Ngư dân Trung Quốc khai thác cạn kiệt nguồn cá Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Tạp chí National Geographic ngày 29.8 đán.h giá hoạt động tranh chấp và đán.h bắt cá quá mức tại Biển Đông đang gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái biển tại đây, khiến cho một trong những nguồn cá quan trọng nhất thế giới có nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Ngư dân Trung Quốc khai thác cạn kiệt nguồn cá Biển Đông - Hình 1

Một tác nhân dẫn đến tình trạng này là ngư dân Trung Quốc.

Biển Đông có giá trị quan trọng về mặt kinh tế, quân sự và môi trường. Ngoài các nguồn khoáng sản, hàng năm tại đây lưu thông lượng hàng hóa thương mại trị giá khoảng 5.300 tỉ USD.

Biển Đông còn là một trong những khu vực đán.h bắt cá quan trọng nhất thế giới, tạo ra việc làm cho khoảng 3,7 triệu người và đem về cho ngành đán.h bắt cá trong khu vực hàng tỉ USD mỗi năm.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên phần lớn khu vực Biển Đông dựa trên các “quyền lịch sử” và tự ý vẽ ra “đường 9 điểm” quy định ranh giới chủ quyền, trong khi các nước có tranh chấp còn lại đều đưa ra tuyên bố chủ quyền dựa trên Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS).

Ngoài tranh chấp lãnh thổ, Biển Đông còn đang đối mặt với một hiểm họa môi trường nghiêm trọng do nạn đán.h bắt quá mức gây ra.

Sau hàng thập niên bị đán.h bắt vô tội vạ, lượng cá tại đây đang ngày càng cạn kiệt, đ.e dọ.a nguồn thức ăn lẫn tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển trong khu vực.

Tranh chấp về quyền đán.h bắt cá tại Biển Đông đã góp phần gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngược lại, tranh chấp diễn ra càng căng thẳng thì lại càng đẩy sự cạnh tranh giữa các ngư dân lên cao, khiến nguồn tài nguyên biển càng thêm khánh kiệt.

Cảnh sát biển Trung Quốc hỗ trợ ngư dân Trung Quốc

Theo phóng sự của tạp chí National Geographic, hiện nay lượng cá ở vài nơi trên Biển Đông chỉ còn bằng 1/10 so với cách đây 60 năm trước. Nhiều loài cá có giá trị cao như cá ngừ hay cá mú ngày càng trở nên khan hiếm,

John McManus, chuyên gia sinh học biển tại Đại học Miami (Mỹ), nhận xét: “Có lẽ chúng ta đang chứng kiến một trong những thảm họa đán.h bắt cá tồi tệ nhất trong lịch sử. Hàng trăm loài cá khác nhau sẽ biến mất tại Biển Đông một cách hết sức nhanh chóng”.

Với tình hình cạn kiệt của các nguồn cá gần bờ, ngư dân các nước tại Biển Đông ngày càng phải đi ngày xa bờ hơn để tìm đến các nguồn cá tại các vùng nước đang xảy ra tranh chấp.

Trung Quốc đã xem đây như là một cơ hội để khẳng định tuyên bố chủ quyền và ra sức hỗ trợ cho các ngư dân trong nước. Bắc Kinh đã tăng cường lực lượng cảnh sát biển tại Biển Đông, trang bị vũ khí cho các tàu đán.h cá và tài trợ cho các ngư dân kinh phí để mua tàu lớn hơn.

Video đang HOT

Một khoảng tài trợ đặc biệt còn được chính Trung Quốc dành riêng cho các ngư dân đến đán.h bắt cá tại khu vực gần quần đảo Trường Sa.

Gregory Poling, giám đốc nhóm nghiên cứu Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), phân tích: “Lý do duy nhất vì sao các ngư dân nhỏ lẻ ra đến tận Trường Sa để đán.h cá vì họ được trả tiề.n để làm việc này”.

Ngoài đầu tư cho ngư dân trong nước, Trung Quốc còn liên tục xây các đảo nhân tạo cũng như các cấu trúc trên đảo để hỗ trợ cho hoạt động quân sự trên Biển Đông.

Zachary Abuza, chuyên gia về chính trị Đông Nam Á và an ninh hàng hải tại Đại học Chiến tranh quốc gia (Mỹ), cho rằng: “Trung Quốc đang gia tăng kiểm soát tại Biển Đông bằng cách xây dựng tại các đảo và ngăn cản các quốc gia khác khai thác các nguồn tài nguyên tại đây”.

Ngư dân Trung Quốc khai thác cạn kiệt nguồn cá Biển Đông - Hình 2

Đậ.p cá ngừ đông lạnh trên tàu cá Trung Quốc tại cảng General Santos (Philippines) – Ảnh: National Geographic

Tại rạn san hô Xubi gần đảo Thị Tứ (quần đảo Trường Sa), nguồn cá quanh đây đã bị các tàu cá Trung Quốc đán.h bắt sạch, theo Eugenio Bito-onon Jr., ngư dân Philippines. Ngư dân này cho biết tại đây, từ 3 năm nay không lúc nào không có sự hiện diện của tàu cá Trung Quốc.

Gilbert Elefane, thuyền trưởng một tàu đán.h cá ngừ Philippines tại Palawan, ghi nhận mỗi đợt đán.h cá (kéo dài 2 tuần) của Trung Quốc tại Biển Đông có đến hàng trăm tàu cá tham gia. Trong chỉ cách đây vài năm chỉ có khoảng hơn 30 tàu Trung Quốc tham gia vào các chuyến đán.h bắt.

Để tăng cường đán.h bắt cá tại Biển Đông, Bắc Kinh hỗ trợ huấn luyện quân sự, đồng thời cung cấp hệ thống định vị và liên lạc tối tân cho các ngư dân.

Các tàu cá Trung Quốc có thể dùng hệ thống này để liên lạc với cảnh sát biển trong trường hợp bị lực lượng an ninh nước ngoài cản trở hoặc để thông báo sự hiện diện của các tàu cá nước khác.

Vùng biển không có pháp luật

Theo nhận định của tạp chí National Geographic, đề ra luật lệ chung để kiểm soát hoạt động đán.h bắt cá tại Biển Đông là điều hầu như không thể thực hiện được cho đến khi tranh chấp trong khu vực chấm dứt.

Song song theo đó, việc chính quyền các nước có tranh chấp đơn phương đứng ra bảo vệ các khu vực đán.h cá càng làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Vào tháng 3.2016, lực lượng an ninh biển Indonesia đã bắt giữ 8 ngư dân Trung Quốc vì tội đán.h bắt trái phép tại vị trí cách quần đảo Natuna của Indonesia 5km (Natuna tuy không bị tranh chấp nhưng vùng nước phía bắc quần đảo này nơi có nhiều mỏ khí lại bị dính vào “đường lưỡi bò” của Trung Quốc).

Trong lúc cơ quan an ninh Indonesia đang kéo tàu đán.h cá trái phép về cảng thì tàu cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện và tông vào tàu cá để giải thoát cho ngư dân Trung Quốc. Lực lượng an ninh Indonesia đã buộc phải rút lui để cho tàu cá Trung Quốc ra đi.

Chuyên gia Poling của CSIS nhận xét: “Không thể biết được phải áp dụng luật của quốc gia nào tại các khu vực này, bởi tại đây có tới 7 bộ luật biển đang chồng chéo lên nhau. Các nước đang có tranh chấp sẽ có nhiều lợi ích đến từ hành vi cố ý vi phạm luật pháp của nhau”.

Theo phân tích của báo National Geographic, một quốc gia nếu như chấp nhận luật của nước khác thì cũng có nghĩa đồng thời công nhận chủ quyền của đối thủ đang có tranh chấp lãnh thổ. Tất nhiên không nước nào muốn làm điều này.

Ngư dân Trung Quốc khai thác cạn kiệt nguồn cá Biển Đông - Hình 3

Ngư dân Philippines vận chuyển cá ngừ bắt được tại Biển Đông ở bến cảng thành phố General Santos – Ảnh: Philippines

Năm 2012, một tàu chiến Philippines truy bắt một nhóm ngư dân Trung Quốc vì nghi ngờ các đối tượng này đán.h bắt cá trái phép và khai thác trộm san hô quý tại khu vực bãi cạn Scarborough. Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã xuất hiện và ngăn cản không cho bắt giữ ngư dân.

Sau đó, hai nước đã có 10 tuần tranh chấp căng thẳng tại Scarborough. Hai bên thỏa thuận sẽ đồng loạt rút lui. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục ở lại và chiếm luôn bãi cạn này sau khi phía Philippines rút lui.

Đối mặt với nguồn cá ngày càng cạn kiệt, các ngư dân tại Biển Đông đã phải sử dụng nhiều phương pháp đán.h bắt trái phép và nguy hiểm.

Ngư dân Philippines thường xuyên dùng bom tự chế để giế.t hàng loạt cá cùng lúc. Hoặc phương pháp đán.h bắt bằng cách phun chất độc cyanide (xyanua) vào cá khiến chúng bị tê liệt (nhưng còn sống) cũng được sử dụng để cung cấp cá sống cho các nhà hàng hải sản sống mắc tiề.n tại các thành phố lớn ở châu Á như Hồng Kông.

Các phương pháp này không những giế.t quá nhiều cá mà còn làm tổn hại các rạn san hô, từ đó càng làm cho hệ quả của hành vi đán.h bắt quá mức tại Biển Đông tệ hơn.

Nguồn cá cạn kiệt vì các rạn san hô bị phá hủy

Họat động xây lấn biển và khai thác sò của Trung Quốc tại Biển Đông là nguyên nhân chủ yếu khiến khoảng 163km2 diện tích san hô bị hủy diệt. Lượng san hô này thường được sử dụng như vật liệu làm móng trong các công trình xây dựng trên đảo.

Các công trình này không những bóp nghẹt các rạn san hô và hệ sinh thái dưới biển mà còn tạo ra những dòng trầm tích gây ô nhiễm môi trường sống của các rạn san hô lân cận. Hoạt động khai thác sò cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các rạn san hô do bị ngư dân đục phá để gỡ lấy sò.

Chuyên gia hàng hải John McManus đán.h giá: “Tôi dự đoán khoảng một nửa các rạn san hô tại Biển Đông sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Đây là một hủy diệt hoàn toàn”.

Các rạn san hô bị phá hủy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh. Không ít loài cá sẽ bị mất môi trường sống trong khi một số loài khác như cá ngừ sẽ mất đi nguồn lương thực.

Tệ hơn, các rạn san hô tại Biển Đông đều được liên kết dính với nhau về mặt sinh thái. Cá con sinh ra trong rạn san hô sẽ theo dòng nước đến sinh sôi tại rạn san hô khác.

Mất đi một rạn san hô đồng nghĩa với mất đi một nguồn cá con. Điều này sẽ càng tăng thêm nguy cơ bị tuyệt chủng của một số loài cá.

Chuyên gia McManus cho rằng các rạn san hô có thể hồi phục trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới nếu không còn hoạt động xây lấn biển và khai thác sò.

Ông cho rằng các quốc gia trong khu vực có thể góp phần gìn giữ môi trường sinh thái tại Biển Đông bằng cách thống nhất một khu vực được bảo tồn, tại đó không được xây lấn biển hay khai thác sò.

Giới chuyên gia cho rằng một dự án hợp tác quản lý giữa các quốc gia sẽ giúp cho hoạt động đán.h bắt cá tại Biển Đông được bền vững hơn.

Điều này đòi hỏi các nước phải giảm đáng kể số tàu cá đồng thời cấm sử dụng một số cách đán.h bắt cá nhất định như cách đán.h cá bằng tàu lớn có lắp đặt đèn sáng để đán.h cá ngừ.

Ngư dân Trung Quốc khai thác cạn kiệt nguồn cá Biển Đông - Hình 4

Phân loại sò tại cảng cá thành phố Navotas (Philippines) – Ảnh: National Geographic.

Nếu được quản lý đúng cách, nguồn cá ngừ và cá thu tại Biển Đông sẽ tăng gấp 17 lần vào năm 2045 theo nghiên cứu được Đại học British Columbia thực hiện vào năm 2015. Theo nghiên cứu, các loài cá sống tại rạn san hô cũng sẽ hồi phục 15%, đồng thời cá mập và cá mú cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn trong trường hợp có được kế hoạch quản lý chung đúng đắn.

Tuy nhiên, chuyên gia Poling của CSIS cho rằng một kế hoạch quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên tại Biển Đông còn lâu mới đạt được, nhất là khi Trung Quốc vẫn còn khăng khăng giữ lấy “đường 9 đoạn”.

Ông nói: “Các nước cần phải bỏ tranh chấp qua một bên. Điều này là có thể làm được, nhưng khó có thể xảy ra”.

Theo Một Thế Giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tiêu điểm

Bão "thần tốc nhất lịch sử" đã đổ bộ, diễn biến trùng khớp với dự đoán bà Vanga?
21:55:03 27/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Hỏa hoạn khiến một nhà máy sản xuất iPhone tại Ấn Độ phải ngưng hoạt động
06:20:27 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tổng thống Joe Biden ban hành sắc lệnh kiểm soát công nghệ sản xuất vũ khí
19:00:14 27/09/2024

Tin đang nóng

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người
13:01:14 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024
Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?
11:41:19 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024

Tin mới nhất

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người

07:21:36 29/09/2024
Mùa mưa năm nay tại Nepal bắt đầu từ ngày 10/6 và đang sắp kết thúc. Trong giai đoạn này, Nepal đã ghi nhận lượng mưa cao hơn trung bình.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Iran tăng cường đảm bảo an ninh cho nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei

06:23:03 29/09/2024
Theo tuyên bố của quân đội Israel, Không quân Israel (IAF) đã tấ.n côn.g các mục tiêu của Hezbollah ở khu vực Beqaa phía Đông và các khu vực khác ở miền Nam Liban.

Ba Lan đối mặt với áp lực di cư mới tại biên giới với Belarus

06:16:19 29/09/2024
Hồi tháng 7 vừa qua, ông Tusk đã thành lập một khu vực biên giới đặc biệt nhằm tăng cường khả năng chống buôn người và hỗ trợ lực lượng biên phòng trong việc quản lý các dịch vụ cần thiết tại biên giới.

Nổ trạm xăng tại CH Dagestan làm 12 người thiệ.t mạn.g

06:07:42 29/09/2024
Vụ nổ xảy ra ở ngoại ô thủ đô Makhachkala của CH Dagestan, phá hủy trạm xăng và làm hư hại 2 ô tô và 1 xe tải. Nhà chức trách đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

Những người cha vĩ đại nhất trong làng game thế giới, toàn nhân vật ít ai ngờ tới

Mọt game

17:18:41 29/09/2024
Gia đình luôn là đề tài xuất hiện rất nhiều và cũng là niềm cảm hứng không nhỏ để các nhà phát triển tạo nên nhiều tựa game đình đám.

Sau hôm nay, Chủ Nhật 29/9/2024, thời tới cản không nổi, 3 con giáp phát lộc phát tài nhờ trún.g s.ố độc đắc

Trắc nghiệm

17:00:33 29/09/2024
3 con giáp phát lộc phát tài nhờ trún.g s.ố độc đắc, tiề.n bạc đầy túi, của nả đầy tay, ăn sung mặc sướng.Vận trình sự nghiệp của người tuổ.i Dần sẽ có nhiều biến động. Bản mệnh có nhiều

Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều

Sao châu á

16:51:56 29/09/2024
Sau khi bị nói là xách dép cho Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch vừa bất ngờ có động thái gây chú ý. Nhiều người cho rằng, cô nàng chỉ đang vùng vẫy trong hố đen sự nghiệp của mình mà thôi.

Sẽ triệu tập đại diện ủy quyền của 2 con gái bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

16:32:04 29/09/2024
Trong kế hoạch, HĐXX sẽ triệu tập các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?

Sao việt

16:25:20 29/09/2024
Sau ồn ào ẩn ý qua lại với Minh Triệu, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan lo sốt vó khi gặp trở ngại lớn. Đó là chiến binh nghìn má.u mà cô cần phải lưu ý trên hành trình chạm tay vương miện Hoàn vũ đã lộ diện.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

Tin nổi bật

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

Yuna Vũ nhận cái kết đắng khi liên tục bị Michael Trương từ chối phũ phàng?

Tv show

15:48:05 29/09/2024
Michael Trương cho biết anh không thấy rõ được tình cảm mà Yuna Vũ dành cho mình. Vì vậy, đó cũng là lý do khiến Michael không chọn bỏ phiếu trái tim cho cô nàng.

Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km

Netizen

15:14:57 29/09/2024
Do số lượng du khách tới Khu du lịch Đại Nam quá đông nên nhà gửi xe của khu du lịch hoàn toàn chật kín và buộc người dân phải gửi xe tại những điểm cách đó khoảng 2km.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử từ chứng đau đầu dai dẳng

Sức khỏe

15:07:57 29/09/2024
Theo đó, qua chương trình tầm soát đột quỵ ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh nhân mắc các bệnh về mạch má.u não được bác sĩ ở hai bệnh viện hội chẩn trực tuyến và luân chuyển để điều trị bệnh nhân.

Rating Love Next Door giảm mạnh, netizen mệt mỏi vì cặp chính cứ yêu rồi lại "quay xe"

Phim châu á

15:06:27 29/09/2024
Phim cố gắng cài cắm và khai thác các câu chuyện về tình yêu và sự nghiệp của giới trẻ ngày nay, nhưng đáng tiếc điều này lại không thể giữ khán giả.

Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long

Sáng tạo

14:58:51 29/09/2024
Gần 10 năm qua tại tỉnh Hậu Giang có một phụ nữ hàng ngày trồng cỏ trong chậu rồi đem bán. Nghề độc lạ này đã mang lại cho bà thu nhập mỗi tháng hơn 15 triệu đồng.