Ngư dân Phước Hải ngóng ngày mở biển
Ngư dân làng chài Phước Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu ngóng được ra biển trở lại khi tỉnh này đang lên kế hoạch khôi phục sản xuất cho “vùng xanh”, trong đó có đánh bắt cá. Còn ngư dân ở “vùng đỏ” vẫn chưa được ra khơi.
Thuyền thúng, đò nan ở Phước Hải đã nằm bờ “ giãn cách” từ hơn 2 tháng nay – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Đất Đỏ là một trong bốn huyện “vùng xanh” của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, áp dụng giãn cách theo chỉ thị 15, từ ngày 9-9. Nhưng đến nay ngư dân của huyện này vẫn chưa được ra biển đánh bắt hải sản.
Lý do là bởi, dù thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 nhưng lộ trình nới lỏng dần dần và từng phần, trong đó ngành nghề đánh bắt hải sản chưa được phép hoạt động trở lại.
Làng chài Phước Hải là một trong những khu vực đánh bắt hải sản nổi tiếng thuộc huyện Đất Đỏ, từ bao đời nay. Ngư dân ở đây đi biển ven bờ bằng những chiếc thuyền thúng, đò nan nhỏ.
Họ đi – về trong ngày. Không khí ở làng chài Phước Hải những ngày này vẫn im ắng, tĩnh lặng. Thuyền thúng, đò nan nhỏ nằm san sát nhau trên bãi cát, lề đường ven biển. Dưới bãi biển, thi thoảng có vài ngư dân sửa máy, vá lưới chờ ngày được ra khơi.
Một phản phơi cá bé nhỏ, hiếm hoi ở làng chài Phước Hải trong những ngày giãn cách – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Chị Nguyễn Thị Thanh Liêm – một chủ đò ở Phước Hải – cho biết, mình và tất thảy bà con ngư dân Phước Hải rất mong ngóng ngày được đi biển vì ở nhà hai tháng nay.
Video đang HOT
“Mong muốn mấy anh làm sao giải quyết cho bà con được đi biển, chứ ở nhà hai tháng nay rồi, lấy tiền đâu mà trang trải. Có làm mới có ăn chứ”.
Từ ngày 9-9, Đất Đỏ cùng với các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và trước đó là Côn Đảo là 4 huyện thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15. Việc thực hiện chỉ thị này không phải ngay lập tức mà phải có lộ trình nới lỏng từng phần.
Những phương án “nới lỏng” tại các huyện này đều phải trình lên tỉnh để được xem xét và phê duyệt. Tuy đã áp dụng chỉ thị 15 nhưng những ngành nghề sản xuất tập trung đông người vẫn chưa được hoạt động tại các huyện nói trên, trong đó có nghề đánh bắt hải sản.
Ngư dân Phước Hải đang sửa máy, vá lưới chờ ngày được ra khơi – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Ngày 17-9, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu ngành chức năng khẩn trương xây dựng phương án, kịch bản cụ thể để quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc ra biển, thu mua hải sản, để từ đó có cơ sở giải quyết cho ngư dân huyện Đất Đỏ ra biển, đánh bắt hải sản.
Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu phải hoàn thành phương án trước ngày 19-9. Ngày 18-9, một lãnh đạo UBND huyện Đất Đỏ cho biết sẽ họp nghe ý kiến của bà con ngư dân và ngay sau đó sẽ có phương án trình lên cấp trên để mở biển cho bà con Phước Hải.
Thuyền thúng và ngư cụ của ngư dân Phước Hải cất giữ ở lề đường ven biển Phước Hải – Ảnh: ĐÔNG HÀ
Làng chài thị trấn Phước Hải có khoảng 1.000 phương tiện thuyền thúng, đò nan đánh bắt hải sản gần bờ. Ngoài chủ thuyền, chủ đò sinh sống nhờ vào đánh bắt hải sản theo kiểu “bán ngày nào, ăn ngày đó”, còn có gần 350 “bạn đò” bám theo.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đợt thứ 4, huyện Đất Đỏ ghi nhận 75 ca F0 và từ ngày 22-8 đến nay, huyện này không phát sinh ca F0 nào.
Ngư dân “vùng đỏ” chưa được ra khơi
Tại cuộc họp chiều tối 17-9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất, đối với ngư dân các địa phương chưa kiểm soát dịch bệnh – tức “vùng đỏ”, là TP Vũng Tàu và huyện Long Điền – thì chưa được ra khơi, xuất bến.
Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu chính quyền, ngành chức năng phải chủ động gặp gỡ thông tin, tuyên truyền để ngư dân “vùng đỏ” biết về chủ trương này.
Ngư dân Mũi Né trúng bạch tuộc
Ngư dân phường Mũi Né, TP Phan Thiết mấy hôm nay liên tục trúng bạch tuộc, mỗi ghe đánh được hơn 100 kg mỗi ngày.
Người dân đưa bạch tuộc vào bờ để bán cho thương lái, sáng 17/9. Ảnh: Việt Quốc
Sáng 17/9, anh Nguyễn Thịnh cùng 3 bạn thuyền tấp ghe vào khu vực bến cá bãi sau Mũi Né bán hàng sau một ngày một đêm ra khơi. Ghe anh đánh gần 100 kg bạch tuộc, người dân thường gọi là "mực dái".
Anh dùng thuyền thúng trung chuyển vào bờ bán tại chỗ cho thương lái với giá 80.000 đồng một kg. "Ngoài mực dái, anh em còn bắt được thêm một ít cá, chuyến này được hơn 9 triệu", anh Thịnh cho biết.
Ghe của ngư dân Huỳnh Văn Hai cùng vừa cập bến Bãi Sau. Ông và 6 bạn thuyền đưa hơn 120 kg bạch tuộc vào, thương lái đến hỏi mua ngay. "Chuyến này đi hai ngày được hơn 10 triệu, trừ phí tổn, chia mỗi người cũng được gần một triệu", ông nói.
Ông Hai cho biết, vụ cá nam (từ tháng 4 đến tháng 9 Âm lịch) là vụ đánh bắt chính ở xứ biển Phan Thiết. Mùa mưa, nguồn thức ăn dồi dào, nên nhiều loại loại hải sản sinh trưởng mạnh. Trong đó, bạch tuộc thường rộ trong thời điểm gần cuối vụ.
Bạch tuộc được đổ ra giỏ để cân bán cho thương lái tại Mũi Né. Ảnh: Việt Quốc
Chị Đinh Thị Hương, người chuyên thu mua bạch tuộc tại Mũi Né cho biết, đợt này, bạch tuộc vào khá nhiều, mỗi ngày chị mua được hơn một tấn. "Bình thường giá 100 đến 120 nghìn một ký, nhưng nay rẻ hơn đôi ba chục, chỉ còn khoảng 80 nghìn một ký", chị Hương nói.
Theo chị Hương, lượng hàng nhiều, nhưng hầu hết các nhà hàng, quán nhậu ở Phan Thiết đóng cửa, các cơ sở chế biến xuất khẩu giảm công suất, thị trường các tỉnh phía Nam cũng tiêu thụ chậm do ảnh hưởng dịch bệnh, vì vậy giá rẻ hơn.
Tuy giá thấp, nhưng bù lại lượng đánh bắt được nhiều, nên ngư dân vẫn có thu nhập tốt, mỗi bạn thuyền được chia từ vài trăm nghìn đến triệu đồng sau một ngày đêm đánh bắt. "Dù gì mấy hôm nay được ra khơi, có đồng vô đồng ra là anh em mừng lắm rồi", ngư dân Trần Khiêm bày tỏ.
Thương lái mua bạch tuộc trên bến cá Bãi Sau, Mũi Né. Ảnh: Việt Quốc
Phường Mũi Né có trên 650 tàu thuyền đánh bắt hải sản với hơn 1.000 lao động. Hơn một tháng nằm bờ do phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch, từ ngày 8/9, nhiều ghe thuyền ở Mũi Né được ra khơi trở lại.
"Mùa bạch tuộc rộ, nên phần đông các ghe làm nghề lưới giã đều đánh bắt loại đặc sản này, cho thu nhập khá", ông Phạm Quốc Bảo, Phó chủ tịch UBND phường Mũi Né cho biết.
Bạch tuộc là đặc sản nổi tiếng của xứ biển Mũi Né - Phan Thiết. Chúng được dùng để làm nhiều món ngon, như: Bạch tuộc hấp, nướng sa tế, nhúng giấm, nhúng mẻ hoặc làm gỏi, bún, lẩu bạch tuộc.
Hàu rớt giá, ngư dân 'chôn' tiền dưới biển Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hàu liên tục rớt giá, nhất là trong năm 2021. Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được biết đến với đặc sản hàu Thái Bình Dương, với khoảng 2.500 ha diện tích, là vùng hàu lớn nhất trong cả nước. Trong những năm qua nhuyễn thể này đã mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân....