Ngủ dậy miệng có 6 vị này: Coi chừng nội tạng đang gặp nguy hiểm!
Dưới góc nhìn của Đông y, mùi vị xuất hiện trong miệng vào buổi sáng là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh nội tạng rất đáng chú ý. Hãy dựa vào những gợi ý này để phòng bệnh sớm.
Nhận biết nội tạng có bệnh thông qua vị của nước bọt buổi sáng
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể thực hiện rất nhiều các công đoạn bài tiết và trao đổi chất, loại bỏ các độc tố, tiếp nhận dinh dưỡng và sửa chữa những sai sót. Sau khi tỉnh dậy, nếu soi gương bạn sẽ thấy, tóc bóng dầu hoặc bết gàu, da nhờn hoặc khô hơn, mặt tái sạm, miệng có vị lạ và hơi thở có mùi.
Nhân cơ hội này, Đông y mách bạn một cách đơn giản để tự khám bệnh cho mình, đó chính là cảm nhận những mùi vị khác nhau của nước bọt sau khi ngủ dậy. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh khá chính xác, bạn chớ nên bỏ qua.
Bài viết của nhóm các chuyên gia Trung Quốc đăng trên Tạp chí Dưỡng sinh (TQ).
1. Miệng có vị đắng: Hãy coi chừng viêm gan, sỏi mật
Sau khi ngủ dậy, nếu nước bọt của bạn có vị đắng, hoặc nước tiểu màu vàng đặc, cần xem xét đến khả năng gan bị nóng dẫn đến viêm.
Nếu miệng đắng kèm theo dấu hiệu một bên sườn phải bị sưng phù to hơn, kèm theo dấu hiệu có cảm giác lạ sau khi ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, thì nên kiểm tra xem bạn có bị sỏi mật hay không.
2. Miệng có vị ngọt: Bệnh tiểu đường đang hình thành
Video đang HOT
Khi ngủ dậy mà trong miệng có cảm giác ngọt, thì chính là biểu hiện của lá lách bị tích nhiệt. Dấu hiệu này nhắc nhở bạn rằng hãy khẩn trương ăn thêm rau xanh, hạn chế ngay việc ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chứa dầu mỡ.
Đồng thời, bạn nên khẩn trương tăng cường tập thể dục, giảm thức khuya. Nếu hiện tượng miệng ngọt kéo dài kèm theo khát nước và đi tiểu nhiều, bạn hãy cẩn thận với bệnh tiểu đường.
3. Miệng có vị mặn: Có thể thận đã có vấn đề nghiêm trọng
Khi ngủ dậy nuốt nước bọt mà trong miệng có vị mặn thì khả năng lớn là dấu hiệu của thận bị suy nhược. Nếu kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều hơn, vùng lưng và eo đau mỏi, sợ lạnh, mệt mỏi và các triệu chứng bất thường khác, thì hãy khẩn trương đi khám thận.
4. Miệng có vị chua: Dạ dày khó tiêu, hệ tiêu hóa gặp rắc rối
Khi ngủ dậy cảm thấy trong miệng bị chua, là dấu hiệu mách bạn rằng gan và dạ dày đang có những bất thường, gan đang bị tăng khí.
Lúc này, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, tinh thần sa sút, khẩu vị ăn uống kém hoặc không muốn ăn. Khi các dấu hiệu tiêu hóa gặp vấn đề, bạn cần chú ý dưỡng lá lách và giải độc, chăm sóc gan càng sớm càng tốt.
5. Nhạt miệng: Có thể bị cảm lạnh, lá lách hư yếu
Khái niệm miệng nhạt ở đây được hiểu là bạn ăn bất kỳ món gì cũng không cảm nhận được hương vị chính xác của nó, đều cảm thấy không ngon. Ngoài việc bạn phải kiểm tra xem có bị cảm hay không, còn phải nghĩ đến việc lá lách đang bị hư tổn.
Nếu đang ở triệu chứng nhạt miệng mức độ nhẹ, bạn có thể nấu canh hoặc cháo khoai mỡ (củ từ), đậu bát, đậu trắng để bổ sung dinh dưỡng cho lá lách, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Nếu cảm giác nhạt miệng kéo dài, thì nên đi khám để kiểm tra chức năng nội tạng liên quan.
6. Miệng tanh: Phổi có thể đang bị nóng
Sau khi ngủ dậy mà trong miệng của bạn có mùi tanh, thì hãy nhớ rằng đây là một trong những dấu hiệu của bệnh phổi bốc hỏa, nóng trong.
Nếu đúng là miệng tanh, bạn nên tranh thủ ăn một ít lá diếp cá, hoa bách hợp, quả sơn trà, lê, hạt hạnh nhân với một lượng phù hợp để cải thiện tình hình, giảm thiểu tình trạng nóng phổi. Lựa chọn thực phẩm làm mát phổi là việc đầu tiên. Sau đó nếu nặng hơn thì nên xin tư vấn bác sĩ.
Mùi vị trong miệng sau khi ngủ dậy được xem là dấu hiệu để trắc nghiệm sức khỏe quan trọng.
Tại sao mùi cơ thể thay đổi khi già đi?
Một thí nghiệm cho thấy có thể xác định tuổi của một người chỉ bằng mùi của họ. Vậy vì sao mùi cơ thể lại thay đổi theo thời gian?
Làn da lão hóa
Da của chúng ta tạo ra nhiều axit béo hơn khi chúng ta già đi, đôi khi được gọi là "mùi của người già". Khi các axit béo này gặp không khí, chúng làm tăng một chất hóa học được biết đến với mùi chua, khí và nhờn: 2-nonenal.
Nonenal không tan trong nước, rất khó rửa trôi. Do đó mùi này lưu lại lâu trên da và trên quần áo.
Ở người cao tuổi, hầu như khả năng chống oxy hóa của cơ thế gần như không còn. Do đó lượng 2-nonenal tạo ra nhiều nhất, tạo nên mùi đặc trưng - "mùi người giá".
Chế độ ăn uống thay đổi theo độ tuổi
Thực phẩm như cá, gia vị và thịt đỏ có thể ảnh hưởng đến cách bạn ngửi. Sau khi thức ăn được phân giải trong cơ thể, chúng ta giải phóng các chất hóa học qua mồ hôi, đôi khi có thể rất mạnh.
Lượng nước trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta cũng là một nguyên nhân khác gây ra mùi cơ thể. Càng thiếu nước, chúng ta càng có mùi hôi. Khô miệng là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển vì nó không bị nước bọt hoặc nước rửa trôi.
Thay đổi hooc môn
Chúng ta thậm chí có thể không để ý đến nó, nhưng nội tiết tố trong cơ thể chúng ta thay đổi thường xuyên, đặc biệt là trong ngày "đèn đỏ" và khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Những thay đổi nội tiết tố khác như dậy thì và căng thẳng cao cũng có thể thay đổi cách chúng ta ngửi.
Dùng một số loại thuốc
Một số chất bổ sung và thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể thay đổi mùi hương khi dùng. Bởi vì chúng khiến chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn từ các tuyến apocrine ở nách và bẹn, khiến mùi cơ thể của chúng ta thay đổi. Khi mồ hôi kết hợp với vi khuẩn trên da của chúng ta, nó tạo ra mùi BO (mùi cơ thể) nồng nặc.
Ảnh minh họa.
Vệ sinh răng miệng chung
Nước bọt là biện pháp bảo vệ tự nhiên chống lại hơi thở có mùi, càng lớn tuổi, miệng càng ít tiết ra nước bọt. Khi bắt đầu đeo răng giả, chúng ta cũng tăng khả năng đưa vi khuẩn xấu vào miệng, ngay cả khi chúng được vệ sinh thường xuyên.
Bệnh nướu răng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, có thể khiến bạn hơi thở có mùi và ảnh hưởng đến mùi cơ thể tổng thể của bạn.
Mẹo khắc phục hơi thở có mùi vào buổi sáng Tình trạng hơi thở có mùi vào mỗi sáng thức dậy khiến nhiều người xấu hổ tránh né giao tiếp, hãy lấy lại sự tự tin bằng các mẹo vặt dưới đây. Hơi thở có mùi còn tệ hại hơn là mặt mũi xấu xí hay mặc quần áo cũ rách ra đường, bởi khi đó mọi người sẽ tránh giao tiếp gần...