Ngư dân tố bị kiểm ngư Trung Quốc đập phá tàu, cướp hải sản
Bất ngờ tàu của Kiểm ngư Trung Quốc, với 18-20 người, ập đến. “Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ”…
Ngư dân Mai Khắc Vũ (ngụ xã An Hải, Lý Sơn) bàng hoàng kể lại sự việc bị phía Trung Quốc khống chế, đập phá thiết bị trên tàu.
Ngày 5/1, ông Ngao Văn Hiếu – Phó Đồn biên phòng huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, cho biết vừa tiếp nhận thông tin khai báo từ thuyền trưởng Phạm Quang Thạch (xã An Hải, huyện Lý Sơn) về việc tàu cá bị lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc đập phá và cướp lấy hải sản.
“Hiện chúng tôi đang tiến hành lập biên bản lời khai của thuyền trưởng Thạch và các ngư dân đi cùng để điều tra làm rõ vụ việc” – ông Hiếu nói.
Theo thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh, vào 11 giờ trưa 3.1, khi tàu cá của ông đang bủa lưới cách đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một tàu của lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập đến.
Video đang HOT
“Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, thu giữ số máy móc, dụng cụ, nhiên liệu trên tàu (gồm một Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel)” – ông Thạch kể lại.
Theo lời những ngư dân đi cùng ông Thạch, sau khi hùng hục đập phá, thu giữ máy móc, Kiểm ngư Trung Quốc bắt 5 ngư dân xuống khoang tàu, chọn lựa số cá chất lượng nhất, lấy hơn 5 tấn, chuyển sang tàu của Kiểm ngư Trung Quốc.
Chỉ tay vào số cá giập nát còn lại, ngư dân Mai Khắc Vũ (thôn An Hải, huyện Lý Sơn) bần thần nói: “Nhìn hơn 5 tấn cá ngừ, nục (trị giá 200 triệu đồng) bị cướp trắng trợn, chúng tôi ai nấy đứt ruột nhưng không biết làm sao. Chúng tôi dự định sau 2 ngày nữa sẽ vào bờ bán cá, trang trải trong dịp tết năm nay. Nào ngờ bị họ cướp hết, còn lại một ít cá giập nát, máy móc lại bị đập phá hư hỏng, ai nấy đều rất lo vì không có tiền trả nợ, trang trải trong dịp Tết năm nay”.
Thuyền trưởng Thạnh ước tính thiệt hại đến 300 triệu đồng…
Được biết, tàu của thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh xuất bến vào ngày 10.12.2013, để ra khơi đánh bắt. Trước khi đi, 12 ngư dân trên tàu phải vay của đầu nậu 250 triệu đồng. Sau khi bị cướp, họ chạy về đất liền và đã đến cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) vào tối 4.1.
Theo Xahoi
Tàu kéo chở khách giữa lúc biển động, 12 người suýt bỏ mạng
Bất chấp thời tiết nguy hiểm vì biển động dữ dội, trưa 24.12, tàu đầu kéo BKS QNg 0290 KT của doanh nghiệp Tấn Tài (Thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn) vẫn lén lút chở khách vào đất liền.
Tàu gặp nạn được lai dắt về đảo
Vì sóng to gió lớn cộng với hệ thống bơm nước trên tàu bị hư hỏng nên con tàu này đã gặp nạn tại vị trí cách đảo Lý Sơn khoảng 4 hải lý về phía bắc. Sự cố tàu bị tràn nước khiến 12 hành khách và thủy thủ trên tàu suýt bỏ mạng.
Ông Nguyễn Hồng Danh, chủ tàu cao tốc An Hải 09 cho biết, ngay sau khi nhận được lệnh điều động của các ngành chức năng, ông đã cho tàu cứu hộ ra địa điểm tàu gặp nạn.
Tuy nhiên, vì sóng to gió lớn nên đến 12 giờ tàu của ông mới tiếp cận được tàu gặp nạn. Lúc này, nhiều hành khách đang hốt hoảng vì nước tràn vào tàu.
Đến 13 giờ 30 cùng ngày, tàu cứu nạn mới lai dắt được tàu gặp nạn về đảo an toàn.
12 hành khách trên tàu suýt gặp nguy hiểm tính mạng
Ông Nguyễn Văn Phùng, 35 tuổi, một hành khách là dân địa phương làm ăn xa về thăm quê đi trên con tàu gặp nạn hốt hoảng cho biết, nếu hôm nay tàu cứu nạn không ra ứng cứu kịp thời thì không hình dung được chuyện tồi tệ gì sẽ xảy ra.
"Nước tràn vào ngập gần hết cả buồng máy, hành khách chúng tôi thì tột cùng hoảng loạn", ông Phùng nói.
Đại úy Lê Văn Sự, Phó trưởng trạm Trạm biên phòng xã An Hải cho biết: "Tuy đã có lệnh cấm nhưng tàu của doanh nghiệp Tấn Tài vẫn chở khách vào đất liền. Chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý và không để tái diễn tình trạng trên".
Được biết, trong số 12 hành khách đi trên tàu có nhiều người là người dân từ đất liền ra đảo và bị kẹt lại trên đảo do thời tiết xấu, trong đó có 4 phụ nữ và 1 thai phụ chuẩn bị vào đất liền sinh con.
Theo TNO
Một ngư dân treo cổ tự vẫn do mâu thuẫn với chủ tàu Do mâu thuẫn trong việc ăn chia tiền bạc không sòng phẳng với chủ tàu, một ngư dân đã treo cổ tự vẫn ngay trong ngôi nhà của mình. Theo thông tin từ ông Mai Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, do mâu thuẫn trong việc ăn chia tiền dầu hỗ trợ nên giữa ngư...