Ngư dân vươn khơi thêm gian nan
Hai đợt điều chỉnh giá xăng dầu hồi tháng 4.2018 đã khiến nhiều ngư dân vô cùng lo lắng. Theo tính toán của các ngư dân tỉnh Quảng Nam, thời điểm tháng 4.2018, giá dầu tăng thêm 700 đồng/lít khiến chi phí nhiên liệu tăng chóng mặt, thêm 3 triệu đồng mỗi chuyến biến.
Hai đợt điều chỉnh giá xăng dầu hồi tháng 4.2018 đã khiến nhiều ngư dân vô cùng lo lắng. Theo tính toán của các ngư dân tỉnh Quảng Nam, thời điểm tháng 4.2018, giá dầu tăng thêm 700 đồng/lít khiến chi phí nhiên liệu tăng chóng mặt, thêm 3 triệu đồng mỗi chuyến biến. Trong vòng hơn 1 năm qua, giá dầu đã tăng thêm tới 3.000 đồng/lít, đồng nghĩa với việc chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến biển đã đội lên 12 triệu đồng.
Đó là chưa kể, xăng dầu tăng giá kéo theo hàng loạt mặt hàng khác như lương thực, thực phẩm, gas, các nhu yếu phẩm khác… tăng “phi mã” khiến giá thành sản xuất ngày càng tăng. Trong khi đó, nguồn lợi thủy sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt.
Từ đầu năm đến nay, nhiều chuyến biển của ngư dân bị lỗ do giá nhiên liệu tăng. Ảnh: T.L
Nhiều ngư dân cho biết, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu tăng khiến chuyến biển nào của bà con cũng lỗ. Theo thống kê của Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), tổng sản lượng khai thác của hơn 800 phương tiện của ngư dân các tỉnh miền Trung neo đậu tại cảng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 20.000 tấn, giảm 82 tấn.
Đơn cử như tàu cá của ngư dân Nguyễn Hậu ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng), trong số 6 chuyến biển từ đầu năm đến nay, anh bị lỗ 3 chuyến. Nguyên nhân do giá xăng dầu tăng trong khi sản lượng khai thác giảm đáng kể.
Thống kê cho thấy, nếu giá xăng dầu ở mức hợp lý, chi phí cho một chuyến ra khơi của ngư dân giảm đáng kể. Các ngư dân cho biết, nếu giá dầu diesel giữ ở mức 10.200 đồng/lít như hồi năm 2016 thì chi phí nhiên liệu cho một chuyến ra khơi của ngư dân giảm khoảng 50%.
Video đang HOT
Chính vì vậy, việc đánh thuế bảo vệ môi trường ở mức cao nhất trong khung thuế suất hiện hành với tất cả các sản phẩm xăng dầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất của nông dân, tác động đến người tiêu dùng. Bởi khi tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ buộc các doanh nghiệp vận tải phải tăng giá cước.
Trong khi đó, cước vận chuyển đang là một trở ngại lớn đối với việc lưu thông hàng hóa nông sản. Ông Nguyễn Tiến Hưng – Giám đốc chuỗi cửa hàng Big Green (Hà Nội) cũng thừa nhận: Cước vận chuyển đang là một cản trở lớn với mặt hàng hoa quả, ước tính chiếm từ 15 – 30% giá thành sản phẩm. “Để đảm bảo độ tươi ngon cho nhiều mặt hàng hoa quả, chúng tôi phải vận chuyển bằng đường máy bay từ miền Nam ra Hà Nội, và đương nhiên giá thành bị đội lên rất nhiều lần” – ông Hưng nói.
Đơn cử, với thanh long ruột đỏ, phí vận chuyển bằng đường hàng không đã khiến giá chênh tới 14.000 đồng/kg. Tương tự, mặt hàng dâu tây vận chuyển bằng đường không ra Hà Nội cũng tăng chi phí lên 35%. Điều này khiến cả nông dân và doanh nghiệp đều thiệt thòi vì lợi nhuận của nông dân giảm trong khi doanh nghiệp cũng khó tiêu thụ sản phẩm nếu cứ phải bán ở mức giá “trên trời”.
Thực tế, khi giá xăng, dầu chưa tăng, chi phí vận tải, nhiên liệu đã chiếm đến 30 – 35% trong giá thành sản xuất, vì vậy khi giá nhiên liệu tăng, chắc chắn các doanh nghiệp phải tăng cước. Khi đó, việc tiêu thụ của nông dân không dễ dàng và người tiêu dùng phải mua với giá đắt.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, tác động của giá xăng dầu đến nông nghiệp là vô cùng khủng khiếp. Ước tính thu nhập ròng từ nông nghiệp trong năm 2018 của Mỹ sẽ giảm 8,3% so với năm 2017, xuống 59,5 tỷ USD. Con số này giảm 55% so với năm 2013. Nguyên nhân một phần do giá xăng dầu tăng.
Tại Việt Nam, trong vòng 1 năm qua, giá xăng dầu đã tăng tới 10%, thông thường khi giá xăng dầu tăng 5%, các doanh nghiệp vận tải đã tính đến việc điều chỉnh giá cước, trong khi mức tăng bây giờ đã là 10%, nếu không điều chỉnh sẽ khó có doanh nghiệp nào chịu được.
Các chuyên gia đánh giá, với quyết định mới này về giá xăng dầu, từ sản xuất nông nghiệp đến các ngành nghề khác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng vì đây là mặt hàng thiết yếu đời sống. Rất có thể một mặt bằng giá mới sẽ được hình thành trong tương lai không xa.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Quá tải khu neo đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão
Có thể nói Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) có rất nhiều ưu điểm về vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động khai thác, đánh bắt, chế biến, dịch vụ thương mại nghề cá, thủy hải sản.
Là cảng lớn ở khu vực miền Trung, tàu thuyền của ngư dân các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định đều về đây bán cá, tiếp nhiên liệu và tránh trú khi gặp thời tiết xấu. Thế nhưng, cảng cá này hiện đang quá tải...
Theo ông Phạm Bá Hùng - Phó Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng), đây là vùng nước neo đậu có độ sâu đảm bảo, khi ngư dân đánh bắt ngoài biển, cận kề bão gió có thể ra vào dễ dàng mà không sợ mắc cạn, ách tắc luồng lạch. Âu thuyền nằm trong vịch, có bán đảo Sơn Trà che chắn, không bị ảnh hưởng gió mạnh. Âu thuyền như một cái ao, không có dòng chảy, tàu thuyền không bị va đập khi neo đậu.
Mỗi lần có mưa bão, số lượng tàu thuyền về neo đậu gấp 3 lần, gây quá tải cho Âu thuyền Thọ Quang
Hệ thống cảng, chợ cá có dịch vụ hậu cần tốt, giải phóng nhanh hàng hóa (cá, hải sản) cho tàu thuyền. Ngư dân khi cho tàu thuyền vào neo đậu, có thể cho bạn tàu (người lao động) về nhà nghỉ ngơi, vì có sẵn các loại phương tiện giao thông đi các địa phương khác.
Còn ngay khi các cơn bão tan, tàu thuyền được cung cấp các nhu yếu phẩm như xăng dầu, lương thực, thực phẩm... kịp thời, thuận tiện để có thể kịp ra biển đánh bắt ngay. Chính các ưu điểm như vậy, tàu thuyền các địa phương cả nước khi đánh bắt gần vùng biển Đà Nẵng đều về neo đậu tại Âu thuyền, Cảng cá Thọ Quang khi có mưa bão lớn.
Tuy nhiên, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích 58 ha mặt nước, 4 ha trên bờ, 2,5 km đường bờ kè bao quanh, nằm giữa 2 phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà. Với diện tích như vậy, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang chỉ neo đậu được 493 tàu thuyền các loại. Vào những ngày mưa bão cao điểm, lượng tàu thuyền tập trung về neo đậu lên tới 1000 thậm chí 1.200 chiếc. Khi đó Âu thuyền trở nên quá tải nghiêm trọng.
Đà Nẵng đang nghiên cứu tạo thêm vị trí neo đậu mới cho tàu thuyền, có phương án cải tạo, nâng cấp trang thiết bị đảm bảo cho lượng tàu thuyền lớn hơn ở Âu thuyền Thọ Quang
Cũng theo ông Hùng, việc quá tải này thể hiện ở nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền khi neo đậu tránh bão gió. Quá tải về vấn đề vệ sinh môi trường, quá tải về công tác phục vụ hậu cần, dịch vụ thương mại nghề cá và quá tải về vấn đề đảm bảo ANTT tại khu vực. Theo quyết định của Tổng Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT tháng 8/2018 mới đây, Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang là một trong 58 điểm neo đậu tránh bão gió của tàu thuyền đánh bắt hải sản trên cả nước.
Một chủ tàu cá ở Đà Nẵng có số hiệu tàu là ĐNa 90985 ở quận Sơn Trà nói với chúng tôi, từ ngày thành phố cấm neo đậu dọc sông Hàn, tàu cá của ông chỉ biết vào Âu thuyền Thọ Quang neo đậu. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung cũng kéo vào âu thuyền này neo đậu, nhiều tàu của ngư dân Đà Nẵng vào sau không còn chỗ trú: "Nói chung bây giờ là đậu tự phát. Ai vô trước giành được chỗ đậu còn không giành được thì thôi. Khi gió vô nữa là cả một vấn đề. Vì họ vô đậu trước khi không kẹp bù được, chỉ có neo thôi. Mà gió tấp vô đẩy hết tàu vào bờ. Khi gặp gió không khí lạnh, áp thấp mà khi đoàn tàu vô hết thì quá tải".
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng, năm 2010, cảng cá Thọ Quang chỉ có gần 11.000 lượt tàu thuyền với hơn 63.000 tấn hải sản qua cảng, đến năm 2017 đã có 24.600 lượt tàu thuyền và hơn 100.000 tấn hải sản qua cảng này. Với tốc độ tăng trưởng khá nhanh, Cảng cá Thọ Quang ngày càng quá tải, tình trạng an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm ngày càng phức tạp. Cơ sở hạ tầng của Cảng cá, Âu thuyền Thọ Quang chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá của đại phương.
Ông Phạm Bá Hùng - Phó Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang nói thêm, dù biết quá tải nhưng Ban Quản lý Âu thuyền phải tiếp nhận khi có tàu cá chạy vào tránh trú bão: "Theo quy định cảng cá Thọ Quang chỉ bố trí, đảm bảo an toàn cho 493 chiếc tàu. Nhưng khi bão đến, tàu vào thì không thể không cho họ vào. Đây là nơi an toàn mà chúng ta không cho họ vào đậu để họ đậu ở khu vực khác thì mất an toàn. Chúng tôi không cho thì họ vẫn cứ vào. Đây là một vấn đề nan giải trong công tác bố trí, sắp xếp nơi neo đậu tàu, thuyền".
Trước thực tế như trên, Ban Quản lý Âu thuyền Cảng cá đã đề xuất UBND TP. Đà Nẵng xem xét, nghiên cứu tạo thêm vị trí neo đậu mới cho tàu thuyền, có phương án cải tạo, nâng cấp trang thiết bị đảm bảo an toàn cho lượng tàu thuyền lớn hơn ở Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang.
Xuân Lam
Theo congan.com.vn
Cận cảnh: Ngư dân chuẩn bị rau, củ, đá, thực phẩm ra khơi sau bão Sau bão 12, tại Khánh Hòa, tàu thuyền ngư dân đã tất bật trở lại biển đánh bắt thủy sản. Nhiều ngư dân đã chuẩn bị từ bó rau, miếng thịt, cùng nhiều nhu yếu phẩm khác để ra khơi. Nụ cười đã trở lại trên môi của những người ngư dân nơi đây. Cảng cá Hòn Rớ (Nha Trang), gần 10 ngày...