Ngư dân trên tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ việc áp sát tàu chiến Nga
Ngư dân tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không hề tiến đến gần tàu hộ vệ của Nga như quân đội Nga tuyên bố.
Các ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ việc diễn ra trên biển Aegean hôm 13/12 vừa tuyên bố rằng họ không hề tiến đến gần tàu hộ vệ Nga trong phạm vi dưới 1,8km. Họ cũng cho biết mình không nghe thấy tiếng súng cảnh cáo.
Tàu hộ vệ săn ngầm Smetlivy. Ảnh: Wikipedia.
Theo Muzaffer Geici – chủ của tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ &’đụng độ” gần đây với tàu hộ vệ tên lửa Smetlivy ở biển Aegean, các thủy thủ không hề nghe thấy bất cứ sự cảnh báo từ phía chiến hạm Nga. Ông này cũng nói rằng trên thực tế phía họ không hề tiếp cận tàu Nga đến mức độ nguy hiểm.
Kênh truyền hình tiếng Thổ của đài CNN (Mỹ) dẫn lời Muzaffer Geici: “Các cư dân không tiến gần đến tàu Nga trong phạm vi hơn một dặm và bản thân con tàu lúc đó không chuyển động. Không ai bắn chúng ta cả và nếu có thì các ngư dân cũng không nghe thấy”.
Ông này cho biết thêm đoạn video clip do các camera theo dõi ghi lại và các dữ liệu khác của tàu cá đã được trao cho Bộ chỉ huy lực lượng Tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng thủy thủ đoàn của tàu hộ vệ Nga Smetlivy đã phát hiện thấy một tàu Thổ Nhĩ Kỳ ở cự ly xấp xỉ 1km đang di chuyển về vị trí tàu hộ vệ Nga đang thả neo./.
Video đang HOT
Nga triệu tập tùy viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ về vụ bắn cảnh cáo tàu cá
Trung Hiếu Theo Sputnik
Theo_VOV
Phi công Su-24 Nga: Thổ Nhĩ Kỳ không hề cảnh báo, tôi sẽ báo thù
Viên phi công Nga sống sót sau vụ phi cơ Nga bị bắn tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ không hề cảnh báo trước khi bắn và anh thề sẽ báo thù cho đồng đội.
Viên hoa tiêu của chiếc phi cơ cường kích Su-24 bị tiêm kích cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi vào hôm 24/11 khẳng định chắc nịch rằng máy bay của anh không xâm nhập không phận Thổ Nhĩ Kỳ và không hề nhận được tín hiệu cảnh báo bằng vô tuyến điện hay hình ảnh thị giác.
Viên phi công Nga sống sót sau vụ bắn hạ máy bay Nga đang trả lời phỏng vấn của phóng viên ở căn cứ Latakia. Ảnh: Sputnik.
Hoa tiêu Konstantin Murakhtin nói với đài RT và các hãng truyền thông khác của Nga: "Không thể có chuyện chúng tôi xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, dù chỉ một giây... Chúng tôi đang bay ở độ cao 6km trong điều kiện thời tiết rất đẹp và chúng tôi hoàn toàn kiểm soát đường bay của chúng tôi trong suốt quá trình bay".
Ngoài việc phủ nhận cáo buộc của Ankara, phi công Murakhtin còn tuyên bố rằng anh thông thuộc địa bàn mình hoạt động "như lòng bàn tay".
Bên cạnh đó, Đại úy Murakhtin còn bác bỏ tuyên bố của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các phi công Nga đã liên tục nhận được cảnh báo.
Murakhtin nói: "Trên thực tế, không có cảnh báo nào hết. Không hề có tín hiệu radio hay dấu hiệu thị giác, nên chúng tôi không hề điều chỉnh hành trình bay. Các anh chị cần hiểu sự khác biệt về tốc độ giữa một máy bay cường kích chiến thuật như Su-24 và máy bay tiêm kích F-16. Nếu họ muốn cảnh báo thì họ có thể đã điều khiển phi cơ họ lên phía trên cánh máy bay của chúng tôi".
Murakhtin hiện đang hồi phục sức khỏe tại căn cứ không quân Nga ở Latakia, phía bắc Syria.
Viên phi công kể tiếp: "Tên lửa [Thổ Nhĩ Kỳ] bất thình lình đánh trúng phần sau của máy bay chúng tôi. Chúng tôi thậm chí không có thời gian thực hiện động tác vòng lượn để tránh tên lửa".
Khi máy bay trúng phải tên lửa và rơi xuống bên trong lãnh thổ Syria, 2 phi công đã bung dù thoát thân. Trung tá Oleg Peshkov thiệt mạng khi có một đơn vị phiến quân Turkmen (ở Syria) nã súng vào anh này khi anh đang nhảy dù.
Murakhtin đã được giải cứu trong một chiến dịch chung kéo dài 12 tiếng giữa đặc nhiệm Nga và đặc nhiệm Syria, trong đó một lính hải quân đánh bộ của Nga thiệt mạng.
Viên hoa tiêu 39 tuổi - từng giành giải trong một cuộc thi lái máy bay của quân đội Nga, tuyên bố mình sẽ quay lại tiền tuyến ngay khi bình phục hoàn toàn.
Murakhtin thề: "Tôi sẽ "trả thù" cho trung tá của tôi".
Vụ việc đã khiến Nga lên án Thổ Nhĩ Kỳ (quốc gia thành viên NATO) đã "lên kế hoạch khiêu khích". Hợp tác quân sự giữa đôi bên đã bị ngừng lại. Tuy nhiên cả hai cam kết tránh leo thang căng thẳng, và sẽ tổ chức cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước.
Kể từ khi nổ ra cuộc nổi loạn chống Tổng thống Syria al-Assad vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đã theo đuổi đường lối ủng hộ các lực lượng chống chính phủ ở Syria. Trong khi đó, Nga ủng hộ ông Assad và đã tiến hành chiến dịch không kích theo yêu cầu của ông này từ tháng 9/2015.
Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều lên án Nhà nước Hồi giáo nhưng cũng tố cáo lẫn nhau là hỗ trợ cho sự bành trướng của IS. Riêng Tổng thống Nga Puin đã gọi vụ bắn hạ phi cơ Nga là "nhát dao đâm sau lưng của kẻ đồng lõa"./.
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?
Trung Hiếu Theo RT
Theo_VOV
Anh nhờ Pháp giúp tìm tàu ngầm Nga gần Scotland Anh nhờ Pháp giúp tìm kiếm một tàu ngầm Nga ở ngoài khơi Scotland do nước này không có máy bay săn ngầm. Tàu HMS Sutherland. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh. Một phi cơ tuần tra trên biển Atlantique II của Pháp đã tìm kiếm tàu ngầm Nga trong ít nhất 10 ngày kể từ khi nó được phát hiện ở phía bắc...