Ngư dân Nghệ An thu gần 680 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản
Trong 3 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được 33.711 tấn hải sản, giá trị kinh tế ước đạt gần 680 tỷ đồng, tăng 116,54% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những tháng đầu năm, nhiều tàu cá của ngư dân Nghệ An đánh bắt được nhiều hải sản. Ảnh: Xuân Hoàng
Mặc dù trong 3 tháng đầu năm thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng bà con ngư dân trên địa bàn Nghệ An đã tích cực bám biển, sản lượng đánh bắt hải sản đạt cao.
Một số địa phương có sản lượng đánh bắt cao, như: Thị xã Hoàng Mai đạt sản lượng hơn 12.000 tấn, huyện Quỳnh Lưu trên 9.000 tấn, tiếp theo đó là Diễn Châu, Nghi Lộc.
Video đang HOT
Nổi bật trông số đó có xã Quỳnh Long, Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải (Quỳnh Lưu); Quỳnh Lập, Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) là những địa phương có số tàu thuyền to, máy lớn nhiều, sản lượng đánh bắt trong 3 tháng đạt cao nhất.
Nhộn nhịp mua bán hải sản tại các cảng cá trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Xuân Hoàng
Theo số liệu của Chi cục Thủy sản, 3 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng hải sản đánh bắt được của Nghệ An đạt 33.711 tấn. Trong đó, tôm 51 tấn, mực 473 tấn, ghẹ 120 tấn, cá chọn 5.033 tấn, cá xô 12.369 tấn, cá tạp trên 14.000 tấn… tổng giá trị ước đạt trên 678 tỷ đồng, tăng 116,54% so với cùng kỳ năm trước, đạt 19,83% so với kế hoạch năm.
Nghệ An hiện có 3.510 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 1.593 tàu công suất máy trên 90 CV, với gần 20 nghìn lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển.
Xuân Hoàng
TT-Huế: Có hiện tượng tôm phát sáng vào ban đêm
Tại Huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), qua kiểm tra tại một số ao nuôi đã phát hiện hiện tượng tôm phát sáng vào ban đêm.
Vùng phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, nước khá cạn nên khó khăn cho người dân khi bơm nước vào ao nuôi. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, tôm thả nuôi khoảng 30 ngày kích cỡ 4-6 cm có hiện tượng phát sáng vào ban đêm. Người dân sử dụng thuốc Iodine để xử lý dịch bệnh nhưng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nguy cơ lây lan diện rộng.
Kiểm tra tôm nuôi vừa thả chừng 1 tháng.
Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo, để đảm bảo việc phòng trị bệnh có hiệu quả, người nuôi nên test mẫu (tôm, nước), tìm nguyên nhân chính xác; từ đó có các giải pháp tốt nhất trong sử dụng các loại thuốc, hóa chất phù hợp (nằm trong danh mục được dùng, liều lượng, thời gian); điều chỉnh các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở giới hạn thích hợp và chế độ cho ăn hợp lý...
Tại cửa biển Tư Hiền bắt đầu xuất hiện cá kình (cá rò) giống, kích cỡ 1 -1,2 cm. Dự báo một vài tuần đến, cá kình giống sẽ xuất hiện đại trà. Nguồn cá giống này hàng năm thường dồi dào phục vụ nuôi xen ghép vùng đầm phá. Tuy nhiên, bà con không nên thả nuôi mật độ quá cao; tùy điều kiện môi trường của từng vùng địa phương để thả nuôi, tránh thả ở vùng độ mặn quá thấp.
Môi trường hiện nay khá phù hợp cho việc thả nuôi thủy sản nên người dân huyện Phú Lộc đã tăng cường cải tạo và lấy nước vào ao để thả nuôi. Tại các vùng Tân Lập, thị trấn Sịa (Quảng Điền), Cồn Tè, xã Hương Phong (TX. Hương Trà) có độ kiềm thấp nên khi lấy nước vào ao, bà con cần bón vôi Dolomite với liều lượng 15-20 kg/1.000m3 vào ban đêm nhằm tăng và ổn định độ kiềm của nước trong ao nuôi.
Hoàng Thế
Nước mặn tấn công, cá lóc tuột nhớt chết tràn lan ở Trà Vinh Ngày 1-4, Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, từ đầu năm đến nay hàng trăm hộ dân trong tỉnh thả nuôi được hơn 42,3 ha cá lóc với số lượng giống 21 triệu con, sản lượng thu hoạch bước đầu hơn 10.918 tấn; nhưng do ảnh hưởng hạn mặn khiến hàng chục tấn cá bị thiệt hại... Từ đầu năm...