Ngư dân vùng biển bãi ngang phấn khởi vì bội thu ruốc biển
Thời gian qua, người dân các vùng biển xã Gio Hải, Trung Giang ( huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) phấn khởi vì bội thu ruốc biển. Người dân 2 địa phương này đã thu được gần 300 tấn ruốc chỉ trong 2 tuần.
Người dân địa phương cho hay, sau nhiều năm mới được mùa ruốc biển nên ngư dân rất háo hức. So với những năm trước, tháng 9 hoặc 10 mới đến mùa ruốc biển, năm nay mùa ruốc đến sớm hơn.
Ngư dân vùng biển bãi ngang phấn khởi bội thu ruốc biển
Khi thấy ruốc biển xuất hiện dày đặc, bà con ngư dân tích cực tăng chuyến ra khơi nhằm tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.
Ngư dân phấn khởi vì bội thu ruốc biển
Ngư dân chỉ cần sử dụng thuyền dưới 10CV rê lưới dọc biển, cách bờ từ 500-600m trở vào là bắt được ruốc.
Hàng ngày, thuyền bè tấp nập cập bến mang theo những khoang thuyền đầy ắp ruốc. Dọc tuyến đường quốc phòng ven biển qua các xã Gio Hải, Trung Giang, thị trấn Cửa Việt rất dễ bắt gặp cảnh ngư dân thu hoạch ruốc biển mang lên bờ.
Từng gánh ruốc ngư dân đánh bắt được vận chuyển lên bờ
Video đang HOT
3 ngày qua, gia đình ông Hồ Văn Ninh (thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh) thu hoạch được 600-700kg ruốc mỗi ngày.
Nhiều ngư dân thu được hàng tấn ruốc những ngày qua
Ông Ninh cho biết: “Mùa ruốc năm nay đến sớm hơn, ruốc được mùa nên ngư dân ai cũng vui mừng. Nhờ vụ ruốc này mà gia đình tôi có thêm điều kiện trang trải các chi phí và sắm quần áo cho con bước vào năm học mới. Bà con mong muốn giá cả ổn định và vụ ruốc kéo dài hơn”.
Sau khi lên bờ, ruốc biển được thương lái thu mua đưa đi các nơi phân phối. Tuy nhiên, giá ruốc không ổn định nên bà con ngư dân chưa cảm thấy mãn nguyện. Đầu vụ, giá mỗi kg ruốc biển khi đưa lên bờ được thu mua từ 10-15 nghìn đồng, nhưng hiện ruốc tươi được bán ngay tại bãi với giá bình quân chỉ khoảng 7.000 đồng/kg”.
Mỗi kg ruốc biển có giá từ 5-7 ngàn đồng
Ngư dân Nguyễn Văn Hoành (xã Gio Hải, huyện Gio Linh) cho biết, bắt đầu từ 5h sáng anh dong thuyền ra đánh ở vùng bãi ngang, gần bờ khoảng 1 hải lý ngay cửa biển Cửa Việt. Đánh 1 đợt được khoảng 1 tạ ruốc, bán cho thương lái với giá 5.000 đồng/kg ngay tại bãi biển. Vụ ruốc vừa qua thuyền tôi cũng được 20 triệu trong vòng 15 ngày.
Ông Hồ Xuân Thùy, Phó Chủ tịch xã Gio Hải cho biết: Từ đầu tháng 8 đến nay, cả xã vào mùa ruốc. Sản lượng đánh bắt theo thống kê khoảng 70 tấn.
“Đây là tín hiệu mừng cho bà con, nhưng giá bán ruốc chưa cao nên bà con mong muốn giá được cải thiện. Bên cạnh đó, bà con ngư dân có hướng sản xuất mới sau sự cố môi trường. Với niềm vui bội thu từ vụ ruốc này cùng thông tin cơ quan chức năng công bố biển sạch giúp bà con yên tâm sửa sang lại tàu thuyền để chuẩn bị cho vụ mùa mới”, ông Thùy nói.
Vụ ruốc bội thu đã tiếp thêm động lực cho ngư dân
Các tiểu thương thu mua ruốc đi phân phối
Xã Gio Hải hiện có 163 tàu có công suất vừa và nhỏ dưới 20CV. Hiện nay ruốc đang vào mùa nên người ngư dân nơi đây đang tập trung mọi nguồn lực và nhân lực ra khơi đánh bắt ruốc biển tươi. Mỗi tàu chỉ từ 2-3 lao động nhưng lại thu được từ 1-1,5 triệu đồng/ngày trừ chi phí từ ruốc.
Theo chính quyền xã Trung Giang, đến thời điểm hiện tại, sản lượng ruốc toàn xã đạt gần 200 tấn. Được biết, xã Trung Giang và Gio Hải là 2 địa phương trúng lớn mùa ruốc trong những ngày qua.
Đăng Đức
Theo Dantri
Cá nóc nhiều bất thường tại vùng biển Thừa Thiên-Huế
Thời gian gần đây, cá nóc xuất hiện nhiều ở ngoài khơi, vùng lộng ở vùng biển huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế làm hoạt động đánh bắt thủy hải sản của ngư dân vùng biển gặp khó khăn. Loài cá này cắn đứt hết dây câu, lươi khi ngư dân vừa bủa, khiên nhiều tàu thiệt hại vài chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển.
Ngư lưới cụ của ngư dân xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bị cá nóc cắn phá. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Nhiều ngư dân vùng biển các xã Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang) cho biết trong thời gian gần đây, khi ngư dân ra khơi đánh bắt, cứ khoảng 10 con cá mắc lưới thì có tới 6-7 con cá nóc. Nhiều thuyền câu bị cá nóc cắn đứt lưỡi câu, cước chì gây thiệt hại ngư lưới cụ của người dân.
Một ngư dân ở thị trấn Thuận An than thở: "Làm nghề mấy chục năm, chưa khi nào thấy cá nóc sinh sôi như vậy. Đặc biệt, trong vòng một tháng trở lại đây, cá nóc nhiều vô kể. Thả câu chỗ nào thì cá nóc vây chỗ đó, chỉ trong tích tắc là cá cắn sạch cả trăm lưỡi câu; nhất là cá nóc nóc nghệ, nóc thu to bằng cổ tay."
Năm nay, ngư dân làm nghề câu đang gặp khó khăn do cá nóc xuất hiện nhiều, cắn phá cước. Toàn thị trấn có gần 250 phương tiện đánh bắt xa và gần bờ, trong đó có khoảng 50% hành nghề câu nên thiệt hại khá lớn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận Đặng Tiến Tùy cho biết cá nóc thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 (dương lịch), nhưng năm nay cá nóc xuất hiện nhiều. Toàn xã có khoảng 800 lao động làm nghề đánh bắt, trong đó, riêng đánh bắt xa bờ bằng rường câu cá hố thường trực có khoảng 200 lao động. Số lao động này hiện nay đang gặp khó khăn vì cá nóc cắn phá câu gây hư hỏng nhiều ngư lưới cụ.
Cá nóc xuất hiện nhiều trên vùng biển Thừa Thiên - Huế gây thiệt hại cho ngư dân.
Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh khẳng định đây là hiện tượng bất thường. Hàng chục năm nay chưa khi nào cá nóc xuất hiện nhiều như thời điểm hiện tại. Trước mắt, Chi cục hướng dẫn ngư dân tuyệt đối không sử dụng cá nóc làm thực phẩm và đang theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân sự việc nêu trên.
Sở Y tế Thừa Thiên - Huế khuyến cáo, người dân không được sử dụng cá nóc làm thực phẩm vì đây là loài thủy sản có độc tố cao. Ngay cả khi đun sôi ở nhiệt độ 1.000 độ C trong 6 giờ, lượng độc tố trong cá nóc mới giảm đi 50%, độc tố chỉ mất đi khi đuợc đun sôi ở 2.000 độ C trong 10 phút. Vì thế, không thể làm mất độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thuờng.
Các loài cá nóc độc có thể quan sát được, thường cá có thân dài từ 4cm đến 40cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. Cá nóc sống ở tầng đáy và sát đáy biển; vùng cửa sông, nước lợ. Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm. Độc tố tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh dục và độc tính tăng mạnh vào mùa sinh sản.
Hiện tại, các địa phương vùng ven biển Thừa Thiên-Huế tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân không chế biến cá nóc để ăn, không đánh bắt cá nóc; nếu đánh bắt được thì phải tiêu hủy...
Theo Quôc Viêt (TTXVN/Vietnam )
Hà Tĩnh: Dân trúng đậm ruốc biển, vừa xúc lên bờ có xe khuân ngay Những ngày đầu tháng 8 này, ngư dân các xã vùng ven biển huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) rất phấn khởi khi liên tiếp trúng con ruốc biển (nhiều nơi gọi là tép moi). Trung bình mỗi chuyến đánh được khoảng từ 7 yến đến tạ ruốc, bữa nhiều phải vài tạ. Theo Chủ tịch UBND xã...