Ngủ đêm trong những ngôi nhà vắt vẻo trên cây cao nhất thế giới ở Lào
Khi ánh sáng Mặt Trời bắt đầu xuyên thủng màn tối ở Vườn quốc gia Nam Kan của Lào, những con vượn mào đen hoang dã thức giấc, kêu vang vọng khắp không gian rừng rậm.
Nhà cây cao 30 – 40 mét so với mặt đất. Ảnh: Gibbon Experience
Được vươn mình thức giấc giữa độ cao chênh vênh của những ngôi nhà gỗ nằm tít trên ngọn cây chính là giấc mơ mà mọi đứa trẻ đều ao ước. Nắm chặt ống nhòm trong tay, cả thế giới động vật sống động hiện ra rõ rệt. Chúng chuyền cành ở đằng xa, tán lá rung bần bật theo từng nhịp chuyển động.
Đó là một trải nghiệm du lịch vô cùng đặc biệt mà bạn không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Mô hình nhà cây giữa rừng rậm hoang sơ Lào do dự án bảo tồn dựa trên du lịch mang tên Gibbon Experience khởi động vào cuối những năm 1990 như biện pháp phản ứng đối với nạn khai thác gỗ bất hợp pháp.
Với độ cao từ 30 – 40 mét, 8 ngôi nhà trên cây của Gibbon Experience là cao nhất thế giới. Nhưng điểm tuyệt vời nhất, hoặc tồi tệ nhất nếu bạn không ưa cảm giác mạnh, chính là cách tiếp cận duy nhất của chúng: đu dây cáp treo.
8 ngôi nhà đều được lắp bóng điện. Ảnh: Gibbon Experience
“Chúng tôi có mạng lưới dây cáp dài 15 km”, ông Yann Gourbage, chuyên gia địa lý tại Gibbon Experience giới thiệu. Đường dây này giúp họ dẫn du khách và sâu trong rừng nhanh nhất có thể. Đoạn cáp treo dài nhất của họ khoảng 600 mét, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có 50 giây đu dây cực nhanh để ngắm cảnh.
Gibbon Experience cung cấp ba loại tour khác nhau, song đều phối hợp giữa hình thức di chuyển đi bộ đường dài và đu dây cáp. Tour Cổ điển và Tour Du lịch Thác nước dài ba ngày và hai đêm. Ngoài ra còn có Tour Tốc hành hai ngày một đêm.
Tour Cổ điển là lựa chọn thư giãn nhất, phù hợp với nhóm du khách có trẻ em đi cùng. Lưu ý, độ tuổi nhỏ nhất để tham gia Tour Cổ điển và Thác nước là 8 tuổi. Trong khi trẻ em 12 tuổi trở lên có thể tham gia Tour Tốc hành với nhiều thử thách hơn.
Từ văn phòng của Gibbon Experience tại thị trấn nhỏ Ban Houayxay đến Vườn Quốc gia Nam Kan mất khoảng 2,5 giờ ngồi xe tải. Hai nhân viên hướng dẫn sẽ cùng du khách vượt đường rừng và băng dây cáp đến tận ngôi nhà cây mà họ đặt từ trước.
Du khách nằm ngủ giữa không gian thiên nhiên. Ảnh: Gibbon Experience
Video đang HOT
Chương trình sau đó bao gồm hoạt động đi bộ xuyên qua khung cảnh rừng rậm tuyệt đẹp và tận hưởng cảm giác đeo găng tay bảo hộ, thắt dây an toàn đu cáp treo đầy phấn khích (và đôi khi đáng sợ). Họ cũng được tham quan các ngôi nhà cây khác trong mạng lưới của Gibbon Experience.
8 ngôi nhà trên cây đều được làm từ lượng gỗ tịch thu của lâm tặc và được trang bị đèn điện. Họ ngủ trên những tấm nệm phủ màn chống muỗi, thiết kế cơ bản nhưng thoải mái.
Phòng vệ sinh của nhà cây đều lộ thiên, nhưng được che chắn với các phòng khác, và có vòi tắm nước ngọt. Mỗi bữa, nhân viên vận chuyển những món ăn đặc trưng của Lào cùng với trái cây và đồ ăn nhẹ bản địa đến nhà cây bằng đường cáp treo.
Chuyên gia Yann Gourbage cho biết họ chọn cây để xây nhà dựa trên yếu tố về vị trí, độ cao và xung quanh có vượn sinh sống hay không. Nếu cây quá cao, thật khó để cấp nước sạch. Quá thấp thì du khách lại không được ngắm trọn vẹn khung cảnh.
Vượn mào đen là loại động vật đặc hữu của rừng Nam Kan. Ảnh: Gibbon Experience
“Hai năm trước, chúng tôi đã thay đổi cách thiết kế nhà trên cây. Trước đây, người kiến trúc sư phải ở trên cây rất lâu. Không dễ gì để đo lường chính xác các góc và đoạn cong ở khắp mọi nơi. Cách làm này không hiệu quả. Bạn có thể xây nên những ngôi nhà đẹp, nhưng rất tốn thời gian”, ông giải thích.
Giờ đây, Gibbon Experience sử dụng thiết bị bay không người lái bay 360 độ quanh cái cây được chọn, chụp ảnh ở nhiều góc khác nhau, tiết kiệm nhiều tuần so với cách đo đạc thủ công.
Thông qua việc sử dụng phần mềm đo ảnh, họ có thể tạo mô hình 3D của cái cây và thiết kế ra ngôi nhà trên cây thực tế. Các kỹ thuật xây dựng được sử dụng tùy thuộc vào cấu trúc và hình dạng cây. Ví dụ, một số được treo trên dây thừng, số khác được đặt trên bệ bằng gỗ.
Về thời gian xây dựng, ông Gourancho nói rằng nó phụ thuộc vào kích thước của cấu trúc, mặc dù trung bình mất khoảng 6 tháng để hoàn thành một ngôi nhà trên cây.
Một số có nhiều tầng, cho phép có thêm một chút riêng tư vào ban đêm, trong khi những phòng khác bù đắp cho sự thiếu không gian của chúng với tầm nhìn tuyệt đẹp ra những tán rừng cao hàng chục mét bên dưới.
Vài ngôi nhà có nhiều tầng, cho phép du khách có thêm một chút riêng tư vào ban đêm. Trong khi những phòng khác có thể hơi thiếu không gian thì lại có tầm nhìn tuyệt đẹp ra những tán rừng cao hàng chục mét bên dưới.
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:54
X
Nhà trên cây khi về đêm. Ảnh: Gibbon Experience
Dự án Gibbon Experience ra đời với mong muốn bảo tồn hệ sinh thái có giá trị của khu vực, đồng thời bảo vệ nó khỏi những mối nguy hiểm như nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, canh tác thương mại và đốt nương làm rẫy quá mức.
Mọi chuyện bắt đầu năm 1996 khi người sáng lập Jef Reumaux đến Lào và đi bộ xuyên rừng ở khu vực này. Trong khi đi bộ đường dài, ông nhìn thấy những con vượn mào đen và chụp vài tấm ảnh.
Hóa ra giống vượn đặc biệt đó, loài đặc hữu của khu vực, đang bị đe dọa nghiêm trọng. Jef Reumaux nhận thấy cần phải tìm cách bảo tồn cánh rừng tươi tốt này.
Nhưng làm thế nào tìm được nguồn quỹ để bảo vệ khu vực này, bởi vì còn phải trả lương cho lực lượng kiểm lâm trong khi chính phủ Lào tại thời điểm này chỉ có nguồn ngân sách hạn chế? Ý tưởng tạo ra đường mòn, nhà trên cây cùng mạng lưới cáp treo… chính là cách để đưa du khách và tiền của họ đến với rừng Nam Kan.
Những ngôi nhà trên cây và đường dây cáp đầu tiên được mở cửa vào năm 2004. Khu vực dự án Gibbon Experience, bao gồm 136.000 ha rừng rụng lá hỗn hợp, đã được Quốc hội Lào chính thức công nhận là vườn quốc gia năm 2008.
Ngày nay, Gibbon Experience có hơn 120 nhân viên toàn thời gian, nhiều người sống ngay tại các làng lân cận.
Lợi nhuận thu được từ mô hình du lịch trải nghiệm này được chi cho nhiều dự án khác nhau, trong đó tài trợ cho đội tuần tra vườn quốc gia để chống lại nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, săn bắn động vật, đánh bắt cá bằng bom mìn và khai thác đất làm nương rẫy quá mức.
Du khách khi đến với những ngôi nhà trên cây ở Vườn Quốc gia Nam Kan cần chuẩn bị đồ đạc gọn nhẹ. Họ sẽ phải tự mang ba lô từ ngày đầu đến ngày cuối của chuyến đi bộ xuyên rừng. Họ cũng được khuyên nên mang giày cũ vì đường đi khá lầy lội.
Việc sạc đầy pin điện thoại, máy ảnh trước khi lên đường cũng là điều cần thiết vì trong nhà cây không có ổ cắm điện. Một số vật dụng cần cân nhắc mang theo như ống nhòm, bộ bài giải trí và tai nghe để ngủ ngon hơn.
Kể từ khi vật hành dây cáp năm 2004 đến nay đã xảy ra một vụ tử vong. Các hướng dẫn viên có quy định nghiêm ngặt về việc đảm bảo an toàn của đường dây cáp trước khi sử dụng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng cách các thiết bị của riêng mình.
Ông Gourancho cho biết tất cả các thiết bị đều được nhập khẩu từ Pháp, trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt thường xuyên và được thay mới khi có dấu hiệu hao mòn nhỏ nhất.
Lào thêm 309 ca mắc mới, 4 ca tử vong do COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Bộ Y tế Lào ngày 11/10 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 309 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 303 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 28.850 trường hợp.
Một tuyến phố bị phong tỏa sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 21/9/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Bộ Y tế Lào cũng thông báo ghi nhận thêm 4 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua - con số ghi nhận theo ngày cao nhất, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch lên 30 trường hợp. Đáng chú ý, các ca tử vong do COVID-19 gần đây tại Lào hầu hết là người cao tuổi, có bệnh lý nền và chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Thủ đô Viêng Chăn vẫn là điểm nóng dịch bệnh khi ghi nhận 119 trường hợp lây nhiễm cộng đồng trong một ngày. Tuy nhiên, chính quyền Viêng Chăn cho biết các chốt kiểm soát COVID-19 đã được dỡ bỏ. Động thái này là một phần trong các nỗ lực cân bằng giữa các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh với phục hồi kinh tế.
Trước đó, chính quyền thủ đô Viêng Chăn đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế người dân ra khỏi nơi cư trú, không tụ tập đông người như: lập các chốt kiểm soát dịch tại nhiều tuyến đường, đóng cửa các siêu thị và cửa hàng... Tuy nhiên, sau đó, chính quyền Viêng Chăn thừa nhận nhiều biện pháp quá nghiêm ngặt đã cản trở người dân và doanh nghiệp trong nỗ lực phục hồi kinh tế vốn đang khủng hoảng do dịch COVID-19.
Hiện trên địa bàn thủ đô, các chốt kiểm soát giao thông chỉ còn tại các bản được quy định là vùng đỏ; trong khi đó, người dân đã có thể đi lại trên những tuyến đường lớn trong thành phố.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế Lào tiếp tục kêu gọi người dân thuộc nhóm có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa tiêm chủng nên đến các cơ sở y tế để tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm và giảm các triệu chứng nặng của bệnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định phòng ngừa dịch bệnh, nếu thấy có các triệu chứng bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và tự cách ly tránh lây nhiễm dịch ra cộng đồng.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/10: Toàn khối thêm 41.016 ca mắc; Philippines đứng đầu về ca mắc và tử vong mới Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 9/10, 8 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 41.016 ca mắc COVID-19 và 611 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 12.508.359 ca, trong đó 268.257 người tử vong. Nhân viên y tế đưa bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện dã chiến tại Manila, Philippines ngày 1/9/2021....