Ngư dân Quảng Ngãi chuộng máy thu phát ICom hơn thiết bị công nghệ vệ tinh Movimar
Được xem là thiết bị tối ưu, h ệ thống quan sát tàu cá, bằng công nghệ vệ tinh Movimar được xem là thiết bị liên lạc hiện đại nhất , nhằm hỗ trợ tàu cá khi hành nghề trên biển. Tuy nhiên, sau một thời gian đ ưa vào sử dụng, nhiều ngư dân Quảng Ngãi nói chúng và huyện đảo Lý Sơn nói riêng không mấy mặn mà với thiết bị này, bởi theo ngư dân hệ thống này “không phát huy hiệu quả” khi hoạt động trên các vùng biển xa..
Từ năm 2011 đến nay, hệ thống quan sát tàu cá bằng công nghệ vệ tinh Movimar do Chính phủ Pháp tài trợ được triển khai ở Việt Nam, với kinh phí hàng chục triệu Euro, đây được xem là thiết bị tối ưu trong việc quản lý, giám sát hoạt động của tàu cá khi hành nghề trên biển.
Với chức năng định vị, nhận tín hiệu GPS nên khi trang bị lắp đặt, mỗi tàu cá phải gắn 1 ăng ten thu phát tín hiệu và 1 mã số nhất định, thông qua, hệ thống giám sát của trạm trên bờ sẽ thu được hình ảnh hiển thị của tàu cá đang di chuyển hoặc hoạt động trên các vùng biển xa.
Là thiết bị hiện đại, nên hệ thống này là sợi dây kết nối giữa đất liền với biển khơi, nhờ thiết bị này, bà con ngư dân có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày trên biển.
Đồng thời, thiết bị này còn xác định chính xác ngư trường có nhiều thủy hải sản, tin dự báo thời tiết biển, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, hướng dẫn tránh trú bão. Nhờ đó có thể định hướng cho tàu thuyền trở về bờ hoặc vào nơi tránh bão an toàn gần nhất.
Ngoài ra hệ thống này cho phép phát hiện tràn dầu, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ vùng lãnh hải biển đảo. Bởi vậy, thiết bị này hứa hẹn sẽ mang đến sự an toàn và hiệu quả cao cho hoạt động khai thác hải sản của ngư dân; đồng thời, giúp các cơ quan quản lý nghề cá cũng như cơ quan phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn có những giải pháp xử lý nhanh, chính xác các tai nạn, sự cố kỹ thuật đối với các tàu cá hoạt động trên các vùng biển.
Thống kê cho thấy, hiện Quảng Ngãi đã lắp đặt được 250/305 thiết bị trên tàu cá chuyên đánh bắt ở các vùng biển xa. Tuy nhiên, sau thời gian lắp đặt, sử dụng, không ít ngư dân cho rằng thiết bị này không phát huy hiệu quả, bởi nhiều rắc rối trong việc sử dụng.
Video đang HOT
Ông Trường Đình Nhân chủ tàu cá QNg 96049 TS ở Thôn Đông xã An Hải ( Lý Sơn) than phiền: Mỗi lần mở máy, muốn thông tin cũng chẳng được, âm thanh thì nhỏ và rè nên dù được gắn trên tàu nhưng mình không sử dụng.
Theo Ông Nhân, hiện thiết bị liên lạc tầm xa Icom phủ sóng vài trăm hải lý, còn vệ tinh chỉ thông tin trong bán kính 60 hải lý nên rất khó theo dõi thời tiết.
Còn ngư dân Nguyễn Văn Trung ở An Vĩnh Lý Sơn thì cho hay, tàu tôi được gắn hệ thống này từ cuối năm 2012, nhưng so với máy Icom còn kém xa cả về thông tin lẫn độ chính xác, mà lại hao tốn điện.”Chúng tôi làm ăn trên biển, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhận được thông tin vừa chậm vừa không chính xác thì thật nguy hiểm”, ông Trung búc xúc.
Theo nhiều chủ tàu cá ở Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn đang tham gia khai thác hải sản tại các ngư trường xa bờ cho biết, phần lớn họ hành nghề tại 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa nên được gắn thiết bị Movimar, nhưng sau thời gian sử dụng thiết bị này không phát huy hiệu quả, nên họ phải tháo gỡ và sử dụng các thiết bị may thu phat tâm xa ICom, máy định vị. Nhiều tàu ra khơi còn sắm trên tàu từ 3 – 4 máy Icom đề phòng khi máy trục trặc.
Trên mỗi tàu cá vươn khơi ở vùng biển xa đều được gắn thiết bị vệ tinh Movimar nhưng máy này không phát huy hiệu quả.
Ông Lê Văn Sơn; Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho hay, đây là dự án của Bộ NN&PTNT và đơn vị thi công là Đài Duyên hải Đà Nẵng nên mọi thông tin về hệ thống này, Chi cục không nắm rõ.
“Có thể ngư dân chưa quen sử dụng máy mới nên hiệu quả thấp. Mặc khác, cũng không loại trừ trường hợp ngư dân không thích thiết bị này vì hệ thống dự báo ngư trường tàu, thuyền đang hoạt động có nhiều thủy hải sản nên nhiều ngư dân không muốn cho các tàu, thuyền khác biết vị trí tàu mình đang hoạt động, phải chăng nên hướng dẫn ngư dân cách sử dụng hệ thống thiết bị tiên tiến này”. Ông Lê Văn Sơn; Chi cục trưởng Chi cục BVNLTS Quảng Ngãi nói.
Theo Laodong
Lý Sơn: Đổ xô khai thác hoa đá đen bán tiền triệu
Chỉ cần bỏ ra từ 200 ngàn đến dưới 1 triệu đồng là có thể sở hữu một cây hoa đá đen (hay còn gọi là san hô đen) có chiều cao thân từ 30-50cm được khai thác từ biển lên, thêm vài trăm ngàn tiền công thuê thợ "chế tác", những cây hoa đá đen này sẽ trở thành những chậu cảnh có giá trị gấp nhiều lần giá trị ban đầu, nên thu hút khá đông ngư dân lén lút tham gia khai thác loại hoa đá đen này.
Những chậu hoa đá đen này khi chế tác xong có giá đến vài triệu đồng.
Những ngày này, trên những chuyến tàu vươn khơi xa bờ của ngư dân Lý Sơn liên tục hối hả cập đảo, ngoài tôm cá đầy khoang thì không thể thiếu những cây hoa đá đen, một loại hoa đá (san hô) được cho là hiếm và quý ở vùng biển gần bờ.
Ngư dân Phùng Thoại - chủ tàu cá QNg 96020 TS, ở thôn Tây xã An Hải, hiện đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Trường Sa - cho biết: "Hiện nay, ngoài việc khai thác cá thì phần đông tàu cá của ngư dân kiêm luôn việc khai thác hoa đá đen, bởi giá trị của cây hoa đá đen không gì sánh bằng".
Cũng theo ngư dân Thoại, hoa đá đen được phân làm 2 loại, sinh sống nhiều ở những vùng biển sâu như ngư trường giáp Malaysia, Indonesia... Tại ngư trường trong nước, thứ hoa đá này chỉ còn sống rải rác ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Để lặn được một cây hoa đá đen có giá tiền triệu trở lên, ngư dân phải lặn dưới nước ở độ sâu 60-70 mét. " Hoa đá đen cũng có nhiều loại, giá trị của mỗi loại khác nhau. Ví như hoa đá đen vừa khai thác lên có màu đen bóng, thân dẻo to bằng cổ tay trẻ em được bán theo cân, mỗi cân có giá trên dưới 2 triệu đồng.
Loại này chủ yếu tư thương Trung Quốc thu mua, còn loại hoa đá đen màu nâu thì rẻ hơn nhiều, nên được ngư dân khai thác đem về bán cho những người làm chậu cảnh, hoặc làm nhẫn đeo tay theo giá thỏa thuận, nhưng cũng không dưới 1 triệu đồng/kg. Mỗi chuyến biển, một ngư dân chỉ cần bẻ được vài cây hoa đá đen là có chục triệu, thu nhập cao hơn làm cá và lặn hải sâm" - ngư dân Thoại tâm sự.
Hiện nay, phần lớn tàu cá công suất lớn của ngư dân Lý Sơn đều tham gia khai thác hải sản tại 2 ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, 2 ngư trường này ngoài dồi dào nguồn tôm cá còn là vùng biển có nhiều loại hoa đá quý hiếm sinh sống, nhưng nay đang có nguy cơ "cạn kiệt" bởi bị khai thác lén lút bừa bãi.
Ông Dương Minh Thạnh (60 tuổi, ở thôn Tây xã An Hải) - một thợ lặn lão luyện - cho biết, vài chục năm trước tại ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa, lặn xuống biển đâu đâu cũng thấy cây hoa đá đen sinh sống, chẳng ai khai thác làm gì. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi tư thương Trung Quốc đổ xô thu mua, rồi rộ lên phong trào sử dụng cây hoa đá đen để chế tác thành những chậu cảnh, làm đồ trang sức thì bất kể loại nào dù đen hay nâu, cây lớn cây bé đều bị khai thác một cách tận diệt.
"Ngư dân họ nghĩ đơn giản trước mắt, của cải dưới biển sâu, miễn là dễ làm, có thu nhập cao thì dù có bẻ hết rạn san hô đem bán thì họ cũng làm" - ông Thạnh bức xúc.
Theo tìm hiểu, hiện trên đảo Lý Sơn có hàng chục thợ "chế tác" cây hoa đá đen thành những chậu cảnh bắt mắt với nhiều kiểu dáng chơi trong nhà, mỗi chậu cảnh này có giá từ bạc triệu đến vài chục triệu đồng. Người chơi loại này chủ yếu là khách du lịch ra thăm đảo, họ cho rằng có được chậu cảnh hoa đá đen để trong nhà thì trừ được tà ma yêu quái, đồng thời chậu hoa đá đen được xem là "hàng độc" không đụng hàng và chỉ những người sành điệu mới có khả năng chơi.
"Điểm B và C, điều 8, chương II Nghị đinh 31/2010/NĐ-CP ngày 29.3.2010 của Chính phủ quy định cấm khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô, các thảm thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép san hô đều phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Do đó, trước tình hình ngư dân lén lút khai thác loại hoa đá đen (san hô) để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, địa phương đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của việc khai thác này; nếu phát hiện trường hợp vi phạm, địa phương sẽ có biện pháp xử lý theo luật định" - ông Ngô Văn Hưng, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi - nói.
Theo Laodong
Quảng Ngãi: Hỗ trợ trên 135 tỉ đồng cho ngư dân hoạt động trên các vùng biển xa Chiều 7.10, ông Lê Văn Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi - cho biết: Thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chi cục đã tiếp nhận trên 300 đơn đăng ký đánh bắt trên các vùng biển xa cùng hơn 1.200 hồ sơ đề nghị được hỗ trợ từ các chủ...