Ngư dân thu tiền “tươi” ngay tại bãi biển nhờ trúng đậm tép moi
Những ngày đầu tháng 8, ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) liên tục trúng đậm ruốc biển (tép moi). Vừa đúng dịp thời tiết thuận lợi cho việc chế biến nên các tàu ruốc chưa neo vào bờ thì các chủ thu mua đã chèo thuyền thúng ra tận nơi để xúc ruốc…
Những mẻ ruốc tươi, trong vắt được tiểu thương đón đợi để mang đi bán ở các chợ hoặc đem về phơi sấy, muối mắm tôm…
Ngư dân Thạch Kim chủ yếu dùng tàu có công suất nhỏ từ 18 – 45CV để đánh bắt ruốc. Mỗi chuyến, nếu gặp luồng và nhanh tay kéo, mỗi tàu có thể đánh bắt được từ 80 kg – 100kg ruốc, thậm chí có tàu còn bắt được tới gần 200kg.
Ngay từ lúc tàu chưa cập bến, trên bờ, các tiểu thương đã đợi sẵn. Họ thường sử dụng thuyền thúng chở sẵn rổ tre hoặc sọt nhựa để xúc ruốc, chèo ra săn hàng ngay trên tàu đánh bắt của ngư dân.
Và khi các thuyền thúng bơi vào, nhiều người đã đợi sẵn để di chuyển ruốc vào bờ…
Những thuyền thúng chở ruốc từ tàu vào bờ sẽ được gấp rút đưa lên bờ để cân, nhằm đảm bảo độ tươi ngon cho con ruốc.
Video đang HOT
Những rọ nhựa chứa đầy ruốc được di chuyển liên tục lên chỗ thu mua để cân…
Không khí tại điểm thu mua hết sức nhộn nhịp. Giá ruốc tại bờ ở thời điểm hiện tại khá thấp, với 15.000 đồng/kg. Nếu nhập cho thương lái thì nguồn thu không cao lắm, đổi lại ngư dân sẽ có tiền tươi còn nếu đem về phơi khô hoặc chế biến thành mắm tôm thì thu nhập sẽ cao hơn chừng 1,5 lần nhưng vốn lại bị ngâm khá lâu.
Nhiều ngư dân lựa chọn bán ruốc tươi cho tiểu thương và lại hối hả đi chuyến khác…
…và cũng có những tiểu thương nhỏ, mua vài sọt, mang ra chợ bán. Ruốc tươi được người dân Hà Tĩnh ưa chuộng bởi có thể chế biến được rất nhiều món như: Nấu canh chua, súp ăn kèm rau sống, ruốc xào xúc bánh đa, ruốc tươi rang mặn ngọt… nên rất dễ bán.
Khi những mẻ ruốc cuối cùng theo xe thương lái đi về các ngả…
Khi những mẻ ruốc cuối cùng theo xe thương lái đi về các ngả…
…thì một bộ phận nhân viên của các chủ hàng sẽ thau rửa thuyền thúng, chờ đợi chuyến tàu khác trở ruốc về.
Theo Anh Hoài – Khánh Thành (Báo Hà Tĩnh)
Tránh nắng như thiêu đốt, nông dân ra đồng lúc nửa đêm
Thay vì làm việc vào ban ngày thì gần 1 tuần nay, nhiều người nông dân tại Hà Tĩnh lại tiến hành sản xuất vào ban đêm để tránh cái nắng cháy da cháy thịt.
Vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên người dân tiến hành sản xuất vào ban đêm
Gần 1 tuần nay, Hà Tĩnh không có mưa và nền nhiệt độ vào ban ngày luôn trên 40 độ C. Đây được xem là một trong những đợt nắng nóng nhất từ nhiều năm nay.
Để tránh cái nắng cháy da, cháy thịt, nhiều người nông dân ở Hà Tĩnh đã thay đổi phương án sản xuất theo kiểu "ngủ ngày cày đêm".
Cứ khoảng 19h tối khi mặt trời lặn thì cũng là lúc những người nông dân ra đồng cấy lúa.
Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) chia sẻ, việc chuyển sang sản xuất về đêm cũng nhiều khó khăn nhưng lại tránh được nắng nóng.
Việc sản xuất vào ban đêm không làm xáo trộn cuộc sống của người dân
"Năm nay có thể nói là nắng nóng nhất từ nhiều năm trở lại đây. Buổi ngày đa phần người dân chúng tôi ở trong nhà. Để vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên chúng tôi tiến hành sản xuất vào ban đêm. Một là dậy từ 4h sáng ra đồng làm việc đến 7h sáng thì về. Buổi tối thì ra đồng từ 19h đến 23h đêm", chị Hoa nói.
Việc thay đổi thời gian lao động không những không ảnh hưởng đến mùa màng mà tạo thêm một không khí khá vui vẻ, thú vị.
"Về ban đêm nhiệt độ rất mát mẻ. Ngoài đồng có đông người cùng sản xuất nên khá thú vị", anh Trần Bá Huân (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) vui vẻ nói.
Ngoài giàn tưới tự động, những ngày vừa qua người trồng cây ăn trái, cây trên cạn ở Hà Tĩnh phải lắp thêm máy bơm để tăng cường tưới, bổ sung nước cho cây trồng
Cũng giống như ở miền xuôi, thì gần 1 tuần nay ở các vùng miền núi như huyện Hương Khê, Vũ Quang ...những người nông dân cũng đang phải gồng mình giải cứu cây trồng trước đợt nắng nóng này.
Nhiều diện tích cây trồng của người dân như chè, cam, bưởi... đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Hữu Thắng ở xã Hương Trà (huyện Hương Khê) lo lắng: "Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa thì nhiều cây trồng nhất là cây chè sẽ có nguy cơ bị chết".
"Ngoài hệ thống giàn tưới tự động, chúng tôi còn phải trang bị thêm máy bơm công suất lớn để chống hạn cho cây chè", anh Thắng cho biết thêm.
Ngày 5/7, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) cho biết đợt nắng nóng mấy ngày vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa chủ yếu ở các huyện Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Lộc Hà... bị thiếu nước cục bộ. Nhiều diện tích cây trồng, cây ăn trái ở các huyện Vũ Quang, Hương Khê... cũng bắt đầu bị héo.
"Trong thời điểm này người dân cần phải tận dụng các nguồn nước để bổ sung kịp thời cho các diện tích lúa. Còn đối với cây ăn trái và cây trồng cạn thì phải vun gốc và cũng phải tiến hành tưới để bổ sung nước", ông Hà nói.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Kỳ thú săn cá lòi lòi mắt lồi độc nhất vô nhị ở cực Nam của Tổ quốc Để thu hút khách đến tham quan du lịch, nhiều điểm du lịch sinh thái trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã đầu tư cơ sở hạ tầng để làm điểm dừng chân cho du khách. Điều kỳ thú là những điểm du lịch ở đây còn tổ chức hoạt động trải nghiệm để du khách cùng tham...