Ngư dân tố Trung Quốc xây công trình trái phép trên đảo Gạc Ma
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Quảng Ngãi) cho biết, liên tiếp tàu cá Lý Sơn liên lạc về tố cáo Trung Quốc xây dựng công trình quân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Theo đó, ngày sau khi cho tàu cá QNg 96079 TS cập bờ, chủ tàu Dương Minh Thạnh cho biết, từ đầu tháng 5/2014, khi cho tàu vươn khơi vùng biển Trường Sa của Việt Nam đã phát hiện rất nhiều tàu quân sự, vận tải của Trung Quốc ngang nhiên bơm cát, xây dựng công trình tại khu vực các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cách đảo Cô Lin chỉ chừng 5 hải lý về phía tây.
“Mỗi tàu hút cát đều có vòi rồng công suất lớn, họ hút cát quanh khu vực đảo Cô Lin đưa lên tàu vận tải rồi chuyển về Gạc Ma để bồi đắp. Thấy tàu cá ngư dân mình tiếp cận đảo Gạc Ma, tàu quân sự Trung quốc nổ súng uy hiếp, nhiều loạt đạn chỉ cách tàu mình vài sải tay”, ông Thạnh nói.
Ngư dân Lý Sơn trình báo về việc tàu cá bị tàu quân sự Trung Quốc đe dọa khi đánh bắt cá tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo ông Thạnh, tại vùng biển quanh đảo Gạc Ma, hàng chục tàu vận tải cùng tàu hút cát trọng tải hàng chục ngàn tấn của Trung Quốc ngày đêm làm việc hết công suất. Nhiều bãi cát được hút lên đổ tràn trên đảo Gạc Ma, trên đảo nhiều phương tiện máy móc có cả cần cẩu, máy ủi đang thi công các công trình quân sự. Phía ngoài biển có 2 tàu hộ vệ tên lửa và tàu hải cảnh án ngữ không cho tàu cá ngư dân Việt Nam tiến gần sát đảo.
Còn ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96169 TS (thôn Đông xã An Hải, Lý Sơn) tố cáo: “Tôi thấy tàu quân sự và tàu hút cát của Trung Quốc liên tục di chuyển trong khu vực giữa các đảo Cô Lin, Chim Én, Gạc Ma… Tò mò muốn biết họ đang làm gì nên tôi cho tàu tiến sát thì phát hiện diện tích đảo Gạc Ma đã được mở rộng, nhiều công trình đã mọc lên trong đó có cả đường băng sân bay đang xây dựng dở trên đảo Gạc Ma.
Phía Đông Nam đảo họ đang tiến hành xây dựng một cầu cảng cập có quy mô lớn với hàng vạn khối tiêu sóng được vận chuyển và thả xuống đây.
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội nghề cá An Hải, ông Nguyễn Quốc Chinh đang tiếp nhận thông tin tố cáo của ngư dân về việc Trung Quốc xây dựng trái phép tại các đảo của Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Quảng Ngãi) cho biết, từ nhiều ngày nay, thông qua hệ thống liên lạc Icom, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa đã báo về việc Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng một số công trình quân sự trên các đảo Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven… thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Không chỉ vậy, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang khai thác hải sản cách các đảo này vài hải lý thường xuyên bị tàu Trung Quốc xua đuổi, đe dọa, thậm chí dùng súng bắn đe dọa, buộc tàu cá của ngư dân phải chuyển ngư trường.
“Điều này cho thấy Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập khu quân sự nhằm khống chế toàn bộ vùng biển Trường Sa của Việt Nam”, ông Chinh nói.
Mịnh Văn
Theo_VTC
Biển Đông: Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí!
Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.
26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công trình giữ đảo.
Lực lượng của Trung Quốc có 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Hải quân Việt Nam gồm 3 tàu vận tải HQ 604, HQ 605 và HQ 505 trang bị súng 12ly7 cùng 70 chiến sỹ công binh của trung đoàn công binh 83 và 4 tổ chiến đấu gồm 22 người của lữ 146.
Với lực lượng trên, Trung Quốc đã nổ súng, phóng tên lửa vào 3 con tàu này của Việt Nam để cướp đảo.
Khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.
Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.
Vấn đề rút ra ở đây là sự độc ác, tàn bạo, dã man của Trung Quốc là bản chất vốn có của lính Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Để cướp đất, cướp đảo, cướp biển của người khác thì chúng có thể làm bất cứ điều gì ngoài quy ước, đạo lý. Đừng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không làm gì vì quy ước, ký kết, thỏa thuận, đạo lý...mà Trung Quốc sẽ làm tất cả khi họ có thể.
CSB và Kiểm ngư Việt Nam cảnh giác cao độ
Cậy đông, cậy mạnh, "lấy thịt đè người" của Trung Quốc lại một lần nữa được bộc lộ rõ nét trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Đồng bào cả nước đang rất chăm chú theo dõi tình hình trên Biển Đông khi một lực lượng tàu bé nhỏ của CSB, KN Việt Nam phải đối đầu với một lực lượng lớn bao gồm cả tàu chiến của Trung Quốc quanh giàn khoan Hải Dương 981.
Trước việc giàn khoan Hải Dương đã lùi ra xa bờ biển Việt Nam, trước việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hiệp quốc, trước việc Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" do Đảng CS Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài viết nhan đề "Trôi dây hoa binh không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông; trước sự việc tình hình Ukraine và Irac căng thẳng, đặc biệt hôm nay đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu Hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu chấp pháp Việt Nam thì khả năng Trung Quốc nổ súng vào tàu CSB hay tàu KN của Việt Nam là rất khó lường.
Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác để đối phó.
Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác để đối phó.
Đây là khả năng dùng "xung đột nhỏ, xung đột hạn chế" để tranh chấp chủ quyền của giới diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Trung Quốc muốn "dùng xung đột hạn chế" để biến sự đã rồi, đồng thời, đe dọa Việt Nam làm cho Việt Nam sợ mà không dám đánh trả để đòi lại những gì chúng đã cướp vì sẽ gây ra "xung đột lớn". Như vậy có nghĩa là Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.
Tuy nhiên, bất kỳ "xung đột quân sự hạn chế" hay xung đột quân sự lớn, mở rộng mà Trung Quốc gây ra để xâm lược biển đảo của Việt Nam là do Trung Quốc toan tính, Việt Nam không cần quan tâm. Chỉ cần biết rằng Việt Nam sẽ đánh lại bằng tất cả sức mạnh, ý chí quyết tâm để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.
Vì vậy, lực lượng CSB và KN Việt Nam phải cảnh giác và trước tiên phải tính đến phương án bảo vệ mình, đáp trả xứng đáng, quyết không để rơi vào tình thế như năm 1988 ở Trường Sa.
Trang bị vũ khí của tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc (CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì "vận động xua đuổi" chuyển sang "vận động tác chiến" để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ dàng khi chúng nổ súng trước.
Khi Trung Quốc rất tàn bạo và độc ác, lại cậy mạnh, nguy hiểm hơn là tự cho rằng mình mạnh thì không có điều gì mà Trung Quốc không làm, không ra tay. Cảnh giác đề phòng và sẵn sàng giáng trả là sự sống còn cho bất cứ lực lượng nào, quốc gia nào quan hệ với Trung Quốc.
Theo Đất Việt
Nóng từ Hoàng Sa: Trung Quốc đang chơi cờ vây trên biển 7h30 sáng ngày 15/6, phóng viên có mặt trên tàu CSB 4032, cùng các tàu kiểm ngư của Việt Nam cơ động tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Phóng viên nước ngoài tác nghiệp...