“Ngư dân” TQ cắt tóc 3 phân, tàu gắn lê … rất hung hãn
Tình hình biển Đông nóng hơn bao giờ hết kể từ khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam, liên tục tấn công ngư dân.
Nhưng không quản ngại nguy hiểm, ngư dân Đà Nẵng vẫn kiên cường tiến thẳng ra khơi buông lưới. Họ thả lưới chính tại vùng biển nơi mà Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Còn B, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê. TP Đà Nẵng- chủ tàu cá ĐNa 90039. Ông cũng là tổ trưởng đội tàu cá Đà Nẵng hoạt động đánh bắt ở Hoàng Sa, một trong 15 thuyền trưởng vừa qua được UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen vì đã tham gia xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển đảo.
Tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam
Thông qua câu chuyện của ông, chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình ra khơi bám biển đánh bắt cá cũng như những khó khăn nguy hiểm của những ngư dân đã kiên cường bám trụ tại Hoàng Sa suốt thời gian qua.
Thưa ông, trong quá trình ra khơi đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa ở thời điểm hiện nay, tàu cá Việt Nam gặp những khó khăn gì khi bị các tàu Trung Quốc liên tục quấy nhiễu, tấn công?
Ông Nguyễn Văn Còn B: Mấy bữa đầu thì bên mình thả trôi cách giàn khoan tầm 7 hải lý. Sau đó thì phải thay đổi vị trí liên tục, lùi ra xa dần, vì tàu Trung Quốc lao vào xua đuổi, đâm húc dữ dội. Mà tàu Trung Quốc hung bạo lắm. Mấy “ngư dân” trên tàu Trung Quốc tóc đều cắt ngắn 3 phân.
Ghe tàu mình chỉ cần rút ngắn khoảng cách giàn khoan gần hơn 7 hải lý là Trung Quốc cho tàu quay ra đuổi liền. Tàu mình 800CV (mã lực) nhưng mà không ăn thua gì với tàu Trung Quốc to lớn đồ sộ, chạy chấp 4 lần tàu mình, trước mũi gắn lê phá băng…
Họ dã man lắm, áp sát tàu ghe mình và ném chai lọ, bu loong, ốc vít to như cái bát… sang. Mình mà không né kịp là toác đầu, mẻ trán liền. Có khi họ còn lấy gậy sắt dài vói sang đập máy móc trên tàu mình cho hư hỏng đi.
Thuyền trưởng Trần Văn Còn B kể lại chuyện tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cá Việt Nam
Ông có thể kể lại toàn bộ sự việc tàu cá ĐNa90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìmkhông? Lúc ấy các ngư dân tàu của mình có chứng kiến hết toàn bộ sự việc?
Lúc đó bên mình tàu dàn đội hình ngang sát nhau thả trôi. Khoảng tầm 3 giờ chiều ngày 26.5, thấy mũi tàu Trung Quốc bắt đầu quay là tui thông báo với cả đội phải chú ý coi chừng.
Video đang HOT
Tầm 3 giờ 30 phút tàu Trung Quốc di chuyển. Lúc đó khoảng cách tàu Trung Quốc với tàu mình dưới 7 hải lý rồi nên tui thông báo anh em kéo lưới lên để chuẩn bị chạy.
Tàu Trung Quốc tăng tốc hết cỡ. Tàu tui nằm trên hết nên nó lao vô húc trước và bắt đầu ép sát vô thì tui nhấn ga de qua bên thế là né được. Xong tui liền kêu to “hắn tông thiệt, coi tránh hắn ra, tránh hắn ra”.
Cùng lúc ni hắn tiếp tục lao vô giữa nhắm húc tàu 51 của ông Chiến (ĐNa 90351- thuyền trưởng Lê Văn Chiến). Tàu ông Chiến cũng nhấn ga de qua kịp thời nên cũng thoát được trong gang tấc. Rứa là nó tiếp tục ép sát tàu 98 ( ĐNa 90098- thuyền trưởng Lê Dũng) nhưng cũng bị hụt tiếp. Xong nó theo đà lao vô thẳng tàu 52 (ĐNa 90152) húc vô sau đuôi.
Tàu 52 trồi lên cái nhưng nó dí vô sát húc thêm cái nữa lật úp luôn. Húc lật tàu 52 xong, tàu hắn bỏ chạy.
Vậy mọi người liền xử trí thế nào trong tình huống khẩn cấp ấy?
Anh em lúc đó cũng bình tĩnh lắm! Mấy tàu bọn tui đi theo đội hình nên cũng ở gần, liền vòng sát lại có mặt tại chỗ nơi tàu 52 chìm. Tàu 08 (ĐNa 90508- thuyền trưởng Nguyễn Đình Sinh- tàu ĐNa 90508 và ĐNa 90152 đều của gia đình ông Trần Văn Vốn – người đã đâm đơn kiện Trung Quốc trong vụ chìm tàu) lúc đó đi song song nên ngay lập tức đến cứu mấy anh em lên.
Tui sợ có người mô bị vướng vào chân vịt hay bị va vô mạn tàu Trung Quốc thì nguy nên kêu lên hỏi “Anh em đã đủ người chưa?”. Mọi người kêu đủ rồi, khi đó mới quăng dây cột vô tàu 52 để kéo vào. Nhưng vì dòng nước chảy nên nặng quá không kéo nổi, đến đêm tàu kiểm ngư mình mới lai dắt đi.
Ra khơi đánh cá nhưng tàu Trung Quốc luôn hung hãn quấy phá, bản thân ông có cảm thấy sợ ? Sau sự việc xảy ra với tàu ĐNa 90152 như vậy, sắp tới ông vẫn sẽ tiếp tục ra khơi?
Không! Sợ thì không đâu! Bọn tui đi biển từ khi mới 15 tuổi, đến giờ là hơn 40 năm. Bọn tui cả đời chỉ biết bám biển mà làm nghề ni, không ra khơi nữa thì làm chi mà ăn.
Hoàng Sa, Trường Sa là biển của mình, từ trăm năm nay ông cha đã gắn bó với Hoàng Sa, giờ mà bọn tui không ra đó thì làm răng được?
Trước tình trạng tàu Trung Quốc quấy phá gây rối liên tục như vậy, về lâu dài tàu cá mình phải đối phó như thế nào để có thể bám biển, thưa ông?
Thì cứ ra khơi đánh bắt rứa thôi, tàu hắn mà xoay ngang so với ghe mình thì mình cứ thả lưới mà đánh bắt. Chỉ cần hắn xoay mũi là mình rút. Hắn đuổi thì mình chạy, hắn không đuổi nữa thì mình buông lưới đánh tiếp!
Ban đêm thì tụi tui không ngủ, phải thức để canh bọn tàu Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc hay nhằm ban đêm mà tông vô tàu mình lắm nên mình phải cảnh giác mọi lúc, không được chủ quan!
Chuyến vừa rồi ra khơi, tình hình trên biển căng thẳng như vậy, tàu cá mình có thu hoạch được gì không?
Vùng xung quanh giàn khoan mùa ni nhiều cá lắm, nhưng tàu thuyền cứ rượt đuổi nhau làm động biển nên chuyến ni chẳng thu hoạch được gì nhiều. Toàn bộ được 7 triệu tiền cá, lỗ! Không lại tiền xăng dầu. Bữa ni ra khơi, chi phí thì cao, mà giá cá thì rẻ bèo quá .
Nhiều người đã xúc động khi nhìn thấy tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng được kéo về đến Lý Sơn và chỉ còn nổi một mỏm nhỏ trên mặt biển
Sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam rồi dùng tàu lớn uy hiếp, đâm húc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tàu cá ngư dân mình, bản thân ông nghĩ gì?
Vùng biển mình mà nó ngang tàng quá chừng, nó ưng (thích) chi là làm, hung hăng quá trời quá đất. Tui chỉ mong làm sao để cho thế giới họ biết được bộ mặt thật của Trung Quốc mà tìm cách ngăn chặn nó lại. Chứ cứ ngang ngược vậy, ngư dân bọn tui nói riêng, nhân dân mình nói chung ức chế, bất bình lắm!
Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn! Chúc ông và các thuyền viên tàu ĐNa 90039 nói riêng, đội tàu cá Đà Nẵng nói chung dồi dào sức khỏe để tiếp tục ra khơi bám biển!
Theo Một thế giới
Sóng cả không ngã tay chèo
Hơn một tháng qua, ngư dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn kiên cường ngày đêm vươn khơi bám biển, bám ngư trường với một quyết tâm cao nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trước sự ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta nhưng ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi vẫn kiên cường ngày đêm vươn khơi bám biển, bám ngư trường với một quyết tâm cao nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đan lát lưới cho chuyến đi biển
Lý Sơn thời điểm này đang vào mùa đánh bắt cá nục. Trên bến, bãi biển, bà con ngư dân thuộc các Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, An Vĩnh vẫn đang tất bật chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho chuyến đi biển dài ngày hứa hẹn một vụ mùa thuyền đầy ắp cá...
Trong khi một tốp thợ mộc, thợ máy đang lúi húi sửa chữa những con tàu bị hư hỏng do sự tấn công của tàu Trung Quốc, thì ở góc bến, cả phụ nữ, đàn ông cũng miệt mài với công việc đan vá lưới để ra khơi. Khung cảnh làm việc tại các Nghiệp đoàn nghề cá thật nhộn nhịp dường như không bị ảnh hưởng, xáo trộn sau những vụ việc trên biển Đông thời gian qua.
Chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết để ra khơi
Trao đổi với ông Lê Khởi, Ủy viên Ban chấp hành nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn được biết, Nghiệp đoàn nghề cá An Hải có 715 đoàn viên với trên 70 tàu, thuyền, trong đó có 30 tàu thường xuyên đánh bắt xa bờ ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong quá trình đánh bắt cá trên chính ngư trường của mình nhưng họ vẫn bị tàu Trung Quốc đe dọa tấn công uy hiếp. Nhất là hơn một tháng qua, trước tình hình gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông đã ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá, song, ngư dân không hề nao núng sợ hãi.
Với họ, biển khơi không chỉ là ngư trường mưu sinh, là nghề truyền thống được ông cha để lại bao đời nay mà đây còn là vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia.
Trên những gương mặt nhuốm màu thời gian của nắng và gió biển càng làm toát lên vẻ can trường đầy nghị lực của ngư dân nơi đây.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ luôn tỏ rõ quyết tâm và niềm tin chiến thắng của sự chính nghĩa. Họ cũng hiểu rằng, mình không bao giờ đơn độc trên trận tuyến cam kho hiểm nguy kia, bởi phía sau còn cả nhân dân cả nước đang dõi theo hướng về biển đảo, đặc biệt trong đó có sự quan tâm ủng hộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội với những hoạt động rất thiết thực.
Đây chính là động lực như tiếp thêm sức mạnh để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.
Tàu thuyền sẵn sàng vươn khơi bám biển
Với thâm niên 21 năm trong nghề đánh bắt cá, anhNguyễn Nam, hội viên của Nghiệp đoàn đánh bắt cá An Hải chia sẻ: Tôi thường đánh bắt cá ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Tàu cá thường xuyên bị tàu Trung Quốc quấy rối tấn công, thậm chí có lần bị bắt giữa đánh đập dã man...
Từ dạo Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của ta, chúng tôi bị uy hiếp tấn công rất dữ. Đã có 5 chiếc cá của ngư dân bị đâm phá gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng chúng tôi không sợ vì đó là ngư trường cũng là chủ quyền của ông cha để lại bao đời nay.
Cũng cùng chung quan điểm và quyết tâm như ngư dân Nguyễn Nam, anh Trần Trung Nga, một ngư dân đang làm việc trên tàu đánh cá 96527, thuộc Nghiệp đoàn nghề cá An Vĩnh trải lòng: Mình có nghề của ông cha là phải luôn bám biển thôi. Nói chung nghề đánh cá bị ảnh hưởng trước vụ việc Trung Quốc gây hấn. Tuy nhiên, họ làm gì thì làm còn ngư dân cứ phải vươn khơi đánh bắt cá vì cuộc sống của gia đình. Không phải lo sợ gì khi đánh bắt cá trên chính ngư trường của mình, hơn nữa bên cạnh ngư dân luôn có lực lượng chức năng và sự ủng hộ của nhân dân cả nước...
Theo ANTD
Kêu gọi ngư dân tiếp tục ra khơi, bám biển Ông Trần Văn Quý, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết, từ đầu tháng 5-2014 đến nay, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động khai thác thủy hải sản bình thường trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam liên tục bị các tàu của Trung Quốc khống chế, xua đuổi và có các hành...