Ngủ dậy thấy miệng đắng nghét, cảnh báo 5 cơ quan dưới đây có vấn đề
Ngủ dậy luôn cảm thấy đắng miệng thì bạn đừng chủ quan, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm dưới đây.
Sau mỗi sáng sớm ngủ dậy, hầu hết mọi người đều sẽ thấy có những biểu hiện bất thường trong khoang miệng. Ngoài việc khát nước do mất nước sau 1 đêm ngủ, hầu hết mọi người cũng sẽ gặp phải triệu chứng đắng miệng, thậm chí là hôi miệng.
Tất nhiên, nếu các triệu chứng biến mất sau khi thức dậy và đánh răng thì không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu vẫn có triệu chứng đắng miệng sau khi đánh răng thì bạn cần hết sức lưu ý, rất có thể cảnh báo một số cơ quan trong cơ thể có vấn đề.
1. Khoang miệng
Ảnh minh họa
Nếu miệng bị đắng sau khi thức dậy, việc đầu tiên phải nghĩ đến miệng có vấn đề. Trong cuộc sống hàng ngày, việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ sau bữa ăn hoặc hình thành những thói quen xấu như hút thuốc lá, không đánh răng trước khi đi ngủ khiến vi khuẩn sinh sôi, rất dễ gây ra viêm nha chu, viêm nướu và các bệnh răng miệng khác.
Những bệnh lý này nếu để lâu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra bệnh đau dạ dày thậm chí là hôi miệng. Một khi bị hôi miệng, người bệnh không chỉ có cảm giác vô cùng khó chịu mà còn mang đến những phiền toái, xấu hổ trong cuộc sống hay công việc.
2. Thần kinh đang bị tổn thương
Vị đắng ở miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh của bạn đang gặp vấn đề. Nếu dây thần kinh vị giác không hoạt động bình thường, nó có thể gây ra tình trạng đắng miệng kéo dài.
Dây thần kinh bị tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân như động kinh, u não, sa sút trí tuệ. Chính vì thế, khi tình trạng miếng đắng xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Video đang HOT
3. Vấn đề về đường tiêu hóa
Ảnh minh họa
Ruột và dạ dày của cơ thể được kết nối trực tiếp với miệng nên các vấn đề về đường tiêu hóa cũng có thể được phản ánh qua khoang miệng. Nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản do căng cẳng và có cảm giác đắng miệng.
Việc axit trong dạ dày bị trào ngược không chỉ kích thích thực quản, tạo cảm giác khó chịu mà còn gây ra mùi hôi và vị đắng trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư.
4. Bệnh gan mật
Ảnh minh họa
Như chúng ta đã biết, chức năng chính của gan và túi mật là tiết ra dịch mật và phân hủy chất béo trong cơ thể. Nếu chức năng gan và túi mật không bình thường cũng có thể gây ra tình trạng tiết mật bất thường, dẫn đến các triệu chứng như đắng miệng. Nếu đau miệng kéo dài, kèm theo chóng mặt và các triệu chứng khác thì cần nghĩ đến các bệnh lý về gan, túi mật, nên đi khám để điều trị kịp thời.
5. Bệnh thận
Nếu chức năng thận bị suy giảm, nó cũng có thể gây ra đắng miệng. Nếu sau khi ngủ dậy có cảm giác miệng bị đắng và kèm theo các triệu chứng như đau thắt lưng, sưng eo, phù toàn thân thì bạn cần nghĩ đến các vấn đề về thận. Tất nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến bệnh viện kiểm tra trước khi lựa chọn phương án điều trị tốt nhất, có như vậy mới chữa khỏi bệnh.
Nếu ngủ dậy thấy cảm giác đắng miệng, bạn hãy thử thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này:
- Chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ ăn quá cay hoặc quá mặn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Giữ vệ sinh khoang miệng bằng cách đánh răng, súc miệng thường xuyên để giảm vi khuẩn, nấm trong miệng.
Cậu bé bị sâu cả hàm răng, dị vật bịt kín khoang mũi phải thở bằng miệng, bác sĩ cảnh báo thói quen sai lầm của cha mẹ
Bác sĩ Ngô nhận thấy trong lúc hội chẩn, bệnh nhi chỉ thở bằng đường miệng.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện MOHW Nantou Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (12 tuổi) sống tại Đài Loan.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện MOHW Nantou Hospital
Bệnh nhi đến khám trong tình trạng cằm phải sưng đau kéo dài 2 ngày. Trong lúc hội chẩn, bác sĩ Ngô phát hiện hàm bên phải của bệnh nhi sưng tấy rõ ràng, cả hàm đều là răng sâu và có mủ chảy ra từ nướu sưng đỏ, kết luận ban đầu là do bệnh nhi vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào nặng kết hợp với áp xe.
Sau một tuần điều trị kết hợp với thuốc kháng sinh, bệnh nhi tái khám và tình trạng sưng đau ở vùng cằm đã cải thiện. Tuy nhiên, bác sĩ Ngô nhận thấy trong lúc hội chẩn, bệnh nhi chỉ thở bằng đường miệng, khi kiểm tra khoang mũi của bệnh nhi phát hiện có 2 khối thịt hồng gây tắc nghẽn khoang mũi.
Khi kiểm tra khoang mũi của bệnh nhi phát hiện có 2 khối thịt hồng gây tắc nghẽn khoang mũi.
Sau khi hỏi thăm tình trạng trước đây của bệnh nhi, bác sĩ Ngô được biết cậu bé bị viêm mũi dị ứng trong thời gian dài, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa thì tình trạng trở nên nghiêm trọng. Nhận thấy con bị viêm mũi dị ứng, phụ huynh đã tự ý đến tiệm thuốc mua thuốc co mạch mũi dạng xịt và tình trạng của cậu bé có cải thiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, bệnh nhi xuất hiện dấu hiệu nhờn thuốc, tình trạng niêm mạc mũi đàn hồi kém và sưng tấy, khoang mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn, chỉ có thể thở bằng miệng.
Bác sĩ Ngô chỉ ra, ban đầu nước bọt được tiết ra để bảo vệ răng miệng và trung hòa axit khi vi khuẩn phân giải thức ăn. Tuy nhiên, tình trạng ngạt mũi và thở bằng miệng trong thời gian dài dẫn đến hệ lụy là lượng nước bọt không đủ, lâu dần axit trong khoang miệng ăn mòn răng và gây sâu răng cả hàm của bệnh nhi, thủ phạm được xác định là do lạm dụng thuốc co mạch mũi điều trị viêm mũi trong thời gian dài.
Bệnh nhi đã được khuyên ngừng sử dụng thuốc co mạch mũi, tiến hành phẫu thuật và tình trạng hô hấp đã cải thiện hoàn toàn, hiện nay bệnh nhi đang được điều trị vấn đề sâu răng. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc co mạch mũi và không sử dụng kéo dài hơn 7 ngày, nếu không sẽ gây ra tình trạng niêm mạc mũi phù nề và ngạt mũi nghiêm trọng.
Bác sĩ nhắc nhở, ngạt mũi không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn tác động đến chức năng bảo vệ sinh lý của khoang mũi, một loại thuốc co mạch mũi có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả, nhưng người bệnh không nên sử dụng lâu dài hoặc tự ý tăng giảm liều lượng. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hay thậm chí gây ra phản tác dụng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng thuốc co mạch mũi dài ngày được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là không nên và khi dùng thuốc thì không được dùng quá 7 ngày. Nguyên nhân là bởi:
Nếu lạm dụng thuốc co mạch mũi dễ gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến việc rất khó chữa trị.
Ngoài việc có tác dụng tại chỗ, thuốc còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, vì vậy tuyệt đối không nên dùng liều cao dài ngày.
Nếu dùng thuốc lâu ngày, tình trạng sung huyết mũi có thể nặng hơn, đường mũi trở nên hẹp hơn và bạn buộc phải dùng thuốc nhiều hơn và dùng thuốc liều cao hơn vì không dùng thuốc không chịu được.
Tình trạng dùng thuốc co mạch mũi lâu ngày sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn khiến bạn phải dùng thuốc nhiều lần, dẫn đến hình thành nhiều mô sẹo trong niêm mạc mũi và viêm mũi do dùng thuốc.
Do vậy, sau thời gian dùng thuốc co mạch mũi được bác sĩ khuyến cáo mà bạn còn tình trạng ngạt mũi thì không nên tiếp tục sử dụng thuốc, mà thay vào đó bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi trước khi có chỉ định điều trị phù hợp của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đối với tình trạng của bạn.
5 vị trí trên cơ thể con gái cần được vệ sinh sạch sẽ, nếu không rất dễ trở thành "ổ" của vi khuẩn Đối với con gái, việc vệ sinh cá nhân hàng ngày là vô cùng quan trọng, vừa giúp bạn đẹp từ trong ra ngoài vừa giúp bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, có 5 vị trí trên cơ thể rất dễ bị bẩn nhưng khi vệ sinh lại rất nhiều người không chú ý. Phái nữ yêu cái đẹp, dành nhiều...