Ngủ gật khi xem tivi có thể gây… tử vong sớm, béo phì
Ngủ gật trên ghế sofa lúc xem tivi là thói quen của rất nhiều người, song nó không hề vô hại như ta vẫn tưởng.
Đài Sputnik đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trường Y Đại học Northwestern ở Chicago (Mỹ) cảnh báo rằng trên thực tế, nếu tình trạng ngủ gật khi xem tivi thường xuyên xảy ra, nó có thể dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe, trong đó có tử vong sớm.
Nghiên cứu mới về giấc ngủ mang tên “Ánh sáng vào ban đêm ở người lớn tuổi” đã đánh trạng tình trạng sức khỏe và thói quen ngủ của 552 người trong độ tuổi từ 63 đến 84. Trọng tâm của nghiên cứu là xác định tác động của ánh sáng xung quanh, hay còn được gọi là ánh sáng chung – cấp ánh sáng tổng thể cho một căn phòng – đối với những người đang ngủ.
Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những người đi ngủ khi có một luồng ánh sáng dù là nhỏ nhất cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và tăng huyết áp.
“Mọi người nên cố gắng hết sức để tránh hoặc giảm thiểu lượng ánh sáng mà họ tiếp xúc trong khi ngủ”, nhà nghiên cứu Phyllis Zee, cảnh báo. Ông Phyllis Zee giải thích nguyên nhân ánh sáng xung quanh có thể gây hại đến sức khỏe là do vấn đề kháng insulin.
Kháng insulin là hiện tượng các tế bào của một người, trong cơ, mỡ hoặc gan, không phản ứng hiệu quả với chất insulin và không thể sử dụng đúng cách glucose trong máu để tạo năng lượng. Sự thiếu hụt trên buộc tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Và do đó, theo thời gian, nó gây ra phản ứng khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Theo tạp chí lâm sàng American Family Physician, tình trạng đặc biệt này thường liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Tình trạng kháng insulin có nhiều khả năng xảy ra vào buổi sáng, sau khi một người ngủ trong phòng có ánh sáng xung quanh hoặc loại ánh sáng phát ra từ tivi.
“Chúng tôi đang chỉ ra một cơ chế cơ bản để giải thích tại sao điều này xảy ra. Chúng tôi cho thấy nó đang ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng glucose của bạn”, các chuyên gia nhấn mạnh.
Dữ liệu được trích dẫn cho thấy 17,8% người tham gia nghiên cứu đi ngủ đêm với nguồn ánh sáng xung quanh bị bệnh tiểu đường. Trong khi đó, 9,8% người tham gia có thói quen ngủ trong bóng tối hoàn toàn lại không mắc bệnh tiểu đường.
Một khía cạnh khác trong nghiên cứu là béo phì: khoảng 40,7% người tham gia không giảm nguồn ánh sáng xung quanh khi ngủ bị béo phì. Đối với những người ngủ trong bóng tối, chỉ có khoảng 26,7% bị béo phì.
Có một số yếu tố quan trọng khác cho thấy cách sức khỏe có thể bị suy giảm khi ngủ trong môi trường có ánh sáng. Ví dụ, những người như vậy thường khó ngủ và sẽ rất ngủ muộn. Theo nhà nghiên cứu Zee, những người ngủ muộn cũng có xu hướng có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và rối loạn chuyển hóa cao hơn.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo tivi không phải thiết bị duy nhất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì điện thoại thông minh cũng gây mất tập trung vào ban đêm. Một cuộc thăm dò của Common Sense Media năm 2019 cho thấy khoảng 36% thanh thiếu niên và 26% người trưởng thành liên tục thức dậy giữa đêm để kiểm tra thiết bị di động của họ.
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, mọi người nên dừng sử dụng điện thoại ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ, để tránh ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử phát ra “đánh lừa” bộ não rằng đó vẫn là ban ngày.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 261 triệu ca
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 27/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 261.058.217 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.209.838 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 235.877.109 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bệnh viện ở Abuja, Nigeria. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 799.138 người tử vong trong tổng số 49.050.917 bệnh nhân. Tiếp đến là Ấn Độ với 467.933 người tử vong trong số 34.563.749 bệnh nhân. Brazil đứng thứ 3 với 614.000 người tử vong trong số 22.067.630 người nhiễm bệnh.
Tâm điểm về dịch bệnh trên thế giới trong ngày 27/11 là biến thể Omicron phát hiện đầu tiên tại châu Phi mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách những biến thể đáng quan ngại. Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật của WHO về COVID-19, cho biết hiện các nhà khoa học "chưa biết nhiều về biến thể mới này" và sẽ mất một vài tuần để có thể đánh giá đầy đủ. Trong khi đó, đặc phái viên của WHO về COVID-19 David Nabarro nhận định Omicron rất đáng quan ngại do có khả năng né tránh "hệ thống phòng thủ" của các vaccine mà thế giới đã sử dụng từ đầu năm đến nay. Ông cho biết các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu cách thức lây lan và tác động của biến thể mới tới các phương pháp điều trị và vaccine hiện nay.
Trước nguy cơ biến thể Omicron lây lan rộng, nhiều nước đã ban hành lệnh hạn chế hoặc cấm nhập cảnh đối với một số quốc gia miền Nam châu Phi, trong đó có Nam Phi. Canada đã cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài đã đi qua các nước Mozambique, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho, Nam Phi và Eswatini trong vòng 14 ngày qua. Brazil, Thái Lan, Oman và Sri Lanka cũng có quyết định tương tự. Trong khi đó, Ireland đang cân nhắc yêu cầu cách ly bắt buộc tại khách sạn, sau khi nước này khuyến cáo tránh hoạt động đi lại không thiết yếu tới 7 quốc gia ở miền Nam châu Phi nói trên. Nhật Bản yêu cầu hành khách đến từ các nước này phải thực hiện cách ly trong 10 ngày.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Ontario, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Giới khoa học cho biết trong số 50 đột biến của Omicron có tới 32 đột biến nằm ở gai protein, thành phần giúp virus SARS-CoV-2 bám vào các tế bào, nhiều hơn đáng kể so với biến thể Delta đang hoành hành trên thế giới. Nhiều đột biến của biến thể mới có liên quan đến việc tăng khả năng kháng kháng thể của virus, tức là có thể làm giảm hiệu quả của vaccine và ảnh hưởng đến cách virus phản ứng với vaccine, phương pháp điều trị và khả năng lây truyền.
Trước thông tin này, các hãng dược đã tiến hành đánh giá hiệu quả của các vaccine phòng COVID-19 đối với biến thể Omicron. Trong thông báo ngày 26/11, AstraZeneca cho biết hãng hy vọng hỗn hợp kháng thể đơn dòng của hãng sẽ vẫn hiệu quả với biến thể Omicron. Hiện hãng đang thực hiện nghiên cứu tại Botswana và Eswatini nhằm thu thập dữ liệu về hiệu quả của vaccine đối với biến thể mới này.
Hình ảnh dưới kính hiển vi từ viện y tế quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phân lập và xuất hiện trên bề mặt tế bào của một bệnh nhân ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, hai hãng dược Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức bày tỏ hy vọng trong hai tuần tới sẽ có nhiều dữ liệu hơn về biến thể Omicron để xác định mức độ hiệu quả của vaccine do hai hãng phối hợp bào chế đối với biến thể mới. Theo Pfizer và BioNTech, trong trường hợp biến thể này có thể lẩn tránh "lá chắn" miễn dịch do vaccine tạo ra, hai hãng sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong sản phẩm vaccine của mình để ứng phó với kịch bản biến thể này lây lan trên toàn cầu. Pfizer/BioNTech cũng khẳng định có thể bào chế vaccine mới chống lại biến thể Omicron trong vòng 6 tuần và các lô vaccine đầu tiên sẽ được giao trong vòng 100 ngày.
Cùng ngày, giới chức Hà Lan cho hay đã phát hiện 61 ca mắc COVID-19 trong số những người đến từ Nam Phi và đang tiến hành xét nghiệm khẩn cấp xem liệu những trường hợp này có nhiễm biến thể Omicron hay không. Trong khi đó, ông Kai Klose, quan chức phụ trách vấn đề xã hội tại bang Hesse của Đức, thông báo giới chức y tế đã phát hiện một trường hợp nghi nhiễm biến thể Omicron. Đây là người vừa trở về từ Nam Phi và đang được cách ly tại nhà. Theo ông Klose, kết quả xét nghiệm của người này cho thấy một số đột biến đặc trưng của biến thể Omicron.
Trước đó, Bỉ đã trở thành nước châu Âu đầu tiên phát hiện ca mắc siêu biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đó là một người chưa tiêm phòng vaccine và vừa trở về từ Ai Cập ngày 11/11. Tối 27/11, Anh thông báo hai trường hợp nhiễm biến thể này là những người trở về từ miền Nam châu Phi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Antwerp, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Liên quan đến vấn đề tiêm chủng, để sớm mở cửa lại trường học hướng tới mở cửa trở lại đất nước, Lào tiếp tục triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi tại thủ đô Viêng Chăn. Dự kiến, mũi vaccine thứ nhất sẽ hoàn thành vào ngày 5/12 và đạt mục tiêu tiêm đủ hai mũi trước ngày 26/12 để đảm bảo điều kiện mở lại trường học trên địa bàn.
Tại Thái Lan, Cục Kiểm soát Dịch bệnh nước này đã mở một chiến dịch có tên gọi là "Tuần tiêm chủng COVID-19" từ ngày 27/11 - 5/12 nhằm sớm đạt mục tiêu tiêm được 100 triệu liều vaccine mà chính phủ đặt ra cho cuối năm nay. Số liệu thống kê cho thấy từ ngày 28/2 - 25/11, Thái Lan đã tiêm được 91,23 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 47,5 triệu liều là mũi tiêm đầu tiên, 40,5 triệu liều là mũi tiêm thứ hai và 3,2 triệu liều là mũi tiêm thứ ba. Dữ liệu tiêm chủng cũng cho thấy kết quả khả quan trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như giảm tỷ lệ tử vong.
Bão tuyết hoành hành nước Anh Đã có ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh mất điện khi cơn bão tuyết Arwen với sức gió lên tới 160 km/h mang theo lượng tuyết đổ bộ vào nhiều địa phương của Anh. Cơ quan Khí tượng Anh khuyến cáo người dân ở trong nhà, hạn chế ra ngoài. Ảnh: news.sky.com Cập nhật...