Ngư dân đi lùi ‘kéo’ mặt trời lên
Khi mặt biển đang bị màn đêm bao bọc, ngư dân vùng biển ngang Hà Tĩnh đã í ới gọi nhau ra biển bủa lưới rùng, một loại hình đánh bắt hải sản gần bờ được gọi bằng cái tên quen thuộc – ‘ Nghề đi lùi’.
Theo các ngư dân ở đây, nghề lưới rùng là phương pháp đánh bắt bằng lưới gần bờ đã có từ hàng trăm năm nay. Ngư dân tại đây kéo lưới rùng quanh năm và không cố định vào ngày nào, thường kéo vào những ngày biển lặng, không gió và dựa vào con nước thủy triều.
Nghề lưới rùng không phải đối mặt nhiều với rủi ro, cũng chẳng cần đầu tư nhiều chi phí, kể cả phụ nữ và người cao tuổi cũng có thể tham gia kéo lưới
Gọi là nghề “đi giật lùi” vì những người kéo lưới phải quấn đai quanh thắt lưng, đầu dây đai gắn vào dây thừng phía trên tấm lưới. Khi kéo, ngư dân bám chặt hai tay vào dây lưới, mặt hướng ra biển, nghiêng người về phía sau, kéo giật lùi rê lưới từ biển vào bờ từng nhịp đều nhau theo con sóng.
Video đang HOT
Tiếng cười nói râm ran bên mỗi mẻ hải sản tươi ngon vừa được cất từ lòng biển cả.
Sản phẩm sau thu hoạch được ngư dân chia đều cho mỗi lao động tham gia kéo lưới.
Hành trình của một chuyến kéo lưới thường được kết thúc vào 5 giờ sáng khi mặt trời vừa nhô lên.
Sau một ngày lao động vất vả, bà con ngư dân thường chọn rặng phi lau sát biển để thưởng thức hải sản tươi sống cùng những người bạn và du khách.
Phú Yên nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' của EC
Ngày 15/6, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại, kết nối với ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương về kiểm soát khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên phát biểu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có hơn 4.100 tàu cá với khoảng 20.520 ngư dân tham gia khai thác thủy sản; trong đó, có khoảng 660 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác thủy sản vùng khơi. Thời gian qua, các lực lượng chức năng của tỉnh Phú Yên đã chú trọng thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác chống khai thác IUU.
Đặc biệt, công tác theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá thông qua hệ thống VMS được thực hiện triệt để. Nhờ đó, từ năm 2019 đến nay, không có tàu cá của Phú Yên vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Đây là những kết quả nổi bật trong nỗ lực chống khai thác IUU của tỉnh, góp phần cùng ngành thủy sản cả nước nỗ lực gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC).
Ngư dân thành phố Tuy Hòa phát biểu tại Hội nghị.
Tại buổi đối thoại, ngư dân Phú Yên bày tỏ phấn khởi khi 3 năm qua không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị xử lý và đồng thuận trong việc nỗ lực gỡ "thẻ vàng" của EC. Bên cạnh đó, ngư dân chia sẻ những khó khăn trên biển khi đối mặt với tàu lạ; việc nhắn tin từ tàu cá về bờ thường xuyên gặp trục trặc; xăng dầu, nguyên vật liệu, ngư lưới cụ tăng giá khiến chi phí chuyến biển tăng cao và mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ giám sát hành trình cho tàu cá dưới 15m...
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên Nguyễn Tri Phương cho biết, từ năm 2019 đến nay, Phú Yên không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Đây là nỗ lực rất lớn của ngư dân và cơ quan chức năng của tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2021 vẫn còn một số tàu cá tắt thiết bị hành trình, gây khó khăn cho công tác quản lý; việc báo cáo sản lượng, nhật ký khai thác, sự phối hợp của cơ quan chức năng và doanh nghiệp còn thiếu sót.
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP phát biểu tại Hội nghị.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP, để gỡ "thẻ vàng" của EC phải kiên quyết không để xảy ra một trường hợp nào vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài. Việc cần thiết phải làm là các địa phương giảm cường độ đánh bắt trực tiếp, nâng cao giá trị sản phẩm đánh bắt thông qua các phiên đấu giá để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. VASEP cũng đang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngành thủy sản số hóa hệ thống dữ liệu minh bạch từ ngư dân đến doanh nghiệp vì đây là giải pháp quan trọng để EC gỡ "thẻ vàng" đối với Việt Nam.
Trước đó, đoàn công tác của VASEP đã làm việc với Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý cảng cá tỉnh Phú Yên về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU. Qua đó, nắm bắt tình hình hoạt động, những thuận lợi, khó khăn trong công tác chứng nhận thủy sản khai thác và các nhiệm vụ chống khai thác IUU; công tác kiểm tra tàu cá xuất, cập bến, ghi chép, đo lường sản lượng, loài hải sản khai thác cập bến, xác nhận nguyên liệu và các nhiệm vụ chống khai thác IUU. Đoàn công tác của VASEP cũng đã gặp gỡ các công ty thủy sản để trao đổi, hỗ trợ tổ IUU của các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện các tài liệu, hồ sơ, quy trình, thủ tục và thực tế thực thi công tác IUU...
Khu bảo tồn biển Hòn Mun tan hoang: Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu báo cáo Liên quan đến vụ việc khu bảo tồn biển Hòn Mun, TP.Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, ngày 12.6, thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, Thường trực Tỉnh ủy vừa có văn bản chỉ đạo về việc này. Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa giao UBND tỉnh chỉ đạo việc kiểm tra làm rõ những...