Ngư dân vẫn vươn khơi bám biển
Trước thông tin Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông một cách ngang ngược, những chiếc tàu của ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung vẫn nối sóng vươn khơi. Đối với các ngư dân, lệnh cấm của Trung Quốc không có giá trị.
Tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, hàng ngày vẫn có hàng trăm tàu thuyền đánh bắt của ngư dân cập cảng mang lộc biển từ những chuyến ra khơi về. Những tàu thuyền khác thì chuẩn bị ngư lưới cụ, nạp nhiên liệu cho chuyến ra khơi. Mọi hoạt động tại cảng cá vẫn diễn ra bình thường.
Trở về sau chuyến đi biển dài ngày, tàu ĐNA TS -90370 lại tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Anh Đoàn Ngọc Đức, thuyền phó tàu ĐNA TS -90370, cho biết, tàu của anh là tàu câu mực, mỗi chuyến ra khơi từ 2 đến 3 tháng trời. Nhiều ngày lênh đênh trên biển, việc gặp tàu Trung Quốc là chuyện bình thường. Nhưng ngư trường của mình thì mình cứ đánh bắt, chỉ khi nào chúng tìm cách xua đuổi mình mới đi chỗ khác.
Mặc lệnh cấm của Trung Quốc, ngư dân vẫn vươn khơi mang lộc biển về đất liền
“Ngư dân của chúng tôi từ bao đời nay bám biển trên ngư trường truyền thống của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các ngư trường khác trên Biển Đông thuộc chủ quyền của mình. Chúng tôi không vì những lệnh cấm của Trung Quốc mà sợ hãi. Tàu thuyền đánh bắt của các ngư dân tại các ngư trường vẫn rất nhộn nhịp”, anh Đức nói.
Video đang HOT
Gần 20 năm bám biển, việc gặp tàu Trung Quốc đối với anh Nguyễn Hồng Bình (tàu ĐNA TS 90350) không có gì lạ lầm. Theo anh Bình, từ tháng 2 đến tháng 8 là gặp tàu Trung Quốc nhiều nhất. Có khi thấy cả tàu ngầm, máy bay của Trung Quốc nữa. Nhưng không vì thế mà mọi người nao núng, sợ hãi, bỏ biển.
“Thật ra xưa nay họ đã làm khó cho ngư dân mình nhiều rồi nhưng bà con có ai từ bỏ biển khơi đâu. Các tàu thuyền vẫn đánh bắt bình thường. Thậm chí ngày càng có nhiều tàu có công suất lớn để vươn ra những ngư trường xa”, anh Bình cho biết.
Các tàu lại hối hả chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo
Ông Trần Hòa, chủ tàu TTH – 95429 vừa cập âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) để bán cá. Khi hỏi về việc có biết Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam không? Ông Hòa cho biết, có biết nhưng việc đó chẳng có giá trị gì đối với những ngư dân như ông. Địa phận mình thì mình đánh bắt, địa phận họ thì họ đánh bắt. Nếu tàu Trung Quốc qua địa phận của mình thì tàu của ông sẽ báo cho cảnh sát biển của Việt Nam.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng, Đà Nẵng có 1.374 tàu, trong đó tàu có 90 CV trở lên là 211 tàu. Xu hướng là tàu đánh bắt xa bờ ngày càng tăng do Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ đóng mới cho tàu đánh bắt xa bờ.
Để hỗ trợ nhau những lúc trên biển cũng như trên bờ, các ngư dân đã cùng nhau thành lập ra những tổ đội khai thác hải sản. Hiện TP Đà Nẵng có 92 tổ đội với 658 tàu, trong đó đánh bắt xa bờ có 42 tổ với 164 tàu.
Trước việc Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng cho biết, các ngư dân vẫn đánh bắt bình thường và chưa thấy tàu nào báo cáo về việc tàu Trung Quốc cản trở, gây khó khăn cả.
Với các ngư dân, việc ra khơi không chỉ để khai thác hải sản, tìm kế sinh nhai mà còn để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Từng đoàn tàu đánh cá của ngư dân vẫn ngày ngày vươn khơi, bám biển, cùng chia nhau những mẻ cá đầy khoang, cùng giúp nhau khi hoạn nạn, thiên tai.
Theo Dantri
Thị trường xe sang Trung Quốc xuống dốc
Tình hình suy giảm kinh tế đang có ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ xe hạng sang và siêu sang tại Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới hiện nay.
Từng được các hãng xe sang trên khắp thế giới xem như "con bò sữa", nhưng mấy tháng trở lại đây, thị trường Trung Quốc mang về ít lợi nhuận hơn, do tình hình kinh tế bất ổn ở một số lĩnh vực chủ chốt và chính phủ nước này áp dụng các biện pháp mới nhằm cắt giảm chi tiêu.
Kết quả là, sức tiêu thụ xe siêu sang - xe có giá từ khoảng 2 triệu nhân dân tệ, tương đương 325.000 USD trở lên - đã bị ảnh hưởng lớn. Trong quý I/2013, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 915 chiếc xe hạng siêu sang, giảm 35,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà sản xuất xe sang như BMW, Mercedes-Benz và Infiniti cũng chứng kiến doanh số sụt giảm.
Giới phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu là tình hình kinh tế bất ổn ở Trung Quốc.
"Các lĩnh vực sản sinh nhiều triệu phú nhất, như bất động sản và thị trường chứng khoán, không phát triển bùng nổ như những năm trước," ông Zhu Bin, nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường ôtô LMC Automotive ở Thượng Hải, cho biết. "Việc này làm giảm nhu cầu tiêu thụ ôtô siêu sang. Khách hàng tính toán chi tiêu thận trọng hơn trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm."
Trước tình hình đó, các nhà sản xuất xe sang - đặc biệt là từ Nhật Bản - đã phải tung ra các chương trình giảm giá mạnh nhằm giải quyết hàng tồn kho. Các hãng xe sang tập trung vào những mẫu xe cỡ nhỏ hơn, như BMW X1, Audi Q3 và Mercedes-Benz CLA-Class, để thu hút các khách hàng trẻ tuổi.
Hầu hết các nhà phân tích và người trong ngành đều cho rằng thị trường xe sang sẽ hồi phục trong vài năm tới, nhưng sẽ không bao giờ trở lại được thời bùng nổ như năm 2010, khi doanh số tăng tới 140% so với năm trước đó.
Nhật Minh
Theo Leftlane
Mất bạn, mất việc, bị bạo hành vì công khai... đồng tính Một "báo cáo tổng quan" về cộng đồng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam vừa được công bố ngày 14/5. Cuộc điều tra đầu tiên về vấn đề hôn nhân đồng giới này cũng đưa lại nhiều kết quả đáng chú ý. Cuộc điều tra với kết quả là bản "báo cáo tổng quan" này...