Ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại thủy lôi trôi nổi trên Biển Đen
Nhiều ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ đang lo ngại việc ra khơi bởi những quả thủy lôi trôi nổi trên Biển Đen.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng 3 quả thủy lôi phát hiện trôi nổi tại Biển Đen xuất phát từ bờ biển Ukraine. Ảnh: AFP
Ngư dân Sahin Afsut gần đây lo sợ khi ra khơi sẽ va trúng phải một quả thủy lôi trôi nổi trên Biển Đen.
Giống như nhiều ngư dân khác tại làng biển Rumelifeneri ở Bosphorus, miền Bắc Istanbul, anh Afsut vẫn bám trụ tại cảng biển kể từ khi phát hiện thủy lôi trôi nổi tại Biển Đen vào tháng 3.
5 ngày trước khi quả quả thủy lôi đầu tiên được phát hiện vào ngày 26/3, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo về nguy cơ thủy lôi trôi từ khu vực biển của Ukraine. Ngư dân 55 tuổi Ahmet Tarlaci cho biết: “Thủy lôi đến quá nhanh chóng, ngay cả lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất ngờ”.
Khi đó quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngừng lưu thông trên eo biển Bosphorus để phá nổ một quả thủy lôi. Tàu Hải quân cùng máy bay quân sự và trực thăng đã được triển khai tại khu vực để phục vụ hoạt động này.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar thông báo trên truyền hình: “Chúng tôi đã vô hiệu hóa quả thủy lôi đời cũ này và lực lượng Hải quân tiếp tục công việc”. Ông Akar cho hay lưu thông trên eo biển Bosphorus đã được mở lại với sự hợp tác của Hải quân và lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ.
Lo ngại gia tăng sau khi quả thủy lôi thứ hai được phát hiện vào ngày 28/3, được cho bắt nguồn từ Ukraine, nơi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt từ 24/2. Quả thủy lôi trôi nổi thứ ba được phát hiện ngày 6/4 tại Biển Đen ở ngoài khơi thị trấn Kefken, Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ quan ngại có thể xảy ra tai nạn và cho rằng những quả thủy lôi này trôi từ Ukraine sau cơn bão.
Bộ Quốc phòng Nga trong tuần trước thông báo Ukraine đã thả 420 quả thủy lôi để bảo vệ bờ biển nhưng trong đó 370 quả đã trôi ra Biển Đen. Phía Ukraine bác bỏ cáo buộc của Nga và cho rằng chính Hải quân Nga đã khiến những quả thủy lôi trôi nổi để làm mất uy tín của Kiev.
Riêng năm 2021 đã có 38.500 tàu thuyền lưu thông qua eo biển Bosphorus. Ảnh: AFP
Tại cảng Rumelifeneri ngày 1/4, có khoảng 100 tàu đánh cá từ lớn đến nhỏ thả neo chờ đợi. Ngư dân Sefki Deniz (42 tuổi) nói: “90% ngư dân tôi quen biết đã ngừng ra khơi”.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng cấm đáng bắt cá vào buổi đêm. Ngoài ra, với giá nhiên liệu tăng vọt trong thời gian qua, nhiều ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ quyết định kết thúc mùa đánh bắt sớm hơn 3 tuần so với thường lệ. Ngư dân Sefki Deniz bộc bạch: “Chúng tôi đã chịu thiệt hại về tài chính, không nên có thiệt hại về con người nữa”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 1/4 nêu rõ: “Cho đến thời điểm này, các quả thủy lôi chưa phải là vấn đề, nhưng chúng tôi sẽ không chủ quan”.
Ngư dân địa phương vẫn quan ngại. Ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ quan ngại rằng thủy lôi có thể “lạc” vào eo biển Bosphorus nơi có đến 38.500 tàu thuyền lưu thông trong năm 2021. Eo biển Bosphorus chỉ rộng hơn 700m.
Thuyền trưởng Saban Ucar (32 tuổi) cho biết những tàu cá 30-40m có “radar, cảm biến…” nhưng những tàu nhỏ 9-10 m chỉ có ống nhòm. Ucar còn nhắc đến hai vụ tai nạn xảy ra tại khu vực trước khi anh được sinh ra. Một quả thủy lôi từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai đã phát nổ tại cảng Rumelifeneri năm 1983 khiến 5 người dân làng thiệt mạng. Đến năm 1989, có 4 người trên một thuyền đánh cá đã tử vong khi quả thủy lôi tương tự vướng vào lưới.
Thổ Nhĩ Kỳ chặn eo biển để xử lý thủy lôi trôi nổi từ Biển Đen
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngừng lưu thông trên eo biển Bosphorus để phá nổ một quả thủy lôi trôi vào từ Biển Đen.
Trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ và tàu tuần duyên tại khu vực thuộc eo biển Bosphorus ngày 26/3. Ảnh: Reuters
Kênh Al Jazeera cho biết trước đó vài ngày, Nga đã cảnh báo về khả năng nhiều thủy lôi trôi từ các cảng của Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 26/3 cho biết ngư dân đã phát hiện một vật thể tại eo biển Bosphorus và nó là thủy lôi đời cũ. Bộ trưởng Hulusi Akar cho biết ông đã liên lạc với giới chức Nga và Ukraine về vấn đề này. Thổ Nhĩ Kỳ cùng Nga và Ukraine đều tiếp giáp với Biển Đen.
Tàu Hải quân cùng máy bay quân sự và trực thăng đã được triển khai tại khu vực để phục vụ công tác phá nổ quả thủy lôi. Bộ trưởng Akar thông báo trên truyền hình: "Chúng tôi đã vô hiệu hóa quả thủy lôi đời cũ này và lực lượng Hải quân tiếp tục công việc".
Ông Akar bổ sung rằng lưu thông trên eo biển Bosphorus đã được mở lại với sự hợp tác của Hải quân và lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 26/3, lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận lưu thông hai chiều tại eo biển Bosphorus đã tạm ngừng sau khi quả thủy lôi được phát hiện. Lực lượng tuần duyên cảnh báo các tàu thuyền tránh xa những vật thể tròn nhấp nhô theo sóng biển.
Biển Đen là tuyến đường biển chính trong vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ và ngũ cốc. Biển Đen nối với Biển Marmara và Địa Trung Hải qua eo biển Bosphorus.
Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào thế khó khi Ukraine yêu cầu cấm tàu Nga vào Biển Đen Ukraine đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cấm tàu Nga vào hai eo biển trên tuyến hàng hải nối Biển Đen với Địa Trung Hải, sau khi Moskva tiến hành nhiều vụ tấn công vào các thành phố của nước này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (trái) gặp Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy tại Kiev, Ukraine ngày 3/2. Ảnh: Reuters Theo...