Ngư dân vươn khơi bám biển trong tình hình giá dầu vẫn ở mức cao
Dù giá dầu tăng và vẫn ở mức cao nhưng ngư dân Bình Định đã khắc phục khó khăn, tiếp tục vươn khơi bám biển.
Địa phương và ngành chức năng cũng triển khai các chính sách hỗ trợ để ngư dân giảm bớt khó khăn.
Một tàu cá vừa cập cảng Quy Nhơn sau nhiều ngày khai thác trên biển.
Để chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày (từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4) đánh bắt cá ngừ đại dương tại ngư trường Hoàng Sa, bà Phạm Thị Long, chủ tàu BĐ 96746 (phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đã chuẩn bị khoảng 2.000 lít dầu. Với giá dầu tăng cao như hiện nay, tổng chi phí cho nhiên liệu khai thác gần 50 triệu đồng; đây là mức chi phí cao gần gấp đôi so với thời điểm trước khi giá dầu tăng. Tuy nhiên, bà Long cùng 5 bạn thuyền vẫn quyết định ra khơi với hy vọng đánh bắt được nhiều cá ngừ đại dương, có lãi sau khi đã trừ các chi phí.
Bà Long cho biết, hiện nay giá dầu tăng cao nhưng giá cá ngừ đại dương cũng ở mức cao với từ 150.000 đồng/kg trở lên nên nếu ra khơi đánh bắt được số lượng cá nhiều thì sẽ cho thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, bà Long cũng được địa phương hỗ trợ tiền dầu theo Quyết định 48/2010/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa nên giảm bớt được nhiều khó khăn trong tình hình giá dầu tăng cao hiện nay.
Cũng bị ảnh hưởng do giá dầu liên tục tăng cao trong thời gian gần đây nhưng ông Võ Minh Mùa, chủ tàu BĐ 05090 (phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn) vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến biển gần bờ để đánh bắt các loại cá nục, hố, đuối. Mỗi ngày ông Mùa tốn khoảng 500.000 đồng tiền dầu, cao hơn nhiều so với trước đây nên ông cố gắng đánh bắt nhiều hơn, giữ được mức lãi sau khi bán cá từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày. Ông Mùa cho biết, làm nghề biển đã hơn 20 năm nay nên dù khó khăn do giá dầu tăng cao nhưng ông vẫn bám biển. Trong tình hình hiện nay, ông Mùa tận dụng nguồn lao động từ gia đình, bớt phụ thuộc vào bạn thuyền để giảm chi phí.
Theo ông Nguyễn Minh Khải, Giám đốc Ban quản lý cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn), hiện nay địa phương có khoảng 1.500 tàu cá hoạt động; trong đó có 80% hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương. Mặc dù giá dầu tăng cao nhưng hầu hết các tàu vẫn ra khơi. “Hiện nay đang vào mùa biển, sản lượng cá tôm khai thác được nhiều; bên cạnh đó ngư dân đánh bắt ở các vùng biển xa được hỗ trợ theo Nghị định 48/2010/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ với 4 chuyến biển/năm. Ngoài ra giá cá ngừ đại dương đang tăng cao nên ngư dân hăng hái ra khơi bám biển”, ông Khải nói.
Tại cảng cá Quy Nhơn (thành phố Quy Nhơn), mặc dù nhiều chủ tàu tỏ ra khá lo lắng khi giá dầu ở mức tăng cao nhưng vẫn tổ chức ra khơi đánh bắt hải sản.
Video đang HOT
Ngư dân Đào Văn Xuân (phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn) cho biết, ông cùng 5 ngư dân khác vươn khơi câu cá ngừ đại dương ở ngư trường Trường Sa. Sau gần 20 ngày khai thác trên biển, tàu cá của ông câu được 1,4 tấn cá; với giá bán 150 ngàn đồng/kg thì chuyến biển này ông thu được 210 triệu đồng. Trừ tất các chi phí, trong đó chi phí dầu khoảng 70 triệu đồng, tàu của ông còn lãi hơn 50 triệu đồng. Mặc dù lãi không cao nhưng vì mưu sinh nên tàu cá của ông Xuân vẫn thường xuyên vươn khơi bám biển.
Ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban quản lý cảng Bình Định cho biết, trong nửa đầu tháng 3/2022 có 123 tàu cá cập cảng Quy Nhơn để bán cá và neo đậu nhưng chỉ có 81 tàu xuất bến. Qua theo dõi, số tàu đang neo đậu tại cảng và chưa ra khơi chủ yếu là tàu cá đánh bắt ven bờ.
Tỉnh Bình Định hiện có khoảng 6.000 tàu cá đăng ký hoạt động. Từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh có khoảng 5.000 tàu cá đánh bắt trên biển, trong đó hoạt động chủ yếu với các nghề câu, lưới vây, mành chụp. Trong 3 tháng đầu năm, thời tiết diễn biến không thuận lợi, bên cạnh đó giá nhiên liệu và một số mặt hàng nhu yếu phẩm tăng làm tăng tổn phí của chuyến biển, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, ngư dân Bình Định vẫn đảm bảo tình hình hoạt động sản xuất trên biển.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, sản lượng thủy sản quý I năm 2022 của tỉnh ước đạt hơn 47.260 tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định khuyến cáo ngư dân nên khai thác theo tổ đội, theo chuỗi liên kết để giảm chi phí, nâng cao chất lượng trong khâu bảo quản để tăng giá trị sản phẩm.
Ngư dân Quảng Ninh lao đao khi giá nhiên liệu 'phi mã'
Thời gian vừa qua, giá nhiên liệu liên tục "phi mã" đã tác động đến mọi mặt đời sống của người dân, trong đó ngư dân đánh bắt thủy sản là đối tượng chịu ảnh hưởng khá nặng nề.
Tại tỉnh Quảng Ninh, ngư dân gặp khó khăn khi chi phí đánh bắt tăng nhưng giá thành sản phẩm lại giảm.
Giá nhiên liệu "phi mã", ngư dân lao đao
Anh Đinh Văn Khá (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), chủ tàu cá số hiệu HP/90393/TS đỗ tại bến Hạ Long 1 lo lắng vì nguy cơ thất nghiệp nếu giá dầu tiếp tục tăng.
Từ 16/02/2022 đến nay, giá dầu Diezel tăng khoảng trên 3.000 đồng/lít, làm cho chi phí sản xuất của ngư dân tăng cao. Theo các ngư dân, giá nhiên liệu, vật tư tăng cao khiến tổng chi phí cho mỗi chuyến biển tăng thêm từ 25 - 30%; ngư dân đối mặt với nguy cơ bỏ tàu, hoặc thua lỗ nặng. Đa số các tàu cá hoạt động khai thác hải sản chỉ đủ để duy trì sản xuất, một số tàu bị thua lỗ, thu không đủ chi. Trong khi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm, nhất là vùng biển ven bờ và ngư trường truyền thống.
Anh Đinh Văn Khá (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), chủ tàu cá số hiệu HP/90393/TS đỗ tại bến Hạ Long 1 cho biết, tàu anh vừa cập bến được hai ngày sau một tuần ra khơi, tổng chi phí hết khoảng 48-50 triệu đồng, trong khi đó, chuyến vừa rồi hàng bán ra chỉ thu về 57-58 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận thu về không đáng kể, anh Khá chia sẻ, với tình hình giá dầu tiếp tục tăng, nếu lên đến 26.000 đồng/lít dầu thì có lẽ không chỉ anh mà có khoảng 70% dân đi biển phải nghỉ, anh em phải chịu cảnh thất nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Thành (phường Hà An, thị xã Quảng Yên), chủ tàu QN/90082/TS than thở, chuyến biển 4 ngày vừa rồi tàu anh bị lỗ, không có tiền công trả cho anh em, vì bên cạnh giá hải sản thời điểm hiện tại giảm hơn so với thời điểm trong tết; nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, sản lượng đánh bắt giảm. Trong khi đó, các chi phí khác thì tăng cao, nhất là nhiên liệu.
Nhiều tàu cá thua lỗ do chi phí nhiên liệu"phi mã" không đủ chi phí để tiếp tục ra khơi.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, tại sao các chủ tàu không nâng giá bán hải sản lên một vài giá để bù chi phí thì anh Thành cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, người mua giảm, không thể bán cao hơn được vì sẽ không có người mua. Giá hiện tại đang bán thấp hơn thời điểm trước Tết Nguyên đán. Nếu tiếp tục ra khơi chắc chắn sẽ lỗ hoặc là làm không công vì vậy chỉ đành đỗ bến nghỉ và chưa tính đến việc ra khơi trở lại.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn ngư dân có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, nhưng sản xuất lại không hiệu quả thường xuyên bị thua lỗ nên trước khi đi khai thác phải vay vốn với lãi xuất cao, thậm chí vay nóng bên ngoài để trang trải chi phí cho chuyến biển, việc trả lãi cho khoản chi phí này cũng làm tăng thêm gánh nặng cho ngư dân đã khó càng khó hơn. Đã có nhiều tàu cá phải hoạt động cầm chừng, thậm chí chịu lỗ để giữ nhân công và tránh cho tàu cá khỏi bị hư hỏng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, cơ cấu chi phí sản xuất của nghề khai thác hải sản gồm: chi phí mua nhiên liệu dầu Diezel, nước đá, chi phí sửa chữa ngư cụ, thuê lao động, mua lương thực, thực phẩm, thuê nhân công... Vì vậy, giá dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của ngư dân, tăng thêm gánh nặng chi phí trong mỗi chuyến biển.
Ngư dân chờ "phao cứu sinh"
Hiện nay Quảng Ninh có 7.966 tàu đánh cá, trong đó có những tàu đang đỗ chờ do chi phí nhiên liệu tăng cao.
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 7.966 tàu; trong đó có khoảng hơn 200 tàu đánh bắt xa bờ. Tàu cá tỉnh hoạt động các nhóm nghề chủ yếu: Lưới chụp, lưới kéo, lưới rê, câu, pha xúc, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản và nghề khác; ngư trường khai thác chủ yếu vùng biển vịnh Bắc bộ, một số tàu cá hoạt động tại vùng biển các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.
Theo ông ông Nguyễn Hữu Tính, chủ tàu QN-90302-TS bày tỏ, hơn 30 năm gắn bó với nghề đi biển, nhưng chưa năm nào ông đối mặt với những khó khăn "kép" như hiện nay. Trung bình với tàu dài dưới 15m, mỗi chuyến đi biển dưới khoảng 4 ngày tiêu hao khoảng 1.000 lít, xấp xỉ 22 triệu đồng/chuyến, chưa kể tiền đá lạnh, lương thực, công lương nhân viên, nhưng mỗi chuyến thu về chưa đạt 30 triệu đồng... Nếu đỗ chờ cũng khó, đi thì sợ lỗ, đành phải tính đến cắt giảm nhân viên, thực phẩm... Chỉ mong nhà nước, Chính phủ có chính sách bình ổn giá để giá nhiên liệu hạ nhiệt, tạo động lực cho ngư dân ra khơi bám biển.
Hiện, các nghề khai thác gần bờ như nghề lưới rê, nghề câu hoạt động kém hiệu quả; một số tàu nghề giã tôm đã chuyển sang làm kiêm nghề cào ngao, cào ghẹ để duy trì hoạt động sản xuất. Các tàu hoạt động trong vùng bờ và vùng lộng tăng thêm thời gian bám biển sản xuất.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chợ hải sản lớn nhất TP Hạ Long (Quảng Ninh) đông người bán, vắng người mua, giá bán không tăng.
Để giảm bớt khó khăn cho ngư dân, góp phần củng cố và phát triển nghề khai thác thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đề xuất, kiến nghị Tổng cục Thủy sản tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có cơ chế, chính sách hỗ trợ một phần kinh phí mua dầu cho ngư dân khai thác thủy sản; vốn đóng mới, cải hoán nâng cấp, thay máy sang máy ít tiêu hao nhiên liệu hơn nhằm giảm bớt chi phí nhiên liệu trong quá trình khai thác thủy sản; kinh phí ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản.
Ngoài ra, cần có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận ngư dân sang làm nghề khác để giảm áp lực đến nguồn lợi ven bờ, chuyển từ nghề đánh bắt gây xâm phạm nguồn lợi, hiệu quả thấp sang các ngành nghề khai thác chọn lọc, thân thiện với môi trường, chuyển đổi từ nghề khai thác gần bờ ra xa bờ.
Niềm vui ngư dân sau chuyến ra khơi đầu năm mới Sau những ngày nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngư dân ven biển Thanh Hóa lại tranh thủ thời tiết thuận lợi, tích cực vươn khơi bám biển đem về bờ những thuyền đầy ắp cá, tôm. Nhiều tàu cá tại thành phố Sầm Sơn chuẩn bị tiếp tục những chuyến ra khơi. Ảnh minh họa: Nguyễn Nam/TTXVN Mặc dù, thời tiết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ

Nóng giận mất khôn, người phụ nữ vô tình rồ ga xe máy cực nguy hiểm

Xử lý nhóm người chặn xe, thu phí chụp ảnh hoa gạo ở Hà Nam

Bắc Giang được giao chủ trì sắp xếp với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

ASEAN tuyên bố không trả đũa thuế quan Mỹ

Thương lái thu mua xác ve sầu giá 2 triệu đồng/kg làm gì?

Mở "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ

Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5

Việt - Mỹ nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương

Người đàn ông bị nghi bắt cóc trẻ em do chở bé gái mới quen

5 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Phú Mỹ ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Panama 'bật đèn xanh' cho binh sĩ Mỹ đồn trú
Thế giới
18:44:43 11/04/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng khoe bóng lưng gợi cảm gây thương nhớ, netizen tấm tắc: Mỹ nhân đẹp nhất làng bóng đá!
Sao thể thao
18:40:54 11/04/2025
Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn
Nhạc việt
18:21:55 11/04/2025
Hoa hậu Vbiz "đẹp vượt thời gian" sơ hở để lộ vòng 2 lùm lùm, hội mẹ bỉm lướt qua nói đúng 1 câu
Sao việt
17:51:46 11/04/2025
Cam thường bóc nhan sắc thật của đối thủ Chi Pu sau vụ bị "phong sát" vì ủng hộ Lisa (BLACKPINK)
Sao châu á
17:46:49 11/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí
Trắc nghiệm
17:15:31 11/04/2025
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình
Hậu trường phim
17:10:20 11/04/2025
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty
Pháp luật
16:58:56 11/04/2025
Hôm nay nấu gì: Sườn xào - cá nướng - canh ngao chua mát, nghe thôi đã thấy đói!
Ẩm thực
16:53:27 11/04/2025