Ngư dân Phan Thiết xuất hành trúng ghẹ
Các thuyền thúng đánh bắt gần bờ ở Phan Thiết trúng ghẹ trong chuyến xuất hành đầu năm Tân Sửu, thu nhập 2-3 triệu đồng mỗi người.
Mùng 3 Tết (14/2), bến cá cầu Tàu trước làng chài Tiến Đức nhộn nhịp sau nhiều ngày nghỉ. 6h, thuyền thúng từ ngoài biển bắt đầu trở về bờ, ngư dân tập trung gỡ lưới để bán chợ sớm.
Anh Phạm Văn Dũng gỡ ghẹ ra khỏi lưới. Ảnh: Việt Quốc.
Những con ghẹ lớn hơn bàn tay đang cựa quậy trong lưới của ngư dân Phạm Văn Dũng (phường Đức Long). Anh gỡ ra, bỏ vào giỏ lưới nằm âm dưới nước. Mỗi con được buộc dây thun néo cặp càng tránh bị gãy khi chúng cựa quậy. 6 ký ghẹ và gần chục ký cá lưới tươi rói được anh chuyển ra khỏi thúng, cân bán ngay tại bến hơn 3 triệu đồng.
“Một mình một thúng, ra đánh hôm qua, sáng nay vào, hai ngày được như vậy là quá trúng”, anh Dũng hồ hởi.
Kề đó, tấm lưới trong thuyền thúng của anh Nguyễn Duy Út (xã Tiến Thành) cũng dày ghẹ và cá. 7 giờ mùng 2 Tết, anh Út xuất hành thả lưới cách bờ chừng 3-4 hải lý, hai tiếng sau vào bờ lại. Khuya, anh chạy thúng ra thu lưới và rạng sáng mùng 3 vào bờ.
Ngư dân Nguyễn Văn Út đưa số ghẹ vừa đánh được vào bờ bán. Ảnh: Việt Quốc.
Video đang HOT
Ghẹ và cá dính lưới quá nhiều, anh Út gỡ không kịp, phải nhờ người nhà xuống giúp. Được gần chục ký ghẹ, anh bán ngay tại bến được hơn 2,5 triệu. “Ngày xuất hành trúng lớn, anh em bổn đạo ở đây ai cũng vui”, anh Út nói.
Cũng vừa vào bến sáng nay, ông Mai Văn Vinh, ngư dân phường Đức Long đánh được 7 ký ghẹ loại lớn cùng hơn chục ký cá mòi, cá đục… Trừ phí tổn chưa đầy 100.000 đồng tiền dầu, chuyến này ông Vinh lời 3,3 triệu đồng.
“Xuất hành lấy ngày cho vui nhưng không những tôi mà nhiều người khác cũng kiếm được vài triệu trong chuyến này”, ông Vinh nói và cho biết những ngày tới ngư dân tiếp tục ra khơi vì ghẹ đang xuất hiện dày đặc ở vùng biển Phan Thiết.
Ghẹ sống loại lớn bán tại bến Cầu Tàu (Phan Thiết) giá 350.000 đồng một ký. Ảnh: Việt Quốc.
Khác với bến cảng Phan Thiết, bến cầu Tàu tập trung phần đồng thuyền thúng đánh bắt gần bờ, mỗi người đi một thúng. Hàng ngày, tại bến có hơn trăm thuyền thúng hành nghề về bến bán hải sản, phục vụ nhu cầu ngày Tết.
Đánh gần bờ nên cá và ghẹ đưa vào rất tươi, đa phần còn sống, ngư dân bán ngay cho những người buôn mang đi tiêu thụ khắp các chợ ở Phan Thiết và vùng lân cận. Ghẹ lớn có giá 350.000 đồng, ghẹ nhỏ 200.000 đồng, cá lưới (đủ loại) giá từ 50.000-150.000 đồng một ký…
Đêm kinh hoàng trên tàu câu mực
Theo lời kể của ngư dân, 27 người trên tàu câu mực bị một tàu hàng đâm gãy đôi. Một người mất tích, một người bị thương nặng, rồi cũng không qua khỏi. Sau đó thi thể cũng mất tích trên chiếc thuyền thúng giữa biển.
Ngày 3/9, chiếc tàu câu mực số hiệu QNg 95618 TS do ngư dân Bùi Văn Nghĩa (52 tuổi, ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ xuất bến ra khơi mang theo 27 bạn chài.
Ngư dân Ngô Văn Hoa (xã Bình Chánh, Bình Sơn) kể lại: Khoảng 3h sáng 9/9, tại vùng biển cách đảo Phú Quý khoảng 82 hải lý, khi các thuyền viên đang say giấc sau một ngày lao động mệt nhọc, một tiếng "ầm" vang lên, mọi thứ lộn nhào. Tàu câu mực bị một chiếc tàu hàng đen trũi khổng lồ đâm gãy làm đôi, hất toàn bộ ngư dân đang ngủ xuống biển. Chưa đầy một phút, tàu cá chìm.
Cố lật ngửa một chiếc thúng, những ngư dân ráng sức hô nhau bám vào. Một người leo lên thúng tát cạn nước, để cho cả chục người leo lên. Sợ thúng chìm vì người đông quá, mọi người cố gắng lặn tìm thêm được chiếc thúng khác, lật lên rồi tát cạn nước. Đếm lại thì chỉ còn 25 người, thiếu 2 người, anh em lại xuống biển tìm kiếm. Hồi lâu thì vớt được ông Đỗ Văn Phúc (53 tuổi, ở Bình Chánh, Bình Sơn). Ông Phúc bị thương nặng, bám vào được dàn phơi mực thì sức đã yếu hẳn.
Người còn lại là ông Bùi Văn Lượng (45 tuổi, ở Bình Chánh), thì suốt hai giờ tìm không thấy. Lúc này nhìn xa xa thấy le lói ánh sáng đèn của một tàu cá khác, 25 ngư dân thay nhau chèo thúng. Trên chặng đường chèo thúng 6 hải lý tìm đến tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên, ông Phúc đã tắt thở.
Phong tục của ngư dân là không để người chết trên tàu, nên ngư dân đã đặt thi thể ông Phúc trên chiếc thúng buộc dây kéo theo sau tàu cá cứu nạn. Nhưng rồi, sóng lớn, khi mọi người phát hiện thì chiếc thúng đã bị chìm, thi thể của ông Phúc cũng mất tích. Sau đó, các ngư dân được tàu cứu hộ ra đón, sơ cứu và đưa vào bờ...
Trong ngôi nhà tuềnh toàng nơi xã Bình Thạnh, bà Đỗ Thị Hà, vợ thuyền viên Đỗ Văn Phúc cho biết, đây là lượt đi biển thứ 3 của ông Phúc từ đầu năm 2020. Ông Phúc dự định kiếm thêm ít tiền về sửa lại nhà rồi nghỉ vì đã đến mùa biển động.
Chằng chịt vết khâu trên đầu ngư dân trẻ Bùi Văn Hậu. Ảnh: H.T
Rời nhà ông Phúc, chúng tôi đến nhà của ngư dân Bùi Văn Lượng, người bị mất tích ngay sau khi tàu bị đâm chìm. Vợ ông Lượng là bà Đặng Thị Thúy Quả (41 tuổi), nằm bẹp trong nhà, không đủ sức gượng dậy sau biến cố. Ông Lượng không về, với nghề may gia công bấp bênh, bà Quả một nách nuôi hai đứa con, đứa lớn 18 tuổi, đứa nhỏ 10 tuổi.
Mất người, trắng tay
Ông Ngô Văn Hoa ngồi im lìm ở một góc hội trường xã. Cái chân bị thương cùng với thương tích nhiều nơi khác trên cơ thể khiến ông khó khăn khi di chuyển. Ông bị đa chấn thương, bác sĩ yêu cầu nhập viện nhưng ông không nghe.
"Đây là phiên biển ám ảnh nhất đời tôi từ trước đến nay. Mình còn sống, được trở về nhà với gia đình là phước phần lớn nhất rồi. Mình ở đây, nhưng còn anh em của mình, họ nằm lại nơi biển sâu. Đi 27, về có 25...", ông Hoa nói.
Ông Hoa không nén được nước mắt khi kể về các bạn chài đã bỏ mình trên biển
Từ ngày xảy ra sự cố, ông Bùi Văn Nghĩa, chủ tàu câu mực như người mất hồn. Em ruột của ông là Bùi Văn Lượng bị sóng cuốn mất tích, bạn tàu người chết, người bị thương... rồi con tàu trị giá 3 tỷ đồng, tài sản bao nhiêu năm tích cóp cũng vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi.
Trên tàu hôm ấy có 4 người anh em ruột của ông Nghĩa, là Bùi Văn Thu, Bùi Văn Chính, Bùi Văn Lực, Bùi Văn Lượng, chưa kể nhiều anh em bà con trong dòng họ và xóm giềng xung quanh. "Đây là phiên cuối cùng trong năm nhưng giờ tàu chìm rồi, trắng tay mà nợ nần còn chưa trả, không biết tính làm sao...", ông Nghĩa nói.
Trước Tết nguyên đán 2020, tàu của ông Nghĩa va vào đá nên phải thay vỏ hết 500 triệu đồng. Sau phiên biển thứ nhất, ông nâng cấp máy tàu lên, tốn thêm 800 triệu đồng. Sau đó, để tàu được đăng kiểm, sửa chữa thêm 200 triệu đồng nữa. Đợi hoài không thấy cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận, ông lại ra biển với hy vọng kiếm thêm thu nhập, vì mùa biển động đã cận kề.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, cho biết: "Chính quyền rất cảm thông và tìm mọi cách để hỗ trợ gia đình ngư dân gặp nạn. Nhất là đối với họ Bùi, vì dòng họ này có quá nhiều tổn thất. Riêng đối với chủ tàu cá, địa phương cũng sẽ cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho ông tiếp tục vươn khơi bám biển".
Liên quan đến vụ tàu câu mực QNG 95618 TS của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm, ngày 11/9, ông Nguyễn Tăng Bính, Phó chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ tàu gây tai nạn cho tàu QNG 95618 TS.
Tình hình Covid-19 tại TP.HCM hôm nay 13.2: Lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng Tình hình Covid-19 tại TP.HCM hôm nay 13.2 (mùng 2 Tết Nguyên đán Tân Sửu), cơ quan y tế đã lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho các tiểu thương đang buôn bán tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức Tình hình Covid-19 tại TP.HCM hôm nay 13.2: Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM...