo". Chùa được thành lập vào năm 1957, trải qua nhiều cuộc trùng tu, chùa Quan Âm hiện nay là công trình tâm linh đồ sộ, nổi bật giữa non nước Ngũ Hành Sơn.
2. Hướng dẫn đường đi đến chùa Quan Âm
Địa chỉ: 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Chùa cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 11km về hướng Đông Nam. Do khoảng cách không quá xa nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức di chuyển như: xe máy, ô tô, xe bus. Tuyến đường đến chùa cũng là tuyến đường chính nên rộng rãi và đẹp, khá an toàn nếu bạn tự di chuyển.
Quãng đường từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến chùa Quan Âm sẽ tầm 22 phút lái xe. Có 2 tuyến đường chính để đến chùa Quan Âm:
Tuyến Duy Tân - cầu Trần Thị Lý - QL14B - Lê Văn Hiến - Sư Vạn Hạnh
Tuyến Nguyễn Hữu Thọ - Đường 30/4 - Lê Thanh Nghị - Nguyễn Phước Lan - đường Minh Mạng - Lê Văn Hiến - Sư Vạn Hạnh
3. Những điều thú vị về chùa Quan Âm Đà Nẵng
Là địa điểm du lịch nổi tiếng, chùa Quán Thế Âm có rất nhiều điều kỳ thú chờ bạn đến khám phá. Từ những câu chuyện huyền bí, vẻ đẹp ẩn sau từng nét chạm trổ, khung cảnh thiên nhiên hữu tình,... Đây sẽ thực sự là một chuyến hành trình mà bạn không nên bỏ lỡ.
3.1. Ngôi chùa được hình thành từ một giấc mơ
Chùa Quan Âm Đà Nẵng được xây dựng dựa trên một giấc mơ đầy tâm linh. Trong một giấc mơ, Cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã thấy Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng - pháp đàn của Ngài. Theo những kí ức trong giấc mơ đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên. Từ đó thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm.
Cũng vì có sự màu nhiệm của Phật Pháp như vậy mà chùa Quan Âm Đà Nẵng luôn được bao bọc bởi nét huyền bí. Đây được coi là ngôi chùa vô cùng linh thiêng, thu hút rất nhiều du khách về cúng bái.
3.2. Tham quan không gian chùa Quan Âm Đà Nẵng
Nằm giữa non nước Ngũ Hành Sơn, chùa Quan Âm Đà Nẵng được thừa hưởng rất nhiều cảnh đẹp từ thiên nhiên. Nhìn về phía Đông sẽ thấy biển xanh ngút ngàn tầm mắt, bãi cát trải dài. Phía Tây Trường Giang sống lượn khúc quanh co, đồng quê yên ả.
Chùa có diện tích rất rộng, được bố trí hợp lý thành từng khu, khuôn viên luôn ngập tràn cây xanh.
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm vô cùng đẹp mắt. Đi sâu vào bên trong sẽ đến khu vực khuôn viên sau - là nơi mọi người nghỉ chân, vãn cảnh. Khuôn viên nhìn ra dòng sông Cổ Cò thơ mộng tươi mát, mọi ưu phiền như được trôi đi theo dòng nước, chỉ còn lại sự thanh bình trong tâm hồn.
3.3. Động Quan Âm - hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn
Hiếm có một ngôi chùa nào lại có ngay trong lòng một hang động ngầm như chùa Quan Âm. Động Quan Âm mang đậm những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn, vừa huyền bí thúc giục du khách đến khám phá, nhưng cũng rất thanh bình, tĩnh lặng.
Đường xuống động nằm cạnh chùa, chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trên trần động có vô số thạch nhũ đầy màu sắc hình thù đặc sắc. Càng đi vào bên trong, bạn sẽ càng cảm thấy không khí mát lạnh, xen lẫn mùi nhang trầm thoang thoảng rất dễ chịu.
Bên trong động, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng Quán Thế Âm cao 1,75m, một bức phù điêu thiên. Và đặc biệt là Thạch Chung thiên cổ - "chuông đá lớn" âm thanh tựa như tiếng chuông phát ra từ một thạch nhũ to tròn như cây cột.
3.4. Pháp Hội Đường - Nơi quy tụ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo
Chùa Quan Thế Âm không chỉ có những vật thuộc về thiên nhiên mà nơi đây còn là khu trưng bày vô số các hiện vật cổ về Phật giáo.
Khu vực Pháp Hội Đường sẽ trở thành Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây sẽ lưu giữ và trưng bày các hiện vật, tàng thư về Phật pháp Việt Nam. Bên trong Pháp Hồi Đường là nơi các tín đồ, tăng ni, phật tử và du khách thờ cúng, hành lễ.
4. Lễ hội chùa Quan Thế Âm
Lễ hội chùa Quan Âm được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960. Đây là lễ hội dân gian mang đậm tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội diễn ra trong vòng 3 ngày, bắt đầu từ tối ngày 18 cho đến ngày 20; trong đó các nghi lễ quan trọng nhất như: Lễ khai kinh, Lễ trai đàn chấn tế, Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc, Lễ rước tượng Quan Thế Âm sẽ được tổ chức vào sáng ngày 19.
Đến chùa vào thời gian này, du khách sẽ hòa mình vào bầu không khí trang trọng, linh thiêng. Khắp mọi nơi được trang hoàng lộng lẫy với vô số các màu sắc. Tất cả các hoạt động đều hướng đến việc cầu bình an, mưa thuận gió hòa cho cuộc sống.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vât thê quôc gia. Từ đó càng khẳng định thêm sự trang nghiêm và những đóng góp của lễ hội vào đời sống tinh thần của người dân. Và cũng như quảng bá nét đẹp Phật Pháp đến gần hơi với nhiều người.
Khám phá động Huyền Không huyền bí trong dãy núi Ngũ Hành Sơn Nằm trên ngọn núi cao nhất khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, động Huyền Không là một trong những điểm đến thu hút du khách check-in Đà Nẵng. Động Huyền Không nằm trên đỉnh Thượng Thai với nền phẳng, vòm tròn, có 5 khoảng giếng trời rọi ánh sáng tự nhiên vào bên trong khiến không gian động trở nên huyền ảo (Ảnh:...