Ngư dân yên tâm bám biển nhờ bảo hiểm trợ lực
Sau gần 2 năm thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014 đến nay việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho các tàu cá đánh bắt xa bờ theo nghị định trên đã đạt được kết quả nhất định và được ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển hưởng ứng, với 14.977 tàu cá có công suất trên 90CV được bảo hiểm.
Nâng cao mức trách nhiệm bảo hiểm
Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2016, tổng phí bảo hiểm tàu cá là 128,3 tỷ đồng, tổng mức trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần tổng phí bảo hiểm), ngư dân đã khiếu nại bồi thường là 115,8 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã bồi thường bảo hiểm với số tiền 33,7 tỷ đồng, hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền 82,1 tỷ đồng.
Những mảnh vỡ của tàu QNg 98459TS, (do ông Huỳnh Hợp ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi làm chủ) bị đắm do tàu Trung Quốc đâm ngày 1.1.2016. Ảnh: I.T
Theo ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014 là chính sách bảo hiểm tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và nhu cầu của ngư dân. Trong đó, riêng đối với bảo hiểm ngư lưới cụ, quy tắc bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm rủi ro đặc biệt và việc mua bảo hiểm là tùy thuộc vào nguyện vọng của ngư dân. Theo thống kê, đến thời điểm này, có 3.389 tàu tham gia bảo hiểm ngư lưới cụ với tổng phí bảo hiểm là 3,6 tỷ đồng và mức trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 449,8 tỷ đồng (gấp 123,4 lần phí bảo hiểm ngư lưới cụ).
Trong quá trình triển khai bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014 đến nay, các DNBH đã tiếp nhận giải quyết bồi thường 1.267 vụ tàu bị tổn thất (năm 2015 là 553 tàu, 5 tháng đầu năm 2016 là 714 tàu); chưa phát hiện trường hợp trục lợi, gian lận bảo hiểm. Việc giải quyết bồi thường bảo hiểm do DNBH và ngư dân giải quyết trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận theo hợp đồng.
Video đang HOT
Kịp thời bồi thường cho ngư dân
Đến nay Bộ Tài chính mới chỉ tiếp nhận 2 trường hợp đề nghị hỗ trợ liên quan đến giải quyết bồi thường bảo hiểm. Những vụ tổn thất tàu cá lớn, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo tất cả các DNBH tham gia triển khai khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giám định thiệt hại, xác định phạm vi bảo hiểm và phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tiền bồi thường bảo hiểm với những vụ bồi thường có số tiền lớn. Điển hình, Bộ đã trực tiếp trao 4 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu BD-97157-TS tại Bình Định; 2,7 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu QNg-97206TS tại Quảng Ngãi.
Trước đó ngày 6.7.2015, tàu cá QNg-97206TS do bà Phạm Thị Bê (ở xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi) làm chủ tàu, khi đang khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị lốc xoáy nhấn chìm. Đây là vụ tổn thất lớn nhất xảy ra với ngư dân từ khi triển khai Nghị định 67/2014. Ngay khi phát sinh, DNBH đã tích cực phối hợp chặt chẽ với chủ tàu và các cơ quan có liên quan chức năng tiến hành giám định tổn thất để kịp thời bồi thường cho ngư dân bị nạn. Theo đó, chủ tàu cá QNg-97206TS đã được 4 doanh nghiệp đồng bảo hiểm gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty CP Bảo Minh, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex, Tổng Công ty Bảo hiểm PVI chi trả khoản tiền bồi thường tổn thất 2,7 tỷ đồng.
Việc bồi thường kịp thời cho ngư dân đã khẳng định được cam kết và trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng tham gia bảo hiểm, giúp ngư dân khắc phục khó khăn, yên tâm đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ. Ông Nguyễn Quang Huyền cho biết: “Bộ Tài chính đánh giá cao sự tích cực, khẩn trương và trách nhiệm của các DNBH trong công tác giải quyết bồi thường; đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục giải quyết bồi thường cho các chủ tàu nhanh chóng và kịp thời khi có phát sinh tổn thất”.
Sự nỗ lực, khẩn trương của DNBH trong việc chi trả bồi thường được địa phương và chủ tàu ghi nhận và số tiền bồi thường nhận được thực sự là nguồn kinh phí cần thiết hỗ trợ chủ tàu khắc phục khó khăn, có cơ hội đóng mới tàu cá để tiếp tục hoạt động khai thác hải sản xa bờ, yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo Danviet
Đỏ mắt tìm gỗ đóng tàu
Tại Bình Định, nhiều ngư dân mong muốn hoàn thành tàu vỏ gỗ để vươn khơi đánh bắt hải sản, nhưng dù chấp nhận mua gỗ tăng từ 3-5 triệu đồng/m3 vẫn không tìm được gỗ chất lượng để đóng con tàu ưng ý...
"Đỏ mắt" chờ gỗ
Ngoài quản lý đội tàu 16 chiếc đang đánh bắt xa bờ, ngư dân Bùi Thanh Ninh (trú xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) còn trông coi xưởng đóng tàu chuyên phục vụ đóng tàu mới và cải hoán tàu cũ trong đội tàu. Tuy nhiên, trong 3 tháng gần đây, giá các loại gỗ chuyên dụng đóng tàu bỗng dưng tăng cao, trong khi đó gỗ chất lượng rất khan hiếm khiến ông Ninh lo lắng.
Ngư dân Bình Định đang hối hả đóng tàu vỏ gỗ để đạp sóng ra Trường Sa, Hoàng Sa. Ảnh: D.T
Ông Ninh cho biết: "Hiện nay, gỗ sao và gỗ sến mủ là các loại gỗ chủ lực trong đóng mới tàu cá vỏ gỗ của ngư dân (chiếm đến 40% tổng lượng gỗ cần sử dụng). Cách đây khoảng 3 tháng, gỗ sao chỉ có giá 12-13 triệu đồng/m3 nhưng giờ đã tăng đến 17-18 triệu đồng/m3, gỗ sến mủ cũng tăng từ 15- 20 triệu đồng/m3. Các loại gỗ khác cũng tăng từ 8 - 11 triệu đồng/m3. Nếu trước đây, tại các cơ sở cung ứng nguyên liệu gỗ rất đa dạng, ngư dân tha hồ lựa chọn thì giờ đây "đỏ mắt" tìm kiếm vẫn không mua được loại gỗ đúng quy cách, chất lượng mà chủ tàu cần".
Với tình trạng khan hiếm gỗ nguyên liệu đóng tàu cá của ngư dân như hiện nay, địa phương đã có quy hoạch xây dựng xưởng đóng tàu vỏ sắt. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng trên diện tích 4,4 ha tại cửa biển Tam Quan, do Liên doanh Công ty Bukang (Hàn Quốc) và Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan phối hợp thực hiện". Ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn .
Theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân đóng tàu Hoài Nhơn, chất lượng gỗ đúng quy chuẩn để đóng tàu trên thị trường đang khan hiếm. Việc đóng tàu cá, cần loại gỗ dài đến 18m để làm "long cốt", đó là phần đáy tàu, được xem như xương sống của con tàu. Trước đây, loại gỗ này được các thương lái mua từ Lào nhập vào Bình Định, thế nhưng trong thời gian gần đây, gỗ Lào trước khi nhập về Việt Nam đều được xẻ nhỏ nên để đóng mới tàu cá hầu như không có.
"Tàu cá vỏ gỗ được đóng chủ yếu cho 2 loại nghề chính, nghề đánh bắt cá ngừ đại dương và nghề lưới vây. Tàu đánh bắt cá ngừ đại dương có chiều dài khoảng 17-18m, tiêu tốn khoảng 80 khối gỗ, còn tàu lưới vây dài 21-23m, tiêu tốn khoảng 120 khối gỗ. Tình hình gỗ nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm đã gây nên nỗi lo lớn cho cả các cơ sở đóng tàu và ngư dân"- ngư dân Trần Hiểu Văn (50 tuổi) chia sẻ.
Lao đao tìm lối ra
Từ năm 2010 đến nay, phong trào đóng mới tàu cá công suất lớn tại Bình Định phát triển rất mạnh. Hiện nay, tỉnh Bình Định có đội tàu thuyền khoảng 7.021 chiếc (trong đó 3.228 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên) cùng với hàng chục ngàn thuyền viên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản tại các ngư trường lớn như Hoàng Sa, Trường Sa. Mỗi năm, ngư dân tại địa phương ven biển Bình Định đầu tư khoảng 500 tỷ đồng để đóng mới tàu cá công suất lớn, từ 400CV- 1.000CV, để tham gia đánh bắt xa bờ.
Đội tàu vỏ gỗ của ngư dân cập cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh: D.T
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) đã đóng mới gần 150 chiếc tàu vỏ gỗ, tăng 60% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hiếu- Giám đốc Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan tỏ ra lo lắng: "Xí nghiệp liên tục nhận được nhiều đơn đặt hàng, trong khi đó số lượng gỗ có chiều dài đúng quy cách làm "long cốt" còn trong kho chỉ còn đủ dùng trong quý 3. Nếu gỗ đóng tàu tiếp tục khan hiếm, các tàu đóng mới sau này phải dùng đến biện pháp ghép nối long cốt. Lúc này, xí nghiệp đã cử cán bộ đi ra Quảng Ngãi học tập kỹ thuật ghép nối để kịp thời xử lý".
Thế nhưng, với phương cách ghép nối "long cốt" cho tàu thì nhiều ngư dân tỏ ra lo lắng. Bởi "long cốt" là xương sống của con tàu, chịu tác động trực tiếp của những con sóng. Trong khi đó, thời gian gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết trên biển diễn biến rất phức tạp, gió to sóng dữ xuất hiện nhiều thì liệu rằng "long cốt" tàu được ghép nối có an toàn hay không?
Theo Danviet
Đánh bắt xa bờ và thế trận bảo vệ vùng biển Trong một thời gian dài, ngư dân Việt Nam chủ yếu đánh bắt cá ven bờ, chưa coi trọng việc đánh bắt xa bờ. Nếu được đào tạo tốt, được trang bị kiến thức quốc phòng và được sự phối hợp của các đơn vị chức năng thì ngư dân sẽ trở thành lực lượng dân quân biển tích cực trong việc bảo...