Ngư dân tố bị tàu lạ phá ngư cụ, vứt lương thực xuống biển
Trong lúc đánh bắt trên vùng biển Việt Nam, tàu cá của ngư dân huyện Núi Thành, Quảng Nam bị tàu lạ tấn công, nhiều người mang súng lên tàu uy hiếp, đánh đập ngư dân và phá ngư cụ, vứt lương thực xuống biển.
Sáng nay (22.3), thuyền trưởng Nguyễn Tấn Sơn (SN 1991, trú thôn Sâm Linh Đông, xã Tam Quang, Núi Thành – chủ tàu Qna-90822) đã điện thoại cầu cứu đến Dân Việt về trường hợp tàu của anh bị tàu lạ tấn công trên biển, phá hư hỏng nhiều ngư cụ.
Ngư dân huyện Núi Thành trình báo bị tàu lạ tấn công. Trong ảnh: Tàu của ngư dân Võ Quang Thái (Núi Thành) trình báo bị tàu lạ tấn công, phá ngư cụ.
Ngư dân Nguyễn Tấn Sơn kể, tàu của anh ra khơi vào ngày 11.3, gồm 5 người với nghề đánh lưới cảng. Khoảng 2h ngày 18.3, khi đang đánh bắt ở tọa độ 16-00′ Bắc, 111-00′ Đông thì bị một tàu sắt (màu trắng) bao vây. Khoảng 15 phút sau, thêm một chiếc ca nô chở 8 người (có 2 người mang súng) cập vào mạn tàu của anh Sơn. Có 6 người nhảy lên tàu còn 2 người ở dưới ca nô.
Sau khi nhảy lên tàu, 4 người chạy lại mũi tàu khống chế 4 ngư dân đang kéo lưới đưa vào trước mũi tàu, 2 người vác súng vào cabin khống chế đánh đập thuyền trưởng Sơn. Sau đó, họ đưa thuyền trưởng Sơn về mũi tàu và bắt 5 ngư dân nằm sấp xuống tàu không được nhìn lên.
Cơ quan chức năng đang kiểm tra hiện trường ngư lưới cụ của ngư dân huyện Núi Thành bị tàu lạ cướp phá.
“Sau khi khống chế chúng tôi, họ dùng dao cắt hết một phần ngư lưới cụ và vứt bình ắc quy xuống biển, rồi họ xuống ca nô rời đi. Trước khi đi, họ ra lệnh cho chúng tôi chạy thẳng về hướng bờ biển Việt Nam”, thuyền trưởng Sơn kể lại.
Video đang HOT
Thuyền trưởng Sơn kể tiếp: “Tưởng họ rút lui, tôi cho anh em kéo hết số lưới còn lại lên tàu để chạy vào bờ, nhưng khoảng 15 phút sau, chiếc ca nô đó tiếp tục quay trở lại. Họ lại nhảy lên tàu lần hai, tiếp tục khống chế chúng tôi. Họ vào cabin tàu vứt hết lương thực, thực phẩm xuống biển. Họ lại yêu cầu chúng tôi phải cho tàu chạy về hướng Việt Nam.
Sợ quá, tôi cùng anh em nổ máy cho tàu di chuyển vào bờ nhưng họ vẫn cố bám theo sau đuôi tàu đến rạng sáng họ mới rời đi. Ngày 21.3, tàu cập cảng, tôi đã trình báo với Đồn Biên phòng Kỳ Hà và chính quyền địa phương xã Tam Quang, Núi Thành. Tổng thiệt hại do tàu lạ tấn công khoảng 60 triệu đồng, chủ yếu là ngư cụ bị hư hỏng nặng”.
Ông Trần Quốc Khánh – Trạm trưởng Trạm kiểm soát Kỳ Hà (Đồn Biên phòng Kỳ Hà) cho biết: “Chủ tàu Nguyễn Tấn Sơn sau khi cho tàu cập cảng đã trình báo với Trạm kiểm soát và Đồn Biên phòng Kỳ Hà về việc tàu của mình bị tàu lạ tấn công, phá ngư cụ. Hiện chúng tôi đã kiểm tra và lập biên bản điều tra làm rõ”.
Theo Danviet
Tàu 67 hư hỏng: "Bộ Công an đã có chuyên án, DN thiện chí sẽ tốt hơn"
Đó là "thông báo" mà ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định gởi đến 2 doanh nghiệp tại cuộc họp giải quyết yêu cầu đền bù, hỗ trợ cho 19 ngư dân có tàu 67 hư hỏng được UBND tỉnh Bình Định tổ chức vào chiều nay (29.12).
Quang cảnh cuộc họp chiều 29.12 tại UBND tỉnh Bình Định. Ảnh: D.T
"Hứa tuyệt vời nhưng thực hiện chậm trễ"
Theo ông Nguyễn Chí Công - Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn (Bình Định), địa phương này có 6 tàu 67 hư hỏng được Công ty TNHH MTV Nam Triệu đưa lên bờ sửa chữa nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao theo đúng lịch hẹn. Trong khi đó, sau nhiều cuộc họp và có sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, UBND huyện Hoài Nhơn đã phối hợp và 2 lần mời Công ty Nam Triệu vào làm việc nhưng họ không chịu vào, không đồng ý hợp tác.
"Doanh nghiệp hứa thì tuyệt vời lắm nhưng thực hiện lại chậm trễ. Ngư dân không hề có ý gây khó khăn hay đòi hỏi quá đáng mà họ chỉ muốn được ra biển, đợi quá lâu rồi. Vì vậy, tôi đề nghị công ty phải xuống trực tiếp gặp từng người dân, nếu cần lãnh đạo huyện sẽ đi cùng để thỏa thuận đền bù, ngày nào sẽ chi trả... chứ giờ cứ ngồi hứa thì biết khi nào mới trả. Họp ở tỉnh thì công ty hứa tuyệt vời nhưng không chịu xuống với dân, sao chịu được", ông Công gay gắt.
Ông Nguyễn Chí Công - Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn: "Hứa tuyệt vời nhưng thực tế chậm trễ". Ảnh: D.T
Ông Trần Văn Hương - Phó chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho rằng nguyên nhân khiến ngư dân bức xúc trong thời gian dài, xuất phát từ việc khắc phục chậm trễ của doanh nghiệp đóng tàu.
"Nếu 2 công ty khắc phục sớm thì có lẽ bà con không bức xúc đến vậy. Còn đằng này, con tàu 19 tỷ đồng vừa mua về, bỗng dưng không hoạt động được rồi kéo dài thời gian khắc phục, nợ nần ai chịu thấu. Địa phương chúng tôi có 7 chiếc hư hỏng nhưng lúc này 6 chiếc vẫn chưa được sửa xong. Công ty thì cứ nói việc khắc phục chậm là do khách quan nhưng theo tôi yếu tố chủ quan, sự chủ động của doanh nghiệp rất yếu, ngư dân nằm chờ vươn khơi nhưng công nhân sửa chữa thì vắng bóng. Bởi vậy, ngư dân đã mất rất nhiều quyền lợi từ việc tàu hư hỏng", ông Hương nói.
Doanh nghiệp nhận khuyết điểm trước dân
Báo cáo tại cuộc họp, thượng tá Bùi Hữu Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu cho hay, trong số 15 con tàu hư hỏng đến thời điểm hiện nay, đã sửa chữa được 11 tàu. Tuy nhiên, ông Hùng cũng xin nhận khuyết điểm trước ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, các ban ngành và trước các ngư dân là khách hàng của công ty mình. Thực tế, công ty đã cam kết ký hợp đồng với 2 cơ sở sửa chữa tàu nhưng tiến độ lại không đạt theo yêu cầu, không đúng thời hạn hứa với ngư dân.
"Công ty đã họp và thống nhất chắc chắn phải có đền bù, hỗ trợ cho ngư dân trên nguyên tắc các thiệt hại của bà con là chính đáng, có tình có lý. Chúng tôi mong bà con chia sẻ vì sự cố đáng tiếc vừa qua, một lần nữa kiểm tra lại thiệt hại, đừng nên căng thẳng quá để chúng tôi đền bù, hỗ trợ hợp lý", ông Hùng nói.
Tàu 67 được đóng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương bị hư hỏng. Ảnh tư liệu
Đối với Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, 5 ngư dân yêu cầu đền bù, hỗ trợ hơn 9 tỷ đồng, ông Nguyễn Xuân Nguyên - Giám đốc công ty này cho rằng, số tiền yêu cầu đền bù là quá lớn và đề nghị được gặp ngư dân để thương thảo và hứa sẽ đền bù những khoản hợp lý.
Điều này khá bất ngờ, bởi cách đây không lâu (ngày 7.12), chính ông Nguyên cũng là người ký văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định, khẳng định yêu cầu đền bù của ngư dân là chưa hợp lý và đã từ chối đền bù. Theo ông Nguyên, việc sửa chữa của công ty đối với các tàu cá hư hỏng thực tế đã thực hiện việc đền bù cho ngư dân?
Ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Ảnh: D.T
Phát biểu kết thúc cuộc họp, ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, suy nghĩ của doanh nghiệp và ngư dân đang gần lại với nhau hơn. Tuy nhiên, ông Châu đề nghị doanh nghiệp phải thiện chí khắc phục hậu quả hơn nữa vì trách nhiệm và uy tín của chính công ty.
"Nếu như để xảy ra khiếu kiện thì mọi chuyện sẽ đổ vỡ ra nhiều lắm. Tôi cũng thông báo luôn, đây là vụ việc mà Bộ Công an đã đưa ra chuyên án rồi, nếu doanh nghiệp thiện chí thì sẽ tốt hơn. Về phía ngư dân, những phần nào thiệt hại do cơ sở đóng tàu gây ra thì mới yêu cầu đền bù, làm sao phải vừa có lý, có tình. Dư luận thời gian qua phản ứng rất gay gắt nên doanh nghiệp cần lấy lại bản lĩnh, ngã ở đâu thì đứng dậy đó. Từ nay đến ngày 15.1.2018, doanh nghiệp phải hoàn thành sửa chữa và đền bù cho ngư dân sớm", ông Châu đề nghị.
Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi 2 doanh nghiệp về yêu cầu đền bù thiệt hại đối với 19 chủ tàu vỏ thép vừa đóng mới đã bị hư hỏng. Theo đó, 14 chủ tàu đóng tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu yêu cầu doanh nghiệp đền bù, hỗ trợ với số tiền hơn 36,5 tỷ đồng, 5 chủ tàu đóng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương yêu cầu hơn 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại cuộc họp chiều 29.12, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhiều ngư dân đã đồng ý cân nhắc xem lại số tiền yêu cầu đền bù đã đưa ra trước đó. Thời gian tới, 2 bên sẽ tiếp tục họp bàn để đi đến thống nhất.
Theo Danviet
Philippines bắn tàu cá Việt Nam, 2 ngư dân Phú Yên thiệt mạng Chiều ngày 24.9.2017, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã cử đại diện đến thăm lãnh sự các ngư dân bị giam giữ, động viên tinh thần các ngư dân và tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan đến vụ việc. Đại diện Đại sứ quán Việt Nam thăm hỏi năm ngư dân. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại...