Ngư dân Trung Quốc phá san hô, ra sức vơ vét trai khổng lồ Biển Đông
Đồ trang trí làm từ vỏ trai khổng lồ mang lại may mắn và điềm lành rất được người Trung Quốc ưa chuộng nên ngư dân nước này ra sức săn lùng loài trai quý hiểm này ở Biển Đông. Theo đó, các chuyên gia cảnh báo, công cuộc vơ vét trai khổng lồ của ngư dân Trung Quốc ở Biển Đông đang tàn phá hệ sinh thái trong khu vực.
Một cửa hàng bán các đồ trang trí từ vỏ trai khổng lồ ở Tanmen (đảo Hải Nam, Trung Quốc). Ảnh Reuters
Trung Quốc đã cấm săn bắt trai khổng lồ tại các vùng biển của nước này năm ngoái, nhưng ở thị trấn ven biển Tanmen trên đảo Hải Nam, hầu hết các cửa hàng vẫn bày bán các sản phẩm làm từ vỏ loài trai vô cùng quý hiếm này.
Giá trai khổng lồ đã tăng gấp 40 lần trong vòng 5 năm qua khiến ngư dân Trung Quốc ra sức vơ vét, săn lùng loài trai quý sống ở dưới đáy Biển Đông.
Đồ trang trí làm từ vỏ trai khổng lồ được cho là mang lại may mắn và điềm lành nên được người Trung Quốc rất ưa chuộng.
Tuy nhiên, thực tế trên dấy lên cảnh báo từ giới khoa học cũng như các viện nghiên cứu về việc các rạn san hô ở Biển Đông đang bị tàn phá và hủy diệt.
Để săn bắt trai khổng lồ thì phải phá các rạn san hô. Việc ngư dân Trung Quốc ra sức săn bắt trai khổng lồ ở Biển Đông đồng nghĩa với việc họ cũng đang phá hủy nhiều rạn san hô trong khu vực.
“Những gì từng là các rạn san hô tuyệt đẹp chắc chắn đã bị tàn phá trong 2-3 năm qua”, ông Neo Mei Lin, một nhà sinh học biển thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng, ngư dân Hải Nam về cơ bản đã vơ vét sạch trai khổng lồ, sống cũng như chết dưới đáy Biển Đông”, ông Ed Gomez, một cố vấn cấp cao tại Đại học Viện Khoa học Hàng hải Philippines nhận định.
Vỏ trai khổng lồ chưa được chế tác chất thành đống ở Tanmen.
Nhờ những cuộc vơ vét tài nguyên trong lòng Biển Đông, thu nhập của ngư dân Tanmen đã tăng gấp ba lần trong vòng ba năm qua.
Làng chài ở Tanmen đã đổi đời và lột xác nhờ săn bắt trai khổng lồ trên quy mô lớn, mang tính công nghiệp. Thị trấn ven biển Tanmen từng rất nghèo khó này cũng trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng với những con đường trải nhựa sạch đẹp trong khi các tòa nhà hiện đại mọc lên như nấm.
Ở đây có tới 460 cửa hàng bán lẻ đồ thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm được làm từ vỏ trai khổng lồ. Nghành công nghiệp chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ trai khổng lồ cung cấp công ăn việc làm cho 10.000 người.
Theo Danviet
Philippines muốn lập đội "dân quân" trên biển Đông
Quân đội Philippines sẽ tổ chức lực lượng tàu cá và ngư dân quy củ để giành quyền lợi ở biển Đông, trước thực trạng Trung Quốc cũng bành trướng bằng "dân quân trên biển".
Tàu cá Trung Quốc hiện diện quy mô lớn ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông được xem là nhân tố gây bất ổn, theo đánh giá của Stratfor. (Ảnh: (ChinaFotoPress/Getty Images)
Philippines tổ chức "dân quân trên biển"
Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Trung tướng Romeo Tanalgo, Tư lệnh Bộ tư lệnh phương Bắc đảo Luzon (Nolcom) thuộc Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) gần đây tiết lộ kế hoạch xây dựng lực lượng "dân quân trên biển" từ các tàu cá và ngư dân, nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này ở biển Đông.
Nolcom đang dẫn dắt một &'lực lượng đặc nhiệm phương Bắc' mới thành lập. Mục tiêu của lực lượng này là bảo vệ quyền và lợi ích trên biển của Philippines ở khu vực biển Đông, chủ yếu trước Trung Quốc.
Lực lượng là sự kết hợp của Cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), Cảnh sát biển Philippines (PCG), Cục ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản (BFAR) cùng nhiều cơ quan khác nhằm kiểm soát các tác động từ tranh chấp trên biển.
Tướng Tanalgo nói hôm 24/6: "Mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ quyền và lợi ích trên biển (của Philippines-PV) với sự hỗ trợ của tất cả các cơ quan. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tổ chức đội &'dân quân trên biển'."
Ông giải thích: "Đây không đơn thuần là sự kiện quân sự hay vấn đề hành pháp. Đối tượng có lợi ích liên quan lớn nhất trong vấn đề biển chính là ngư dân, chúng tôi cần phải động viên họ đứng lên để thực hiện quyền lợi của mình.
&'Dân quân trên biển' sẽ trở thành một phần của lực lượng Cảnh sát biển Philippines."
Tanalgo cho biết thêm, bên cạnh lực lượng ngư dân được tổ chức quy củ, Philippines sẽ gia tăng hoạt động tuần tra ở các vùng biển có tranh chấp với Trung Quốc.
http://soha.vn/philippines-muon-lap-doi-dan-quan-tren-bien-dong-20160624093745548.htm
Chuyên gia Trung Quốc: Philippines chỉ "hư trương thanh thế"
Giáo sư gốc Hoa Trang Quốc Sĩ bình luận trên tờ Hoàn Cầu hôm 26/6 gọi thông tin trên là "chiêu hư trương thanh thế" của quân đội Philippines và cho biết những phát biểu tương tự đã được đưa ra trong nhiều năm.
Theo ông Trang: "Năng lực tổ chức của các cơ quan chính phủ và tổ chức xã hội của Philippines tương đối yếu. Trong phát triển kinh tế, kinh tế biển chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là ngư nghiệp. Vì vậy Manila hy vọng ngư dân phát huy vai trò nhất định chứ không phải lúc nào quân đội cùng chính phủ cũng &'đứng ra tiền tuyến'."
Trang Quốc Sĩ gọi đó là cách để nhà cầm quyền Philippines "chối bỏ trách nhiệm".
Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc mới được biết đến là quốc gia xây dựng mạng lưới "dân quân trên biển" bằng ngư dân và tàu cá lớn nhất hiện nay.
Theo tạp chí The Diplomat (Nhật Bản), ngư dân Trung Quốc được đào tạo về quân sự và chính trị trước khi ra biển. Các tàu cá của nước này được trang bị cơ sở thông tin liên lạc hiện đại, radar và hệ thống dẫn đường vệ tinh...
The Diplomat cho biết lực lượng "chuẩn quân sự" này được Bắc Kinh kết hợp cùng hải quân để thúc đẩy tranh giành các mục tiêu chiến lược ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo đó, Trung Quốc hiện sở hữu hơn 200.000 tàu cá, quy mô lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác lĩnh vực này thuê tới 1.400.000 nhân viên, chiếm 25% tổng số ngư dân toàn cầu.
Truyền thông Philippines đưa tin, ngư dân tỉnh Zambales của nước này cáo buộc phía Trung Quốc ngăn cản họ tiến vào đánh cá ở các đảo đá gần khu vực có nguồn tài nguyên cá biển phong phú.
Các tàu Trung Quốc được cho là hiện diện tuần tra 24/24 ở vùng biển liên quan, trong khi tàu cảnh sát biển của PCG chỉ tuần tra 1 lần/tuần.
Thành phố Masinloc của tỉnh Zambales chỉ cách bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc giành quyền kiểm soát từ Philippines năm 2012, 12 giờ đi thuyền.
Theo Thế Giới Trẻ
Tàu cá Trung Quốc lộng hành, đánh bắt trái phép khắp nơi Tàu cá Trung Quốc đang làm càn, đánh bắt trái phép tại nhiều vùng biển trên thế giới. Dù chính phủ nhiều nước đã thực hiện biện pháp mạnh tay như đánh đắm tàu, nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện. Tàu cá Trung Quốc đang gây lo ngại khi đi đến các vùng biển xa hơn để đánh bắt cá trái phép....