Ngư dân làm bánh dày 2 tấn dâng thần Độc Cước
Bánh dày nặng hơn 2 tấn được người dân làng chài Trung Lương (Thanh Hóa) làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công, dâng lên vị thần Độc Cước với mong ước một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.
Chiếc bánh dày nặng hơn 2 tấn tại Lễ hội đền Độc Cước. Ảnh: L.H.
Ngày 12/3, hàng trăm người dân kéo về làng Trung Lương (phường Trung Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa) tham dự nghi lễ rước bánh dày – nghi thức nằm trong lễ hội đền Độc Cước diễn ra vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm.
Đây là lễ hội truyền thống của người dân làng chài Trung Lương hàng trăm năm nay với mong ước cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ngư dân ra khơi gặp nhiều may mắn, tôm cá đầy khoang.
Khác với những năm trước bánh dày được làm thành từng chiếc nhỏ, năm nay người dân làng Trung Lương quyên góp kinh phí làm một chiếc bánh dày cỡ lớn, nặng hơn 2 tấn để dâng lên vị thần “một chân” (Độc Cước).
Chiếc bánh quá lớn khiến ban tổ chức phải dùng máy cầu mới có thể nâng lên. Ảnh: L.H.
Bánh được làm từ 1,8 tấn gạo nếp, cố định trong khung sắt đường kính 2,17m, cao gần 1m. Sau hơn hai ngày, bánh đã hoàn thành và hôm nay được chuyển từ đền Đề Lĩnh (làng Trung Lương) lên đền Độc Cước để hành lễ.
Ông Hoàng Khắc Nhu, Phó chủ tịch thị xã Sầm Sơn cho hay, đây là chiếc bánh dày lớn nhất ở Thanh Hóa từ trước đến nay. Ban tổ chức đã phải dùng xe cẩu mới có thể đưa bánh khổng lồ đến chân đền Độc Cước.
Video đang HOT
Hàng trăm người dân địa phương đổ về chân đền Độc Cước tham dự nghi thức rước bánh và tế lễ. Ảnh: L.H.
Đền Độc Cước thờ thần Độc Cước (nghĩa là một chân) – một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền nằm trên đỉnh núi Hòn Cổ Giải thuộc dãy Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn. Đền Độc Cước gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ tự xẻ đôi thân mình để vừa đánh quỷ biển ngoài khơi, vừa đánh giặc trong đất liền cứu dân làng trong cơn lâm nguy.
Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, đã nhiều lần trùng tu. Năm 1962, đền được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Tượng thần Độc Cước làm bằng gỗ và chỉ có một tay, một chân.
Lê Hoàng
Theo VNE
Điều ít người biết về "bức tường" chắn bão cho làng chài
Làng chài ven biển Trung Lương (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định) thường xuyên bị triều cường đe dọa, thế nhưng người dân nơi đây vẫn bám biển, an cư, nhờ "bức tường" là hàng cây tra sừng sững trước phong ba, bão tố, để chắn bão cho người dân làng chài...
Cây tra (còn gọi là cây nho biển) có tác dụng chắn bão tố giữ bình yên cho làng chài Trung Lương (xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định).
Nhiều thế hệ người dân làng chài ven biển Trung Lương (thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến) đã sống chung với cảnh triều cường đe dọa khi mùa mưa bão đến.
Người dân ở đây cho biết, trận cuồng phong năm 1975 đã lấy đi nguyên cả lớp nhà sát mép biển. Cho nên, khi mùa mưa bão đến việc "chạy bão" trở thành cơm bữa. Những lúc như vậy, ưu tiên sơ tán người già, trẻ em và phụ nữ lên hàng đầu. Thế nhưng, người dân ở đây cũng cho biết, nếu không có hàng cây tra sừng sững đứng trước gió bão, bao bọc cho làng chài thì chẳng có ai dám bám trụ lại sinh sống.
Ông Nguyễn Thanh Dũng, phó thôn Trung Lương, cho biết: "5 năm qua, triều cường uy hiếp làm sập và tốc mái cả 10 ngôi nhà, mỗi năm nước biển lại xâm thực vào một ít. Vì vậy, nỗi lo mất nhà, chạy bão vào mùa mưa vẫn luôn ám ảnh người dân nơi đây. Khi có mưa bão lớn, địa phương phải xuống vận động bà con đến nơi an toàn tránh trú bão. Có những năm triều cường tấn công phải huy động lực lượng của huyện, dân quân của xã cùng với địa phương và nhân nhân dùng bao xi măng chứa cát đắp để chắn triều cường".
Để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân vùng nguy cơ bị triều cường uy hiếp, năm 2000, UBND xã Cát Tiến và ngành chức năng huyện Phù Cát còn xây dựng khu tái định cư mới cho 150 hộ dân có nguy cơ bị triều cường. Tuy nhiên, sau 16 năm chỉ khoảng 20 hộ chuyển đến nơi ở mới, còn phần lớn các hộ dân vẫn bám trụ, bất chấp hiểm nguy.
Cây tra còn tạo cảnh quan rất đẹp cho các khu du lịch ven biển
Ông Nguyễn Văn Lang (62 tuổi, thôn Trung Lương) cho biết: "Biết là ở đây nguy hiểm nhưng vì điều kiện khó khăn, không đủ tiền xây nhà mới nên người dân đành chấp nhận ở lại. Tuy nhiên, sở dĩ người dân bám trụ được ở đây suốt mấy chục năm qua là nhờ hàng cây tra cổ thụ che chắn gió bão, không thì nước biển đã xâm lấn sâu vào nhà cửa lâu rồi".
Theo người dân vùng biển Trung Lương, cây tra chịu được môi trường biển, chịu gió mặn, đất cát, nắng nóng, khô hạn, bão tố, hiện tượng cát bay... nên loài cây này rất phù hợp cho các vùng ven biển. Cây tra cũng có thể trồng làm bóng mát cho các tuyến đường, làm cảnh quan cho các khu du lịch sinh thái ven biển.
"Vừa rồi, nhiều người đổ xô về thôn hỏi mua cây tra với giá 200-500 ngàn đồng/cây. Họ nói mua để trồng dọc biển khu du lịch, nghỉ dưỡng FLC (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn) nhưng chúng tôi không chịu bán. Mấy chục năm qua, người dân làng chài Trung Lương bám trụ được nơi đây là nhờ hàng cây tra trước biển chắn gió bão, bảo vệ sự sống bình yên cho người dân" - bà Tám, thôn Trung Lương chia sẻ.
Cây tra không chỉ có tác dụng chắn cát, chắn gió bão, trái cây tra lúc còn xanh có vị chua và thanh chát, nhưng chín có vị chua ngọt, ăn rất thú vị. Mỗi mùa tra, người dân còn hái trái chín bán với 10.000 đồng/kg. Quả tra còn có thể làm mứt, ngâm rượu. Gỗ cây trị đái dầm, hạ nhiệt...
Trái cây tra khi chín ăn có vị chua ngọt, người dân làng chài Trung Lương còn hái bán cho những người thích của lạ
Người dân vùng biển Trung Lương gọi cây tra chính là cây nho biển (danh pháp hai phần: Coccoloba uvifera) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ rau răm, bộ rau răm. Cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây gỗ lớn, cao từ 10-20m, thân cong queo, phân cành thấp. Tán lá rộng, lá đơn mọc cách, bóng, phiến tròn, gốc hình tim kích thước 12-15cm. Cây được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới.
Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều dọc bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận và một số các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhằm mục đích chắn gió, chắn cát...
Hàng tra cổ thụ như tấm lá chắn vững chắc bao bọc bảo vệ bình yên cho người dân làng chài Trung Lương
Trước mỗi nhà dân ven biển Trung Lương thôn Trung Lương đều trồng cây tra để hạn chế sóng gió, triều cường uy hiếp
Cây tra bảo vệ làng chài, cho bóng mát
Hơn 40 năm qua, người dân Trung Lương bám trụ được là nhờ hàng tra đứng trước biển chắn gió.
Doãn Công
Theo Dantri
Ngày cuối tuần, trẻ đến trường tham gia ngày hội gói bánh chưng, bánh dày Nhiều phụ huynh ở TP.HCM tranh thủ ngày nghỉ cho con nhỏ đến trường... đón Tết sớm bằng việc tham gia gói bánh chưng. Được tự tay mày mò nguyên liệu, học cách gói bánh khiến các bé đầy hứng thú. Sáng ngày 17/01/2016, tại một trường mầm non quận Tân Bình, TP.HCM, gần 100 phụ huynh, học sinh đã có mặt tại...