Ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt khi đang ở hải phận nước mình?
Chị Trần Thị Bích Liên (sinh 1978, ngụ huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết tàu cá BV 4419TS của gia đình mình và tàu BL 93333TS đã bị lực lượng chấp pháp Indonesia bắt giữ khi đang ở vùng biển Việt Nam. Có hay không sự việc này?
Hình ảnh vị trí của tàu BV 4419TS sáng 18-3 trên máy định vị, trước khi bị Indonesia bắt giữ. Hình ảnh tàu thể hiện có “màu xanh”.
Ngày 26-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Oniline , chị Liên cho biết sau nhiều lần mất liên lạc, sáng nay chị mới liên lạc được với chồng mình là anh Trần Hùng Dũng – chủ kiêm thuyền trưởng của tàu BV 4419TS. Chị đã gửi vài chục triệu đồng sang Indonesia cho chồng và các bạn ghe để ăn uống vì đang bị Indonesia giam giữ.
Bị bắt khi đang ở lãnh hải Việt Nam?
Trước đó, vào lúc 6h45 ngày 18-3, tàu BV 4419TS bị tàu mang số hiệu 8001 của Indonesia bắt giữ. Cùng bị bắt với tàu này là một tàu thu mua hải sản của Bạc Liêu, mang số hiệu BL 93333TS.
Khi thấy tàu 8001 xuất hiện, hai tàu cá của Việt Nam đã nổ máy chạy sâu vào vùng biển VN nhưng tàu của Indonesia đã thả hai canô xuống đuổi theo và bắt kịp chỉ sau 10 phút. Hai canô của tàu 8001 khống chế tàu cá của Việt Nam, dẫn đưa về tàu 8001.
Chị Liên cho biết lúc bị lực lượng Indonesia bắt, trên tàu có chồng và con trai chị cùng 30 ngư dân khác, còn tàu BL 93333TS có 12 ngư dân.
Chị Liên kể lại, vào sáng sớm ngày 18-3, chị và chồng vẫn liên lạc với nhau. Nhưng đến gần 8h cùng ngày chị nhận thông tin tàu của gia đình “đang bị tàu Indonesia cập”. Sau đó thì tàu BV 4419TS mất liên lạc, định vị của tàu cũng bị tắt.
Video đang HOT
Đáng chú ý, theo chị Liên, lúc bị tàu chấp pháp của Indonesia bắt, tàu của gia đình đang đánh cá ở tọa độ 6 0 47′37″ vĩ độ Bắc – 109 0 33′41″ kinh độ Đông, là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và được ngành chức năng cấp phép đánh bắt.
Cũng theo chị Liên, sau khi bắt tàu cá Việt Nam, phía Indonesia đã kéo hai tàu cá của Việt Nam sang hải phận của họ và rút hộp đen, định vị của tàu và chỉ mở lại vào chiều cùng ngày, lúc này vị trí của hai tàu cá Việt Nam đã nằm trong lãnh hải Indonesia.
Ngày 19-3, chị Liên đã có đơn trình báo sự việc và xin bảo hộ công dân gửi các cơ quan chức năng.
Vị trí của tàu BV 4419TS sau khi bị Indonesia bắt và kéo sang vùng biển hải phận của họ. Lúc này tàu thể hiện bằng hình “màu đỏ”.
Cơ quan chức năng nói gì?
Ngày 26-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Nguyễn Đức Hoàng, phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xác nhận ngày 18-3, ngay sau khi hay tin tàu cá của mình bị Indonesia bắt giữ, phía chủ tàu đã cử người lên chi cục để xem định vị giám sát hành trình của tàu cá.
“Vị trí tàu cá vào sáng 18-3 thuộc vùng biển Việt Nam hoàn toàn chứ không phải vùng chồng lấn, tranh chấp”, ông Hoàng khẳng định.
Liệu trước khi bị bắt, tàu cá Việt Nam đã đánh cá ở vùng biển của Indonesia? Ông Hoàng cho biết khả năng này là không có vì tàu BV4419TS là tàu lưới vây, đánh bắt hải sản xung quanh “cội chà” (“cội chà” hình thành là do ngư dân thả xuống biển những cây tre bự, đá chẻ, cành cây để cá đến trú ở, ẩn nấp và ngư dân thả lưới xung quanh “cội chà” để đánh bắt cá – PV).
Trong khi đó, chị Liên cũng khẳng định “cội chà” của gia đình mình ở vị trí trên đã có từ hơn 20 năm nay và gia đình chị thường xuyên đánh bắt cá ở đây.
Hai tàu cá của Việt Nam bị bắt đưa về Indonesia và neo tại nước này – Nguồn: Kompas
Ngày 25-3, trả lời câu hỏi của phóng viên trước thông tin tàu cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu cùng thuyền viên bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao đã nhận được thông tin từ các cơ quan chức năng về vụ việc tàu cá của Việt Nam bị phía Indonesia bắt giữ.
Cụ thể, ngày 18-3-2021, hai tàu cá của Việt Nam mang số hiệu BV4419TS và tàu cá BL9333TS đã bị lực lượng chức năng của Indonesia bắt giữ trong khi đang đánh bắt tại khu vực đường phân định của Việt Nam và Indonesia.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã tuyên truyền, đề nghị với phía Indonesia trao trả các ngư dân và tàu cá.
Ngư dân kể giây phút máy bay Indonesia lao xuống biển
Ngư dân Solihin nói chiếc máy bay lao xuống biển "nhanh như tia chớp" rồi nổ tung trên mặt nước, tạo ra nhiều mảnh vỡ bắn tung tóe.
Chiếc Boeing 737-500 mang số hiệu SJ 182 của Sriwijaya Air, chở theo 62 người, ngày 9/1 rơi xuống vùng biển ngoài khơi Jakarta, Indonesia sau khi cất cánh được vài phút. Trang Flightradar24 cho biết máy bay mất độ cao 3.000 m trong chưa đầy một phút trước khi biến mất. Các nhân chứng cho biết họ nghe thấy ít nhất một tiếng nổ khi phi cơ lao xuống biển.
"Máy bay lao nhanh như một tia chớp xuống biển và nổ tung dưới nước. Nó rơi rất gần chúng tôi, các mảnh vỡ trông giống như văng tới suýt trúng thuyền chúng tôi", ngư dân Solihin, người chứng kiến vụ rơi máy bay, cho biết.
Solihin cho hay thuyền trưởng của ông quyết định cho tàu quay về bờ sau khi chứng kiến vụ tai nạn.
Một số người sống tại hòn đảo gần nơi máy bay mất tích cho biết họ phát hiện các vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay, gồm nhiều sợi dây điện, một mảnh quần jean và một số mảnh kim loại trên mặt nước.
Quan chức hải quân Indonesia Abdul Rasyid cho biết lực lượng này đã xác định tọa độ máy bay rơi và điều tàu đến địa điểm này để tìm kiếm cứu nạn. Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia cũng cử lực lượng đến hiện trường.
Tuy nhiên, lực lượng chức năng Indonesia quyết định ngừng nỗ lực cứu nạn khi đêm xuống và sẽ tiếp tục tìm kiếm vào hôm nay.
Mảnh vỡ của máy bay được lực lượng chức năng và ngư dân Indonesia tìm thấy, ngày 9/1. Ảnh: BBC .
Lần cuối chiếc máy bay liên lạc với kiểm soát viên không lưu là lúc 14h40, chỉ vài phút sau khi cất cánh, Bộ Giao thông Vận tải Indonesia cho biết. Phi công không phát tín hiệu báo động trước khi máy bay gặp nạn.
Chiếc máy bay gặp nạn là mẫu Boeing 737-500, vốn đang được các hãng hàng không loại bỏ dần để chuyển sang các mẫu tiết kiệm nhiên liệu hơn. Theo thông tin đăng kiểm, chiếc Boeing 737-500 gặp nạn đã 26 tuổi, nhưng vẫn trong tình trạng tốt, Giám đốc điều hành Sriwijaya Air Jefferson Irwin Jauwena khẳng định.
Giới chức Indonesia cho biết máy bay chở theo 50 hành khách, bao gồm 10 trẻ em, cùng phi hành đoàn 12 người, dù sức chứa của nó là 130. Toàn bộ người trên máy bay là công dân Indonesia. Hiện chưa rõ số phận của những người này.
Sriwijaya Air là hãng hàng không giá rẻ được thành lập năm 2003 có trụ sở tại Jakarta, chủ yếu vận hành các chuyến bay nội địa và Đông Nam Á, sở hữu khoảng 19 máy bay Boeing. Sriwijaya Air có hồ sơ an toàn tốt, chưa gặp tai nạn chết người nào trước đây.
Indonesia xác định vị trí hộp đen máy bay rơi Giới chức Indonesia thông báo đã xác định được vị trí hai hộp đen trên chiếc Boeing 737-500 lao xuống biển ngoài khơi thủ đô Jakarta. "Chúng tôi đã xác định được vị trí của cả hai hộp đen. Các thợ lặn sẽ tìm kiếm chúng ngay lập tức và hy vọng chúng ta sẽ sớm vớt được chúng", Soerjanto Tjahjanto, người đứng...