Ngư dân Indonesia muốn chính phủ sớm phân định biên giới biển
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Hiệp hội ngư dân khu vực phía Bắc đảo Sumatra đã kêu gọi chính phủ nước này phân định rõ và thiết lập các mốc biên giới với Malaysia để ngăn chặn các vụ vi phạm biên giới trên biển của các ngư dân Indonesia.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: The Strategist)
Phó Chủ tịch Hiệp hội ngư dân khu vực phía Bắc đảo Sumatra, ông Nazli cho biết ngư dân ở đây hiện đang gặp khó khăn trong việc khai thác, đánh bắt hải sản vì không biết về biên giới và thường vô tình đánh bắt hải sản tại vùng biển của nước láng giềng Malaysia.
Chính quyền nước này đã nhiều lần bắt giữ các ngư dân Indonesia và đưa đến nhà tù ở Penang. Để tránh tái diễn những vụ bắt giữ tương tự, Chính phủ Indonesia nên đưa ra một giải pháp để khắc phục những vấn đề trên.
Video đang HOT
Cũng theo Hiệp hội ngư dân khu vực phía Bắc đảo Sumatra, các ngư dân bị bắt giữ thường đến từ những khu vực như Langkat, Deli Serding, Serdang Bedagai và Tanjung Balai. Họ khai thác cá ở vùng biển thuộc eo biển Malacca. Ngoài ra, các tàu đánh cá của ngư dân cũng không được trang bị radar để xác định các mốc biên giới giữa Indonesia và Malaysia.
Do vậy, Chính phủ Indonesia cần sớm có giải pháp cho vấn đề này và thực hiện việc bảo vệ về mặt pháp lý đối với các ngư dân ở Bắc Sumatra./.
Theo vietnamplus
Động thái kỳ lạ của Indonesia 1 tuần sau trận sóng thần khủng khiếp
Tim Costello, thành viên của tổ chức từ thiện World Vision, gọi thông báo này của chính phủ Indonesia là "rất kỳ lạ".
Cảnh tượng tan hoang ở Palu sau trận động đất sóng thần
Các nhân viên viện trợ nước ngoài đã lên đường đến đảo Sulawesi của Indonesia sau khi một trận động đất sóng thần tàn phá nơi đây hơn một tuần trước. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia vừa yêu cầu họ rời khỏi đất nước, Guardian đưa tin.
Nhiều cơ quan nước ngoài đã cử người đến Indonesia sau trận động đất tàn khốc ngày 28.9, gây ra một trận sóng thần. Số người chết chính thức là 1.944 người trong khi khoảng 5.000 người vẫn còn mất tích, được cho là đã chết.
Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia của Indonesia (BNBP) vừa ban hành quy định cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, trong đó có đoạn: "Các NGO nước ngoài điều động nhân sự nước ngoài được khuyên rút nhân sự ngay lập tức".
Thông báo làm dấy lên lo ngại rằng khả năng viện trợ của các NGO có thể bị cản trở.
Tim Costello, thành viên của tổ chức từ thiện World Vision, gọi thông báo này của chính phủ Indonesia là "rất kỳ lạ". Tim nói rằng điều này có nghĩa là nhân viên người Indonesia làm việc quá sức sẽ không được nhân viên nước ngoài hỗ trợ.
"Nhà báo nước ngoài được tự do đi lại và đưa tin, nhưng các nhân viên nhân đạo người nước ngoài mang cả kinh nghiệm lẫn viện trợ đến thì không được", Tim nói với ABC. "Họ bị mất tinh thần, họ bị loại bỏ, vì vậy điều này rất kỳ lạ".
Các nhà chức trách Indonesia đã bị chỉ trích vì mất nhiều thời gian trong việc cứu nạn và viện trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Sau thảm họa sóng thần, thành phố Palu mất điện và nước nhiều ngày, gây ra cảnh cướp bóc, xếp hàng dài mua xăng và hỗn loạn ở sân bay. Nhiều quốc gia như Úc, New Zealand và Anh đã đề nghị viện trợ cho Indonesia.
Quy định do chính phủ Indonesia vừa ban hành nhằm tới các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Các tổ chức lớn như World Vision, được đăng ký là tổ chức phi chính phủ địa phương ở Indonesia, được phép ở lại.
Theo Danviet
Chính phủ Indonesia cho phép hơn 1.200 tù nhân vượt ngục ở lại 1 tuần thăm người thân Chính phủ Indonesia cho phép 1.200 tù nhân vượt ngục sau thảm họa kép hôm 28/9 được ở lại thăm gia đình 1 tuần trước khi trở lại các trại giam. Ngày 1/10, ba nhà tù trên đảo Sulawesi, Indonesia thông báo khoảng 1.200 tù nhân trong các cơ sở giam giữ này đã vượt ngục, đào thoát sau trận động đất kèm...