Ngư dân Thái giết chết 2 lính hải quân Indonesia
Hôm nay 27.3, cảnh sát Thái Lan ở tỉnh Songkhla đã bắt 3 ngư dân được cho là giết chết 2 lính hải quân Indonesia.
Thuyền cá của ngư dân Thái Lan – Ảnh: Minh Quang
Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng 3, một số thuyền đánh cá của ngư dân Thái Lan vào khu vực vùng biển của Indonesia bị hải quân nước này ngăn chặn.
Một số nguồn tin được cảnh sát ghi nhận cho biết nhóm ngư dân Thái đã tấn công lại các lính hải quân Indonesia khi làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển lãnh thổ.
Sau khi giết chết 2 lính hải quân Indonesia, nhóm ngư dân Thái bỏ chạy về vùng biển của Thái Lan và trốn chạy ở tỉnh miền Nam.
Theo một số nguồn tin khác chưa được giới chức liên quan xác nhận, nhóm lính hải quân Indonesia làm tiền ngư dân Thái Lan, khiến nhóm này bức xúc và ra tay sát hại họ.
Indonesia vừa qua đã đóng cửa vùng biển của mình, nơi ngư dân Thái thường kéo đến để đánh bắt.
Video đang HOT
Ngư dân Thái phải trả một số tiền để được yên ổn khi hoạt động trên vùng biển của Indonesia.
Nhóm giết lính hải quân Indonesia được cảnh sát cho biết là có hơn 10 người, nhưng chỉ bắt được 3 người.
Jakarta yêu cầu Bangkok nhanh chóng điều tra làm rõ vụ án giết chết 2 lính hải quân Indonesia và đưa ra xét xử những thủ phạm.
Cảnh sát Thái Lan tiếp tục truy tìm những nghi phạm còn lại.
Theo TNO
Tòa Thái Lan: Bầu cử quốc hội đã vi hiến
Trưa nay 21.3, Tòa Hiến pháp Thái Lan tuyên bố cuộc bầu cử hôm 2.2 vừa qua ở nước này là vi hiến và không công nhận kết quả bầu cử Hạ viện.
Bầu cử ngày 2.2 ở Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Thanh tra Quốc gia Thái Lan đã yêu cầu Tòa Hiến pháp Thái Lan xem xét tính hợp hiến của cuộc bầu cử khi không được tổ chức trong cùng một ngày và nhiều khu vực không thể tổ chức bỏ phiếu.
Tòa Hiến pháp đồng quan điểm với Thanh tra Quốc gia rằng cuộc bầu cử đã không được tổ chức trong cùng một ngày như luật định, vì vậy tòa không công nhận cuộc bầu cử cũng như kết quả bầu cử.
Theo Hiến pháp Thái Lan, chính phủ có trách nhiệm công bố ngày bầu cử mới nhưng không quá thời hạn 60 ngày.
Phát biểu trước khi tòa tuyên án, ông Chalerm Yubumrung, người đứng đầu Trung tâm điều hành trật tự và hòa bình thuộc chính phủ Thái Lan, cho biết ông không hề thất vọng nếu tòa không công nhận cuộc bầu cử vừa qua. Ngược lại ông Chalerm Yubumrung còn cầu mong tòa tuyên cuộc bầu cửa vừa qua là vi hiến.
"Điều đó cũng tốt vì chúng tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu và hy vọng đảng Dân chủ sẽ tham gia. Chúng tôi tin sẽ lại chiến thắng", ông Chalerm Yubumrung nói.
Buổi tuyên án được tổ chức trong tình trạng an ninh được thắt chặt. Đêm qua 20.3, một vụ nổ đã xảy ra ở nhà một thẩm phán, thành viên trong hội đồng xét xử của Tòa hiến pháp.
Cuộc bầu cử hôm 2.2, tốn kém khoảng 3 tỉ bahts (2.100 tỉ đồng), bị xem là thất bại vì có chưa đến 50% người dân đi bầu.
Nguyên nhân là do phe biểu tình ngăn không cho người dân đi bầu, cũng như ngăn cản giới chức tổ chức bầu cử ở nhiều địa phương.
Hôm 2.3 Thái Lan tổ chức bầu cử bổ sung cho những khu vực chưa tổ chức được. Tuy nhiên, theo số liệu của Ủy ban bầu cử, trong đợt này chỉ có 10% người dân đến các phòng phiếu.
Nhiều cử tri bất mãn, không tin tưởng vào kết quả bầu cử nên từ chối đến phòng phiếu để thực hiện quyền công dân của mình.
28 khu vực ở miền Nam Thái Lan đang là vấn đề đau đầu của giới chức Thái Lan, vì khu vực này chưa tổ chức được cho các đảng đăng ký tranh cử, nói gì đến chuyện tiến hành tổ chức bỏ phiếu cho cử tri.
Cả Ủy ban bầu cử và chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đều bất đồng quan điểm về thời điểm tổ chức bầu cử bổ sung cho khu vực miền Nam. Cho đến nay Thái Lan chưa ấn định được ngày bầu cử bổ sung.
Kết quả bầu cử chưa được công bố dù đã hơn 1 tháng cuộc bầu cử kết thúc. Tuy nhiên, đảng cầm quyền Puea Thai tự tuyên bố dành được 80% ghế, ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu hôm 2.2. Cuộc bầu cử này có hơn 40 đảng tham gia tranh cử, ngoài trừ đảng Dân chủ tẩy chay để phản đối chính phủ cầm quyền.
Đảng Dân chủ, đảng lớn thứ 2 ở Thái Lan sau Puea Thai, yêu cầu Tòa Hiến pháp tuyên hủy bỏ kết quả bầu cử hôm 2.2, nhưng đã bị tòa từ chối.
Tuy nhiên, sau đó tòa này lại xem xét yêu cầu của Thanh tra Quốc gia Thái Lan, cơ quan độc lập được thành lập theo Hiến pháp Thái Lan.
Theo TNO
Lạm quyền, chủ tịch thượng viện Thái Lan bị buộc thôi chức Chủ tịch thượng viện Thái Lan bị buộc phải thôi giữ chức vụ đương nhiệm từ chiều nay 20.3. Quốc hội Thái Lan - Ảnh: Minh Quang Đó là phán quyết của Ủy ban Chống tham nhũng Thái Lan (NACC) sau khi xem xét vụ khởi tố của các thượng nghi sĩ nước này đối với ông chủ tịch thượng viện Nikom Wairatpanich....